
{title}
{publish}
{head}
QTO - Cuối năm, không khí lạnh tăng cường thổi những luồng gió vi vút bên ngoài. Tiếng lá khô rơi xuống bị cuốn đi loạt soạt trên sân. Thỉnh thoảng cũng nghe được những tiếng chim chíu chít vì gió lật xới cái tổ nào đó. Vườn nhà rộng và lắm cây, có cây vú sữa mùa này lá vẫn rậm nhất, chim thường đến trú. Mấy thanh niên choai choai đêm nào cũng mò tới soi pin, đưa cây ná bắn sỏi lên tàng cây.
Minh họa: L.N.D
“Mình không thể dọa nạt đuổi chúng đi được con ạ. Cái bọn bắn chim ấy, chúng nó cũng dữ tợn lắm. Khéo nó thù rồi cố ý bắn bể cửa kính nhà mình luôn ấy chứ”. Thôi thì trời không chịu đất, đất phải chịu trời. Biết thế nên hễ thấy ánh đèn pin rọi bên ngoài, mẹ lập tức đi đóng hết cửa chính cửa sổ, đề phòng đạn rơi sỏi lạc vào nhà nguy hiểm.
Chỗ bàn học của thằng cu có cửa sổ nhìn ra vườn. Mẹ đã khép lại, nhưng thằng cu tò mò, luôn mở chốt hé ra một khoảng hở đủ để vừa học vừa nhìn ra bên ngoài.
Một đêm, thằng cu mười tuổi đang ngồi học bài thì con chim sáo vụt bay vào nhà, đậu bên ngăn giá sách. Thoạt đầu thằng cu giật mình định hét lên, nhưng phát hiện ra là con chim nên nó giữ im lặng và chộp được. Một chân chim bị thương rướm máu, phát sỏi nào đó vừa sượt qua và nó đã thoát chết may mắn. Có thể tại đèn nhà sáng, chim lao đầu vào khe hở cửa sổ. Bên ngoài hai kẻ săn chim đi lại săm soi mặt cỏ, hồi lâu không tìm thấy gì chúng chửi tục mấy tiếng rồi bỏ đi.
“Mẹ ơi, con chim sáo”. Thằng cu mừng rỡ hét to.
Con chim sáo nghệ có cặp chân màu vàng nằm vừa trong tay thằng cu. Chắc là con sáo mới tập bay, loại này luyện nói tiếng người rất dễ. Thằng cu biết được điều này từ mấy đứa bạn. Và nó từng thèm có được một con chim sáo để dạy nói.
Mẹ từ dưới bếp đi lên mắng sao không lo học, bày đặt chim chóc làm gì, của ai cho? Thằng cu hớn hở trả lời chim vừa bay vào nhà mình. Nó bay vào đường cửa sổ này, chắc nó muốn làm bạn với con.
“Chim sa cá sẩy, điều xúi quẩy, thả đi con”. Mẹ mở cửa chính, đưa mắt ý bảo thằng cu bước ra ngoài thả cho chim bay. Tự dưng đang đêm hôm có mấy thứ vớ vẩn này lạc vào nhà là không hay đâu.
Thằng cu ngớ người không hiểu những gì mẹ nói, và nhất là không hiểu lý do buộc nó thả con chim. Mắt thằng cu ựng nước chực khóc.
“Nó bị thương rồi mẹ ơi. Giờ không bay được đâu”. Vừa nói thằng cu vừa xòe bàn tay, đúng là con chim nhỏ không nhấc mình lên nổi. Có lẽ cú bay vừa nãy từ cành cây vào nhà đã là đường bay gắng hết sức bình sinh rồi.
“Con cũng thích nuôi con chim này, nó là chim sáo nghệ đấy mẹ, con sẽ dạy cho nó biết nói”.
“Thôi được rồi, mày cứ nuôi đi, nhưng mẹ không mua cho cái lồng chim đâu đấy”. Nói xong mẹ đi xuống nhà dưới. Thằng cu lại ngồi buồn vì không biết lấy cái gì chứa con chim.
Thằng cu lẻn ra khỏi nhà đi mượn cái lồng. Quanh xóm thỉnh thoảng cũng có người nuôi chim cu, chim chào mào. Thằng cu định nhờ mẹ giữ giùm con sáo một lúc nhưng nó không tin tưởng, sợ mẹ sẽ đem con chim đặt ra đâu đó ngoài vườn. Thế là nó ôm theo con chim đi.
Lát sau thằng cu về, nước mắt giàn giụa, hai bàn tay không. Lồng chim không và con chim sáo cũng không. Nó kể cái chú nhà bên đã lấy mất con chim. Chú ấy bảo đấy là con sáo của chú bắt về nuôi mấy bữa nay rồi, hôm nay sổng lồng nó bay đi, giờ cho chú xin lại.
“Thế sao mày lại khóc, của người ta thì người ta nhận, mày tiếc nuối cái gì chứ”. Mẹ mắng.
Thằng cu vẫn chưa ngưng khóc. “Nhưng mà con biết con sáo không phải của chú ấy, vì nhà chú ấy cũng đâu có lồng chim. Con đứng chờ một lúc xem chú ấy đặt chim vào lồng nhưng chú đuổi con về”.
Mẹ trừng mắt.
“Mày ngu lắm, biết không phải của người ta thì đừng giao cho người ta. Cái thằng cha ấy tham lam khôn lỏi nhất xóm này”.
“Nhưng, mẹ dạy con đừng cãi người lớn mà. Chú ấy bảo như thế, con không dám cãi”.
“Giờ mày có muốn nuôi con sáo đó không? Muốn à. Thế thì mày sang bảo con chim đó mẹ cháu đã bắt được cả tháng nay”.
Thằng cu không chịu đi, úp mặt xuống bàn khóc rấm rứt.
Lát hồi thấy thằng cu cứ úp mặt lên bàn không nói gì như là giận dỗi, mẹ khoác thêm áo, mở cửa đi qua nhà bên xóm. Từ ngoài cổng, mẹ đã thấy gã hàng xóm ngồi nhâm nhi chén rượu một mình. Tới bậc cửa, gặp đứa bé gái đứng cầm cái quày xiu xíu, như là quày chim, vừa liếm vừa mút.
Mẹ lạnh người, giương mắt trân trân không thốt được lời nào. Gã hàng xóm nói vóng ra: “Chim gãy chân rồi đâu có sống được mà nuôi với nấng”.
Mùa lạnh, đến người già yếu còn không trụ nổi huống nữa là chim. Cái thứ chim non bị thương gặp lúc rét thế này chẳng chóng thì chầy cũng chết. Thôi thì coi như cái gã hàng xóm ấy đã giúp chim hóa kiếp. Cũng để mình khỏi thấy cảnh chim rũ xác trong nhà vài hôm nữa. Nghĩ vậy, mẹ cũng thấy chút nhẹ lòng mà về.
Thằng cu đã ngủ gục trên bàn, mẹ bồng nó đặt vào giường. Thấy động đậy, thằng cu lại mở mắt. Nhìn quanh không thấy con chim đâu, nó biết mẹ cũng chả đòi được chim về.
“Thôi ngủ đi con. Rồi mẹ sẽ kiếm cho một con sáo khác mà nuôi. Chứ chim bị thương rồi có chăm cũng không sống được đâu”.
Nói ra điều ấy để cho thằng cu yên tâm, nhưng mẹ biết mình cũng như gã hàng xóm, là người lớn lại đi lừa dối một đứa trẻ. Thế mà thằng cu có vẻ đỡ xót, hết cả buồn ngủ, mắt rói lên niềm vui.
“Rồi con sẽ dạy cho chú sáo biết nói”.
“Ờ. Nhưng nhớ câu nào càng ngắn thì sáo càng dễ thuộc. Mới đầu thì chỉ tập nói hai chữ thôi, như xin chào, cám ơn, có khách. Con định dạy nó nói gì?”.
“Muốn sống. Muốn sống”.
Bên ngoài gió vẫn rít, và tiếng chim kêu như van lơn trên mấy lùm cây bị xới tổ.
Hoàng Công Danh
Khi bóng nắng đổ về chiều, hàng sấu thôi vẻ ưu tư trầm mặc, cành lá bắt đầu phe phẩy rồi đu đưa theo làn gió. Từ trong những lùm cây cao bắt đầu văng vẳng ...
Mùa hè năm tôi lên 8, mẹ tôi đón tôi về nhà của mẹ trong khu văn công Cầu Giấy. Một chân trời mới mở ra với tôi là chân trời nghệ thuật, vì mẹ tôi là diễn viên ...
Cuối tháng Chạp, cậu con trai xách cái ba lô xuống thềm nhà, ngó quanh một chút, rồi đi. Bốn cái Tết nay, cậu chẳng ở nhà. Và cu cậu cũng chẳng cần báo cho cha ...
Hẹn hò mãi, đến khi chốt được thời gian thì Bảo đột ngột nhắn tin: “Sếu về! Sếu về!”, kèm theo đoạn video clip đàn sếu 7 con đang chao liệng trên cánh đồng ...
Mày cúi thấp đầu xuống, thầy đến gần rồi đấy. Chị thều thào nói với thằng Hên rồi cúi mọp người chờ bước chân của thầy tới. Mọi người quanh chị cũng thế, nhiều ...
Chỉ một chút nữa thôi sẽ thấy lấp lánh những sợi nắng chạy dài thẳng tắp xuyên qua lớp lá cây chiếu thẳng xuống chỗ trống này. Sen nhắm nghiền mắt, hai hàm ...
Không biết tự bao giờngười ta thường gán cho mùa đông hàng loạt tính từ lạnh lẽo, đơn côi. Trong những chiều mưa giăng, gió đông lặng lẽ lùa trên những lọn tóc ...
Anh Ngân “sầu đời” tuy lớn hơn chúng tôi tới 5,7 tuổi nhưng lại cùng nhập ngũ một ngày, cùng đeo quân hàm binh nhì. Thật ra thì anh như mọi người lính chúng ...
QTO - 10 năm trở lại đây, các chương trình, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao (TDTT) được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả trên địa bàn...
QTO - Chiều nay, Huế mưa. Cơn mưa đầu hạ chẳng rào rạt, chỉ lặng lẽ rơi trên mái ngói rêu phong, rơi vào khoảng trống giữa lòng phố cổ. Hùng ngồi trong...
QTO - Từ bao đời nay, người dân Quảng Trị vốn rất trọng ông bà tổ tiên, mỗi dịp cúng giỗ, lễ, Tết thường sắm sửa những mâm cỗ cúng đầy đủ, ngon sạch, tươm...
QTO - Nói đến tân nhạc Việt Nam là nói đến đội ngũ trùng điệp những nhạc sĩ tài năng, có người mất khi còn trẻ, sáng tác chỉ một vài ca khúc nhưng để lại...
QTO - Nhân cuối năm nhà có giỗ, chén rượu, miếng trầu phấn chấn, mọi người góp vui kể lại tết thời bao cấp. Những cái Tết dù đã đi qua vài thập kỷ nhưng...
QTO - Thời điểm kết thúc năm cũ để bước sang năm mới, đối diện với những tờ lịch cuối cùng, chợt thấy tháng năm lẹ làng như chớp mắt. Có lẽ, những ai đã...
QTO - Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Trị vừa có Công văn số 3382 gửi UBND tỉnh, báo cáo kết quả trả lời thư đề xuất của công dân về việc sửa chữa những từ Hán...
QTO - Hướng tới việc lưu giữ, bảo tồn, phát huy những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc ở địa phương, Trường Tiểu học (TH) và THCS A...