{title}
{publish}
{head}
Tuy mới được thành lập nhưng thời gian qua, Dự án “Cho em” đã có những hoạt động ý nghĩa, thiết thực hướng đến trẻ em vùng khó. Đằng sau các hoạt động để lại dấu ấn của dự án là bóng dáng của những học sinh, sinh viên giàu tâm huyết và tình yêu thương. Để biết rõ hơn về Dự án “Cho em”, phóng viên Báo Quảng Trị vừa có cuộc trò chuyện với em TRẦN NGỌC TÂM PHÚC, sinh viên Trường Đại học Y Hà Nội, Chủ nhiệm dự án.
Tiếp sức cho học sinh vùng biển
- Trước tiên, xin cảm ơn Tâm Phúc đã nhận lời mời phỏng vấn của Báo Quảng Trị. Được biết, Tâm Phúc và các thành viên Dự án “Cho em” vừa tổ chức thành công chương trình “Răng xinh cho em”. Đề nghị bạn giới thiệu về chương trình này?
- Em xin gửi lời chào đến độc giả Báo Quảng Trị. Xin cảm ơn quý báo đã quan tâm đến Dự án “Cho em” và chương trình mà chúng em vừa tổ chức mang tên “Răng xinh cho em”. Chương trình “Răng xinh cho em” là một hoạt động thiện nguyện của dự án, được tổ chức vào dịp đầu năm 2024. Chúng em đã chọn Trường Tiểu học và THCS Triệu Vân, huyện Triệu Phong, để tổ chức chương trình này.
Trong chương trình, các thành viên của dự án đã hướng dẫn học sinh vệ sinh răng miệng đúng cách, hiệu quả; tặng quà là những đồ dùng, vật dụng vệ sinh răng miệng; giao lưu văn hóa, văn nghệ... Thông điệp mà chúng em mang đến cho học sinh ở miền biển Triệu Vân là: “Hãy thường xuyên vệ sinh răng miệng đúng cách để có thể nở một nụ cười thật xinh xắn”.
- Điều gì thôi thúc các thành viên trong Dự án “Cho em” triển khai chương trình này?
- Là những người trẻ, chúng em luôn mong muốn làm điều gì đó có ý nghĩa cho cộng đồng. Chúng em cũng xác định rằng, nếu chưa thể làm ngay được những việc lớn thì ta nên khởi đầu bằng những việc làm nhỏ nhưng không kém phần ý nghĩa. Vì thế, trước khi chương trình “Răng xinh cho em” được triển khai, các thành viên trong dự án đã trao đổi, thảo luận rất nhiều.
Có nhiều ý tưởng được đưa ra như: tặng quà Tết cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng sân chơi; giáo dục kỹ năng sống... Tuy nhiên, đa phần ý tưởng không phù hợp với khoảng thời gian hạn hẹp mà chúng em có lúc đó và cũng chưa thực sự đạt tiêu chí phát triển bền vững mà dự án theo đuổi.
Trong lúc đang loay hoay với những ý tưởng, một bạn trong nhóm chia sẻ về tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Công việc hằng ngày, quen thuộc này đôi lúc, đôi nơi lại bị mọi người, đặc biệt là các em nhỏ vùng khó bỏ quên. Chính điều này đã gây ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của các em.
Không nói đâu xa, ngay một số thành viên trong nhóm cũng tự nhận mình đã phải chịu những cơn đau do sâu răng gây ra vì vệ sinh răng miệng chưa đúng cách hoặc thiếu kỹ lưỡng. Vì thế, chúng em không muốn các em nhỏ gặp phải vấn đề tương tự. Thấy đây là một ý tưởng hay, rất thực tế nên các thành viên trong nhóm đã thống nhất cao, cùng nhau chung tay, góp sức xây dựng chương trình “Răng xinh cho em”.
- Mong em chia sẻ về những tín hiệu vui mà chương trình này mang lại?
- Là nhóm bạn trẻ ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, việc tổ chức một chương trình quy mô không hề đơn giản đối với chúng em. Mọi khâu từ đưa ra ý tưởng, xây dựng chương trình, huy động quỹ... đến tổ chức sự kiện đều có những cái khó riêng. Tuy nhiên, điều khiến chúng em lo lắng nhất lại là không có được sự đón nhận, hợp tác của học sinh tham gia chương trình.
Thành viên Dự án “Cho em” chụp ảnh lưu niệm với các em học sinh Trường Tiểu học và THCS Triệu Vân - Ảnh: T.L
Thực tế, rất khó để giúp các bạn nhỏ hiểu được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng đúng cách, thích đánh răng và xây dựng thói quen tốt. Lo lắng là thế nên ai cũng rất vui khi chương trình “Răng xinh cho em” nhận được sự hưởng ứng cao.
Chúng em rất ấm lòng khi thấy các học sinh vùng biển vui vẻ xung phong trả lời câu hỏi; tập cách sử dụng chỉ nha khoa; nhận những món quà nhỏ... Sau chương trình, các em nhỏ còn hứa với các thành viên trong dự án sẽ đánh răng đều đặn hằng ngày và khi nào có răng đẹp sẽ khoe ngay.
- Trong thời gian tới, các em có tiếp tục nhân lên những tín hiệu vui ấy với chương trình “Răng xinh cho em”?
- Theo tìm hiểu của các thành viên trong dự án, hiện nay, có khoảng 90% trẻ em ở Việt Nam chưa biết đánh răng đúng cách. Trong các học sinh lớp 1, cứ 10 em thì có 2 em bị sâu răng. Vì thế, chúng em nghĩ rằng, những chương trình như “Răng xinh cho em” là rất cần thiết. Hiện tại, chúng em đang tiếp tục xây dựng kế hoạch, khảo sát để triển khai chương trình tiếp theo, dự kiến sẽ tổ chức trong dịp hè năm 2024 này.
Kết nối để trao yêu thương
- Nhắc đến chương trình “Răng xinh cho em”, không thể không nhắc đến những người làm nên chương trình ý nghĩa này. Đề nghị em chia sẻ về Dự án “Cho em”?
- Dự án của chúng em ra đời với mong muốn huy động sức trẻ để giúp các em nhỏ ở vùng khó thuộc tỉnh Quảng Trị. Hiện nay, dự án có 31 học sinh Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn và 15 cựu học sinh đang theo học tại các trường đại học trong nước tham gia.
Ngoài ra, các hoạt động của dự án còn thu hút sự tham gia của rất nhiều đại biểu, tình nguyện viên. Ngay sau khi ra đời, điều đáng mừng là Dự án “Cho em” đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, tư vấn đến từ nhiều người, đặc biệt là cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền, giáo viên bộ môn sinh học Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn.
- Em có thể thông tin rõ hơn về sự ra đời của dự án?
- Sau khi hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, em và các bạn cùng khóa muốn tổ chức một hoạt động gì đó lâu dài để hỗ trợ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn. Vào thời điểm ấy, chúng em nhận được những thông tin, sự gợi mở quý giá đến từ cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền về cuộc sống khó khăn, những ước mơ của trẻ em ở huyện vùng cao Hướng Hóa. Trước đây, cô Huyền đã có thời gian công tác ở huyện miền núi này nên hiểu khá rõ các em nhỏ cần gì, muốn gì...
Vì thế, chúng em đã xây dựng Dự án “Cho em” để cùng cô giáo góp hành động. Chương trình đầu tiên của dự án là xây dựng 2 sân chơi cho em ở xã Húc, huyện Hướng Hóa. Tại chương trình, chúng em cũng đã kết nối các nhà hảo tâm trao tặng nhiều áo quần, đồ chơi... cho các em nhỏ địa phương. Nhờ chương trình này, các thành viên trong nhóm đã có dịp gặp gỡ, giao lưu, kết nối để có thể tiếp tục cùng nhau làm nên nhiều điều ý nghĩa.
- Việc kết nối các bạn trẻ đang sinh sống, học tập ở những nơi khác nhau, trong đó có cả học sinh, sinh viên chưa bao giờ là chuyện dễ. Điều gì đã giúp các bạn thành công trong việc tạo dựng sự gắn kết để thực hiện mục tiêu chung?
- Thành viên của Dự án “Cho em” đều là những người con của quê hương Quảng Trị, còn rất trẻ, đang ở cái tuổi hăm hở bước vào đời. Chúng em không dư dả về tài chính, kinh nghiệm, kỹ năng... Tuy nhiên, tất cả thành viên đều có sức trẻ, sự tâm huyết, mong muốn cống hiến...
Ai cũng có niềm tin sâu sắc rằng mình có thể làm được một điều gì đó tốt đẹp cho quê hương, cho em thơ. Để làm được điều ấy, chúng em biết mình phải gắn kết với nhau. Hơn cả những bản cam kết, lời hứa, em nghĩ chính những điều trên đã trở thành sợi dây gắn kết chắc chắn giúp Dự án “Cho Em” ra đời và phát triển.
- Thời gian tới, em và các thành viên khác sẽ làm gì để phát triển Dự án “Cho em” cùng những hoạt động ý nghĩa mà dự án mang lại?
- Khi xây dựng Dự án “Cho em”, chúng em đã xác định những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Ai cũng nêu cao quyết tâm giúp dự án ngày càng phát triển, làm được và lan tỏa nhiều điều tốt đẹp. Vì vậy, chúng em đã, đang và sẽ tiếp tục lên ý tưởng để tổ chức những chương trình, hoạt động mới. Dự án “Cho em” cũng sẽ luôn mở rộng vòng tay, đón nhận những bạn trẻ cùng chí hướng. Chúng em rất mong nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân hảo tâm.
- Xin cảm ơn Tâm Phúc! Chúc Dự án “Cho em” ngày càng phát triển!
Tây Long (thực hiện)
QTO - Trong những năm qua, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh luôn chú trọng đến công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai bằng nhiều cách làm hay, hoạt động thiết...
QTO - Được giao nhiệm vụ bảo vệ và quản lý đoạn biên giới thuộc địa bàn “nóng” về các loại tội phạm trên tuyến biên giới khu vực phía Tây Quảng Trị, suốt...
QTO - Làm việc trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ, thời gian qua, cán bộ, nhân viên các tổ chức, dự án phi chính phủ nước ngoài hoạt động tại...
QTO - Với đặc thù là huyện miền núi có đường biên giới giáp với nước bạn Lào và đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống, dịp tết Nguyên đán Giáp...
QTO - Trở về sau những năm tháng dành một phần tuổi thanh xuân tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc cách đây hơn 30...
QTO - Những ngày đầu năm Giáp Thìn 2024, người dân và du khách thập phương đã dành thời gian du xuân, tranh thủ check-in những địa điểm du lịch hấp dẫn, ấn...
QTO - Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Dọc đường xuân quê hương Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản,...
QTO - Năm nay, Nguyễn Hồng Long (sinh năm 2002), sinh viên lớp Kỹ thuật xây dựng K12, Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị đón xuân mới vui tươi hơn. Trước...
QTO - Năm nay, mùa xuân dường như đến sớm hơn đối với các em: Trần Lê Thanh Trúc, Hoàng Minh Khôi và Hồ Thị Thúy Kiều. Sau nhiều nỗ lực, các em đã có những...
QTO - Nhiều năm sau này, mảnh đất Cam Lộ vẫn không ngừng thôi thúc tôi, cứ có dịp là tôi trở về ngồi bên sông Hiếu để nghe dòng sông kể chuyện về vùng đất...
QTO - Chúng ta từng ca ngợi đại thắng mùa Xuân 1975 như một chiến công hiển hách nhất trong thế kỷ 20, nhưng phải đến tháng 4/1976, với quốc dân đồng bào...
QTO - Không hiểu vì sao mà tên chợ, đi từ Bắc vào Nam, tôi thường thấy phần lớn chỉ có một chữ, ví như chợ Cầu, chợ Bầu, chợ Bạn, chợ Rồng, chợ Sàng, chợ...