{title}
{publish}
{head}
Với việc triển khai nhiều biện pháp hiệu quả, sáng tạo và triệt để, Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đang nổi lên là một đô thị điển hình về giảm thiểu ô nhiễm khói bụi, cải thiện chất lượng không khí, hướng đến việc tạo một môi trường trong sạch hơn cho người dân toàn TP.
Những dữ liệu mới nhất
Từng là một trong những đô thị ô nhiễm bậc nhất trên thế giới khi chỉ số nồng độ các loại hạt trong không khí PM 2.5 có lúc chạm ngưỡng 160 mcg/m3, bằng việc triển khai có hiệu quả các biện pháp kiểm soát chất lượng không khí, Bắc Kinh giờ đây có thể “thở phào” khi đã đạt được những bước tiến lớn trong việc mang không khí sạch đến với người dân.
Theo những dữ liệu mới nhất, nồng độ trung bình hằng năm của các hạt bụi mịn trong không khí (PM 2.5) ở Bắc Kinh được ghi nhận ở mức 32 mcg/m3 vào năm 2023, đồng nghĩa với việc TP nay đã đạt được tiêu chuẩn chất lượng không khí quốc gia trong 3 năm liên tiếp, sau các chỉ số 33mcg/m3 vào năm 2021 và 30mcg/m3 vào năm 2022.
Sau nhiều biện pháp quyết liệt, tình trạng ô nhiễm không khí tại Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) đã giảm mạnh. Ảnh: Phạm Hùng
Cũng trong năm 2023, thủ đô của Trung Quốc cũng chứng kiến những kết quả khả quan về chất lượng không khí, với khoảng 90% số ngày được đánh giá là có chất lượng không khí tốt, với kỷ lục 192 ngày liên tục có nồng độ PM 2.5 tốt, nhiều hơn 20 ngày so với năm 2022. Những kết quả trên là minh chứng cho những nỗ lực không biết mệt mỏi của chính quyền cũng như người dân toàn TP này.
Triển khai đồng bộ các biện pháp
Kể từ năm 2013, chính quyền TP Bắc Kinh đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, xem “bầu trời xanh” là thước đo quan trọng để đánh giá mức sống cũng như chỉ số hạnh phúc của người dân.
TP đã triển khai một loạt các chương trình kiểm soát ô nhiễm toàn diện nhắm vào nhiều nguồn gây ô nhiễm khác nhau, góp phần cải thiện chất lượng không khí đang bị sụt giảm nghiêm trọng. Cụ thể, dựa trên việc phân loại chất gây ô nhiễm: như đốt than, xây dựng và lượng tiêu thụ nhiên liệu, đặc điểm biến đổi của nguồn ô nhiễm toàn TP trong từng giai đoạn khác nhau.
Chính quyền Bắc Kinh đã xây dựng một cơ sở hạ tầng đồng bộ cho việc phòng, chống ô nhiễm không khí. TP đã triển khai sáng kiến Khu phát thải thấp (LEZ), trong đó hướng đến việc hạn chế sử dụng các phương tiện gây ô nhiễm, thúc đẩy áp dụng các phương thức vận chuyển sạch hơn, tuân thủ quy định phát thải,... và đẩy mạnh trồng rừng giúp giảm lượng khí CO2 trong không khí và ngăn ngừa bão cát.
Bên cạnh đó, tính toàn diện của các biện pháp còn được thể hiện qua sự phối hợp chặt chẽ, linh hoạt của nhiều yếu tố, từ việc ban hành hệ thống pháp luật, lập kế hoạch xử lý có hệ thống và cơ chế thực thi hiệu quả, tiêu chuẩn nghiêm ngặt của địa phương và mức độ tham gia của người dân.
Đặc biệt, Bắc Kinh xem xây dựng hệ thống giao thông bền vững, trong đó chú trọng phát triển đường sắt đô thị, là một trong những giải pháp quan trọng nhằm cải thiện chất lượng không khí, chuyển đổi từ một đô thị lấy ô tô làm trọng tâm phát triển thành một nơi đi đầu về các phương tiện di chuyển bền vững.
Chính phủ cũng đã đặt mục tiêu thúc đẩy gia tăng vận tải hàng hóa bằng đường sắt và đường thủy lần lượt khoảng 10% và 12% vào năm 2025 so với năm 2020. Ngoài đường sắt đô thị, TP này đang là một trong nhiều nơi tại Trung Quốc tận dụng triệt để phương pháp điện hóa các phương tiện giao thông nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí.
Ngay từ năm 2019, nền kinh tế số hai thế giới đã trở thành nước dẫn đầu về phương tiện vận chuyển bằng điện, sở hữu 99% trong số 385.000 xe bus điện trên toàn thế giới, dự kiến có thể sẽ tăng lên 600.000 chiếc vào năm 2025.
Chính quyền TP đã giới thiệu các chương trình chia sẻ xe đạp nhằm khuyến khích người dân địa phương tích cực sử dụng loại xe thân thiện với môi trường này. Ngoài ra, một ưu tiên không kém phần quan trọng của Bắc Kinh là phát triển cơ sở hạ tầng giao thông công cộng đáp ứng với nhu cầu bảo vệ môi trường, giảm sự phát triển của đường cao tốc, khôi phục các thiết kế đô thị truyền thống như các tuyến phố đi bộ.
Thủ đô Trung Quốc cũng đã triển khai áp dụng công nghệ vào giám sát chất lượng không khí. Vào năm 2016, một hệ thống giám sát chất lượng không khí tích hợp tiên tiến đã được tạo ra, sử dụng các công nghệ tiên tiến như vệ tinh viễn thám có độ phân giải cao và radar raser. Tại Bắc Kinh, một mạng lưới giám sát PM2.5 dày đặc đã được thiết lập, với hơn 1.000 cảm biến được phân bổ khắp TP. Mạng lưới này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chính xác các khu vực và thời gian có lượng khí thải cao.
Nỗ lực phối hợp với các khu vực khác
Nhận thức được việc cải thiện chất lượng không khí không chỉ là vấn đề riêng của từng khu vực, Bắc Kinh đã tích cực phối hợp với một số địa phương lân cận như: Thiên Tân, Hà Bắc trong việc lập kế hoạch và triển khai cơ chế phòng, chống ô nhiễm không khí liên vùng, xây dựng khung tiêu chuẩn không khí thống nhất dựa trên các đặc điểm kinh tế - xã hội, điều kiện khí hậu, địa hình của một khu vực rộng lớn, cùng chung tay ứng phó với các tình trạng khẩn cấp chung, đồng thời chia sẻ những thông tin, dữ liệu quan trọng liên quan đến cải thiện chất lượng không khí, hỗ trợ vốn cũng như thiết bị kỹ thuật cho việc xử lý ô nhiễm khói bụi từ xe cơ giới...
Các địa phương trên đã xác định được những nguyên nhân chính khiến chất lượng không khí suy giảm, thực hiện đồng bộ tiêu chuẩn phát thải đối với xe cơ giới, tiêu chuẩn chất lượng xăng, dầu và nhiều tiêu chuẩn khác liên quan đến hạn mức phát thải ra môi trường trong quá trình vận chuyển vật liệu. Gần đây, những khu vực này đã đặt ra mục tiêu giảm tiêu thụ than 10% so với mức năm 2020 vào năm 2025.
Theo ước tính, những nỗ lực hợp tác trên đã phát huy được hiệu quả khi nồng độ PM2.5 trung bình hằng năm tại các khu vực này giảm gần 25% trong giai đoạn 2013 - 2017.
Tuy vậy, Bắc Kinh vẫn phải tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khói bụi, nhất là khi mức PM2.5 trung bình hằng năm của TP này vẫn cao hơn sau lần so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ngoài ra, TP này cũng sẽ phải đối diện với nhiều thách thức khác nhau trên hành trình cải thiện chất lượng không khí, trong đó nổi bật là khoản chi phí khổng lồ cho việc thực hiện chính sách.
Để giải quyết những thách thức trên, TP đang thúc đẩy kế hoạch chống ô nhiễm không khí mới, được nêu trong kế hoạch hành động năm 2020, cũng như kế hoạch trước đó với mục tiêu giảm thiểu 25% số ngày ô nhiễm nặng từ năm 2015.
An Thái
QTO - Geoffrey Pyatt, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ về Tài nguyên Năng lượng, thừa nhận quốc gia này vẫn phụ thuộc vào nhiên liệu hạt nhân của Nga, với...
QTO - Một thỏa thuận lịch sử đã được công bố giữa Israel và Hamas, mang lại hy vọng chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 15 tháng ở Gaza, nơi đã chứng kiến nhiều...
QTO - Dù có nhiều tính năng vượt trội, nhiều công ty công nghệ hàng đầu vẫn “đau đầu” tìm cách khai thác triệt để AI.
(Tin Tức) - Trong tuần qua nổi lên một số diễn biến đáng chú ý liên quan đến cuộc đua vào Nhà Trắng, tác động chiến lược từ việc Thụy Điển gia nhập NATO và tấn công đẫm máu tại Gaza.
QTO - Trong thời gian gần đây, những vũ khí được trang bị trí tuệ nhân tạo đang làm mưa làm gió trên chiến trường bởi khả năng tự động thực hiện các cuộc...
QTO - Một công ty đã sản xuất đá từ các tảng băng trôi của Bắc Cực và bán cho các quán bar tại Dubai.
QTO - Tổng thống Joe Biden đang thúc đẩy các nhà lãnh đạo G7 đạt được đồng thuận trong kế hoạch sử dụng tài sản bị đóng băng của Nga để hỗ trợ cho Kiev...
VOV.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden đã điện đàm với Tổng thống Ai Cập và Tiểu vương Qatar về lệnh ngừng bắn tại Gaza, tăng cường viện trợ nhân đạo.
(Vietnam+) - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga nhấn mạnh xung đột sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu phương Tây chính thức đưa quân tới Ukraine, hay tuyển mộ lính đánh thuê từ các...
QTO - Những địa điểm thay thế đang thu hút du khách do giống những địa danh nổi tiếng một cách kỳ lạ.
QTO - Theo truyền thông Ấn Độ, nước này đã lên tiếng bảo vệ quyền lợi cộng đồng ngư dân và nền nông nghiệp tại Hội nghị cấp Bộ trưởng lần thứ 13 của...
(Tin Tức) - Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh mới đây cho biết Đặc phái viên nước này về các vấn đề Á-Âu Lý Huy sẽ thăm Nga, Ukraine và một số quốc gia châu Âu...