
{title}
{publish}
{head}
VOV.VN - Tham mưu trưởng và chỉ huy quân đội cấp cao các nước Tây Phi (ECOWAS) ngày 17/8 bắt đầu họp bàn, để chuẩn bị cho kế hoạch can dự quân sự vào Niger. Tuy nhiên, ngay trước cuộc họp, Hội đồng Hòa bình và An ninh (PSC) của Liên minh châu Phi đã lên tiếng phản đối.
Cuộc đảo chính tại Niger tiếp tục nhận được sự quan tâm của thế giới, khi các nước Khối Cộng đồng Kinh tế Tây Phi ECOWAS bàn kế hoạch can dự quân sự vào quốc gia thành viên này, để “đảo ngược tình thế” và khôi phục chính quyền dân sự.
Phiên họp bất thường các nhà lãnh đạo Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) về tình hình Niger, tại Abuja (Nigeria), ngày 10/8/2023. Ảnh: AFP
Cuộc họp tập trung thảo luận về lực lượng dự phòng để can dự vào Niger khi cần thiết; sự đóng góp quân tham gia của các nước thành viên ECOWAS và các bước can dự sẽ được thực hiện như thế nào.
Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh, ECOWAS nhận định, việc định truy tố Tổng thống bị lật đổ Mohamed Bazoum vì tội phản quốc của chính quyền quân sự chính là sự khiêu khích nghiêm trọng và cánh cửa ngoại giao cho vấn đề Niger đang hẹp lại.
Chủ tịch ECOWAS – Tổng thống Nigeria Bola Tinubu cho biết, mọi hành động của ECOWAS để khôi phục trật tự Hiến pháp tại Niger đang được khối Cộng đồng Kinh tế Trung Phi ủng hộ.
Tuy nhiên, theo các nguồn tin ngoại giao được truyền thông Pháp vừa đưa tin, Hội đồng An ninh và Hòa bình của Liên minh châu Phi, cơ quan chịu trách nhiệm thực thi các quyết định của Khối, lại bác bỏ đề xuất của ECOWAS về việc tiến hành can thiệp quân sự. Nhiều quốc gia ở phía Nam và phía Bắc châu Phi phản đối bất kỳ hành động quân sự nào vào Niger, do lo ngại sự bất ổn. Một hành động can dự vào Niger cũng sẽ khiến chính ECOWAS chia rẽ, vì một số nước thành viên phản đối. Đặc biệt là 2 nước đang bị đình chỉ tư cách thành viên là Mali và Burrkina Faso – vốn tuyên bố sát cánh cùng chính quyền quân sự Niger hiện nay.
Khác với Pháp - ủng hộ ECOWAS toàn diện do những lợi ích chiến lược của nước này tại Niger, các tuyên bố của Nga và Mỹ vẫn cho rằng, khủng hoảng Niger cần được giải quyết thông qua ngoại giao. Tổng thống Nga Putin khẳng định, một giải pháp hòa bình sẽ giúp khu vực này ổn định hơn.
Trong khi, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel cho biết, chính quyền Tổng thống Joe Biden cam kết thực hiện giải pháp ngoại giao và Niger là đối tác mà Mỹ không muốn đánh mất:
“ECOWAS đã rất rõ ràng và công khai rằng can thiệp quân sự nên là phương sách cuối cùng, điều mà chúng tôi đồng ý. Và chúng tôi tiếp tục tập trung vào việc tìm kiếm một giải pháp ngoại giao và liên hệ chặt chẽ với ECOWAS và lãnh đạo của Khối về vấn đề này”, ông Patel nói.
Trước phản ứng của Nga và Mỹ, chính quyền quân sự Niger tuyên bố sẽ để mở mọi cánh cửa đàm phán với các bên. Điều này cũng được thể hiện một phần qua các chuyến thăm nước ngoài của các quan chức chính quyền quân sự Niger. Mới nhất là chuyến thăm cộng hòa Chad của vị Thủ tướng mới được bổ nhiệm.
Trong khi đó, phía Liên Hợp Quốc lo ngại sự an toàn của Tổng thống bị lật đổ, cũng như tình hình mất an ninh lương thực tại Niger đang trầm trọng hơn. Các quan chức kêu gọi miễn trừ nhân đạo với đối với một số lệnh trừng phạt đang được áp đặt lên quốc gia này sau cuộc đảo chính.
Đình Nam/VOV1Tổng hợp
(Tin Tức) - Ngày 15/8, các nguồn thạo tin cho biết giới tướng lĩnh chỉ huy quân đội của Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) có kế hoạch nhóm họp ...
VOV.VN - Tư lệnh quân đội các nước Tây Phi có thể sẽ nhóm họp trong những ngày tới tại Ghana để chuẩn bị kế hoạch cho kịch bản can thiệp quân sự vào Niger, ...
VOV.VN - Đảo chính ở Niger có nguy cơ đẩy khu vực Sahel cũng như Tây Phi lún sâu vào tình trạng bất ổn chính trị và an ninh.
(NĐT) - Quân đội Niger đã tăng cường thêm lực lượng tới thủ đô Niamey, vài giờ sau khi chính quyền quân sự phớt lời “tối hậu thư” của các quốc gia trong khu ...
VOV.VN - Không ngoài dự đoán của giới phân tích, cuộc đối thoại ngày hôm qua tại Niamey giữa phái đoàn Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) và chính quyền quân ...
(Tin Tức) - Ngày 10/12, Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại thủ đô Abuja của Nigeria, trong bối cảnh khu vực bị cuốn vào ...
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết nước này triệu hồi đại sứ tại Niger về nước, đồng thời sơ tán toàn bộ nhân viên đại sứ quán.
(Tin Tức) - Chính quyền quân sự Niger đã yêu cầu điều phối viên Liên hợp quốc (LHQ) Louise Aubin tại nước này rời đi trong vòng 72 giờ. Động thái trên diễn ra ...
QTO - Trên thị trường tài chính toàn cầu, từ tiền điện tử đến cổ phiếu đều tăng giá sau thỏa thuận thương mại sơ bộ giữa Mỹ và Anh.
QTO - Trong khi các quốc gia Đông Âu bày tỏ lo ngại về kế hoạch REPowerEU do hiện đang phụ thuộc lớn vào năng lượng Nga, nguy cơ giá cả tăng cao và thiếu...
QTO - Bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây, tài sản của Nga vẫn tăng lên, trong khi cả Mỹ và châu Âu thiệt hại hàng nghìn tỷ USD.
(Công Lý) - Các cơ quan của Liên hợp quốc và các tổ chức phi chính phủ đang kêu gọi hành động toàn cầu trong bối cảnh những gì họ nói có thể dẫn đến “tội ác chống lại loài...
QTO - Cùng bắt tay với đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản kỳ vọng lật đổ vị trí thống trị của Bắc Kinh trong cung ứng loại nguyên liệu quan...
(TG&VN) - Cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) kêu gọi cộng đồng quốc tế kiên trì ủng hộ sự thay đổi ở Afghanistan
QTO - Lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ khiến giá lương thực tăng vọt, nhiều nước rơi vào tình trạng thiếu nguồn cung.
(Tin Tức) - Theo Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ngày 15/8 đã gửi điện mừng cho nhau nhân kỷ...