Cập nhật:  GMT+7

Chi phí sản xuất đạn pháo của Mỹ tăng gấp đôi trong những năm gần đây

Washington buộc phải đẩy mạnh sản xuất đạn pháo khi Ukraine gặp khó trong các cuộc phản công.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, chi phí cho sản xuất đạn pháo của Lầu Năm Góc đã tăng gấp đôi trong những năm gần đây và sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.

“Tỷ lệ sử dụng pháo của quân đội Ukraine cao khi xung đột với Nga vẫn tiếp diễn đã làm gia tăng nhu cầu mở rộng sản xuất đạn dược” – Ông Austin phát biểu tại Diễn đàn quốc phòng Reagan, Thung lũng Simi, California vào ngày 2/12.

Chi phí sản xuất đạn pháo của Mỹ tăng gấp đôi trong những năm gần đây Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. Ảnh: RT

Điều này xảy ra khi các cuộc phản công của quân đội Kiev không mang lại nhiều chuyển biến đáng kể, bất chấp việc Mỹ và các đồng minh phương Tây đã viện trợ hàng tỷ USD.

Người đứng đầu Lầu Năm Góc cho biết: “So với ngân sách quốc phòng cách đây mới 5 năm trước, chúng tôi đang phải đầu tư thêm gần 50% số tiền vào đạn dược”.

Ông cho biết thêm: “Dưới thời Tổng thống Joe Biden, sản lượng đạn pháo của Mỹ thậm chí sẽ tăng lên gấp bốn lần so với hiện tại”.

Theo ông Austin, quân đội Mỹ đang nỗ lực hiện thực hóa tham vọng phát triển cơ sở vật chất cho ngành công nghiệp quốc phòng lớn nhất trong 40 năm qua. Dự kiến, khoảng 50 tỷ USD sẽ được phân bổ trong lĩnh vực này, hỗ trợ hàng chục nghìn việc làm cho người Mỹ tại hơn 30 tiểu bang.

Ông cũng tiết lộ rằng đạn pháo sẽ được sản xuất tại Pennsylvania, Ohio và Texas nhằm đảm bảo quá trình hiện đại hóa, sự phát triển thịnh vượng trong nước và tăng cường an ninh trên toàn cầu.

Trong chuyến đi tới Kiev vào hai tuần trước, ông Austin đã công bố gói viện trợ trị giá 100 triệu USD cho Ukraine, bao gồm nhiều loại đạn pháo cỡ nòng khác nhau.

Đây là diễn biến mới ngay sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng việc cung cấp đạn dược cho quân đội Kiev đã chậm lại đáng kể từ xung đột Hamas-Israel bùng nổ vào ngày 7/10. Theo ông Zelensky, cuộc cạnh tranh về đạn dược giữa các quốc gia ngày càng tăng, đặc biệt là đối với đạn phá cỡ nòng 155mm tiêu chuẩn của NATO.

Giữa tháng 11, ABC dẫn lời một quan chức Ukraine cho biết lượng xuất khẩu đạn pháo do Mỹ sản xuất sang Ukraine đã giảm hơn 30%.

Vào tháng 9, nghị sĩ Ukraine Alexandra Ustinova trả lời phỏng vấn của CNN rằng mặc dù nước này đã bắn tới 6.000 viện đạn/ngày trong các cuộc phản công, tuy nhiên lượng đạn mong muốn bắn ra phải hơn 10.000 viên để đáp ứng được mục đích chiến lược. Con số trên đang nhỏ hơn rất nhiều so với lượng đạn dược mà quân đội Nga đang triển khai.

Đầu tuần này, ông Zelensky tuyên bố trên mạng xã hội rằng lực lượng Kiev sẽ chuyển sang xây dựng công sự, đồng thời thừa nhận rằng các cuộc phản công, bắt đầu từ tháng 6, đã không mang lại kết quả như mong muốn. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu, Ukraine đã mất hơn 125.000 binh lính và 16.000 vũ khí hạng năng trong những nỗ lực tiến quân không thành công suốt sáu tháng qua.

An Thái (Theo RT)


An Thái (Theo RT)

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hội nghị COP28 chính thức khai mạc tại Dubai

Hội nghị COP28 chính thức khai mạc tại Dubai
2023-12-01 06:14:00

(Công Lý) - Ngày 30/11, Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) đã chính thức khai mạc tại Dubai, Các Tiểu vương quốc...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long