Cập nhật:  GMT+7

Cần chung tay bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên nền tảng số

Dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, ủng hộ việc cơ quan nhà nước vào cuộc xử lý sai phạm trong hoạt động livestream quảng cáo bán hàng sản phẩm viên kẹo Kera do Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt có trụ sở tại T P. Hồ Chí Minh công bố và được sản xuất tại Công ty Cổ phần Asia Life ở Đắk Lắk. Việc làm này nhằm kịp thời ổn định dư luận xã hội và bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số. Cùng với cả nước, thời gian qua, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Trị cũng đang nỗ lực để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên nền tảng số.

Cần chung tay bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên nền tảng số

Theo quy định, người livestream bán hàng phải xác thực tài khoản bằng số định danh cá nhân để quản lý chất lượng hàng hóa -Ảnh:chụp màn hình

Cụ thể, sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01), Bộ Công an tiến hành điều tra, xác định: Sản phẩm thực phẩm bổ sung Kera SuperGreens Gummies (thường được gọi là kẹo Kera) là của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt, do Công ty Cổ phần Asia Life sản xuất là “hàng giả” và đã được Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt bán 135.325 hộp kẹo Kera ra ngoài thị trường trong thời gian từ ngày 12/12/2024 đến ngày 19/3/2025, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người tiêu dùng.

Ngày 3/4/2025, C01 đã khởi tố vụ án hình sự “Sản xuất hàng giả là thực phẩm” và “Lừa dối khách hàng” liên quan đến Công ty Cổ phần Asia Life và Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt, xảy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đắk Lắk.

Cùng ngày, C01 cũng khởi tố bị can đối với những người liên quan về tội “Sản xuất hàng giả là thực phẩm” và tội “Lừa dối khách hàng”.

Ngay tại tỉnh Quảng Trị, hiện tượng livestream bán hàng với các sản phẩm do cá nhân, cơ sở tự làm hay đối tác phối hợp sản xuất nhưng không đúng với những thông tin ghi trên nhãn mác, bao bì cũng đã từng diễn ra. Đã có không ít khiếu nại về chất lượng hàng hóa khiến người livestream bán hàng phải chủ động giải quyết êm đẹp.

Chị Nguyễn Thị X. ở huyện Triệu Phong livestream bán các sản phẩm được cho là đạt chất lượng an toàn thực phẩm. Khi được hỏi dựa vào đâu để công bố như vậy thì chị thật thà thừa nhận: sản phẩm do nhà làm và mua lại người quen sản xuất nên tin rằng bảo đảm điều kiện chất lượng, chứ chị chưa hề gửi hồ sơ đề nghị các cấp, cơ quan chức năng công nhận sản phẩm của chị đảm bảo các tiêu chí cần thiết để được gọi là hàng an toàn.

Còn chị Trần Thị D. ở huyện Gio Linh livestream bán thịt gà, vịt nuôi theo hướng hữu cơ, nhưng khi người tiêu dùng sản phẩm phản ánh chất lượng kém, thịt không ngon thì chị thừa nhận hôm đó bận việc nên ra chợ mua cho kịp để giao khách hàng, chứ không có thời gian tìm mua được vịt, gà tự nuôi trong vườn của các gia đình. Trên đây là hai trong nhiều câu chuyện livestream bán hàng không đảm bảo chất lượng đã diễn ra trên địa bàn.

Livestream bán hàng hiện nay là một kênh quảng bá được nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng, thu hút rất nhiều lượt xem, mua hàng, vì thế doanh thu rất lớn.

Các sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng tìm mua nhiều nhất là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm phục vụ cuộc sống hằng ngày như gạo hữu cơ, các sản phẩm hữu cơ khác từ trồng trọt, chăn nuôi. Một luật sư tại Quảng Trị cho biết, sự bùng nổ của livestream bán hàng xuất phát từ sự thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng, nhất là những người trẻ, ưa chuộng sự tiện lợi và tin tưởng vào cách giới thiệu về sản phẩm của những người có tầm ảnh hưởng trong xã hội.

Tuy nhiên, chính sự thiếu kiểm soát trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng đã tạo kẽ hở cho các hành vi sai phạm. Hệ lụy của thực trạng này không chỉ dừng ở thiệt hại tài chính mà còn kéo theo sự nghi ngờ đối với các cá nhân, doanh nghiệp làm ăn chân chính, tác động xấu đến môi trường kinh doanh trực tuyến hiện đang ngày càng phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, an toàn đối với người tiêu dùng... .

Luật Thương mại 2005 và Luật Quảng cáo 2012 nghiêm cấm hành vi cung cấp thông tin sai lệch về chất lượng sản phẩm. Nghị định số 38/2021/ NĐ-CP của Chính phủ quy định mức phạt hành chính từ 60 đến 80 triệu đồng đối với các trường hợp vi phạm, thậm chí có thể truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng. Thời gian qua, lực lượng quản lý thị trường của tỉnh cùng các cơ quan chức năng liên quan đã phối hợp đẩy mạnh quản lý, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên nền tảng số.

Nhờ vậy đã hạn chế được tình trạng hàng hóa chất lượng kém bán ra thị trường qua các hoạt động livestream. Cùng với đó, lực lượng chức năng triển khai thực hiện tốt quy định về việc người sử dụng mạng xã hội livestream bán hàng phải xác thực tài khoản bằng số định danh cá nhân. Bảo đảm chỉ những tài khoản đã xác thực mới được đăng tải bài viết, bình luận, livestream và chia sẻ thông tin trên mạng xã hội, nên tình trạng livestream bán hàng chất lượng kém trên địa bàn cũng được hạn chế đáng kể.

“Tuy nhiên, với tính chất phức tạp, hoạt động mua bán trên nền tảng số gây không ít khó khăn cho lực lượng chức năng trong công tác trinh sát, theo dõi và kiểm tra xử lý. Vì vậy, ngoài các giải pháp kỹ thuật, cần sự phối hợp tốt hơn nữa của các lực lượng chức năng để giải quyết vấn đề này. Phải xem việc ngăn chặn các vi phạm trên nền tảng số không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành chức năng, mà còn là trách nhiệm chung của toàn xã hội”, đại diện lực lượng quản lý thị trường tỉnh cho biết.

Đặc biệt, cần xây dựng cơ chế kiểm duyệt nội dung livestream bán hàng và thông tin sản phẩm, trước khi đưa thông tin đến người tiêu dùng, người bán phải cung cấp đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, chất lượng sản phẩm.

Cùng với đó, người tiêu dùng cũng cần trang bị kiến thức đầy đủ cho mình để không bị cuốn theo những quảng cáo hoa mỹ, nên ưu tiên mua hàng ở các kênh bán hàng uy tín, có thông tin rõ ràng. Có như vậy việc bán hàng trên nền tảng số mới minh bạch, hiệu quả.

Tú Linh

Tin liên quan:
  • Cần chung tay bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên nền tảng số
    Chung tay bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

    Thời gian qua, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD) luôn được các cấp, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện bằng nhiều giải pháp. Qua đó, bảo vệ lợi ích chính đáng của NTD, nâng cao trách nhiệm của đơn vị sản xuất, kinh doanh, gia tăng giá trị của sản phẩm.

  • Cần chung tay bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên nền tảng số
    Cần tôn trọng, bảo vệ quyền của người tiêu dùng

    Người tiêu dùng là người mua, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và không vì mục đích thương mại. Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề tôn trọng, bảo vệ quyền của người tiêu dùng đang được xã hội đặc biệt quan tâm và cần được thực hiện tốt.


Tú Linh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Khó khăn bủa vây gia đình chị Hành

Khó khăn bủa vây gia đình chị Hành
2025-04-05 06:05:00

QTO - Chồng vừa mất vào giữa năm 2023 vì căn bệnh hen phế quản bẩm sinh, để lại một mình chị Võ Thị Thu Hành cùng 5 đứa con thơ dại ở thôn Dương Đại Thuận,...

Trao cơ hội sống đến với cộng đồng

Trao cơ hội sống đến với cộng đồng
2025-04-03 05:35:00

QTO - Từ năm 2000, ngày 7/4 hằng năm được chọn là Ngày Toàn dân hiến máu tình nguyện (HMTN). Sau 25 năm, hoạt động HMTN trong tỉnh đã nhận được sự quan tâm...

Kỹ sư điện 9X năng động, sáng tạo

Kỹ sư điện 9X năng động, sáng tạo
2025-04-02 06:30:00

QTO - Trẻ tuổi, ham học hỏi, sáng tạo, đó là những yếu tố giúp kỹ sư Trần Văn Thái (sinh năm 1992), hiện đang công tác tại Công ty Điện lực Quảng Trị đạt...

Lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện
2025-04-02 05:45:00

QTO - Thời gian qua, nhờ làm tốt công tác tuyên tuyền, vận động, nên phong trào hiến máu tình nguyện trên địa bàn huyện Triệu Phong luôn được lan tỏa rộng...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long