Cập nhật: Thứ 7, 15/08/2009 | 09:24 GMT+7

Chàng trai Vân Kiều say đường tơ, sợi chỉ

(QT) - Đến giờ, Hồ Văn Hồi (1972) chẳng thế nhớ: mình đã ươm mầm tình yêu thổ cẩm vào lòng bao con em người Vân Kiều, Pa Kô... Trưởng thành trong buổi nghề dệt thổ cẩm mai một, chàng thanh niên 37 tuổi luôn đau đáu khát vọng giữ “hồn cốt của dân tộc”... Nỗi niềm người con Vân Kiều Bản Pa Nho (Khe Sanh, Hướng Hóa) xưa kia đêm ngày lách cách tiếng khung dệt. Trong nếp nhà sàn bạc màu thời gian, người Vân Kiều say sưa với đường tơ, sợi chỉ. Tết đến, lũ trẻ xêng xang so chiếc khăn, cái áo. Thiếu nữ vùng cao vui điệu múa, lời hát trong bộ trang phục thổ cẩm cầu kì đẹp mắt. Hết chiến tranh, nhịp sống đô thị theo về. Hình ảnh vui tươi ấy dường như chỉ còn lảng bảng trong tâm trí, số người gắn bó với nghề dệt thổ cẩm bây giờ đếm trên đầu ngón tay. Khung dệt bị xếp nơi xó nhà... Thực tế ấy làm Hồi không nguôi trăn trở. Lòng anh sôi lên như trống giục: “Không có nghề truyền thống, người Vân Kiều rồi cũng quên nguồn cội. Mình là thanh niên, phải giữ cái hồn dân tộc cho con cháu...”

Hồ Văn Hồi miệt mài bên khung dệt
Nghe tin Hội phụ nữ huyện Hướng Hóa tổ chức lớp dạy nghề dệt truyền thống cho con em người Vân Kiều - Pakô, Hồi hăm hở xin học. Anh dệt chiếc váy (xấn) đầu tiên chỉ sau vài tuần. “Người Vân Kiều mất bao đời mới có những sản phẩm thổ cẩm tinh xảo. Mình học ngần ấy thì thấm tháp gì...”. Nghĩ vậy, Hồi khăn gói sang đất Lào “tầm sư học đạo”. Ngày Hồi trở về, bản Pa Nho lại lách cách tiếng khung dệt. Nghề dệt thổ cẩm đòi hỏi sự tỉ mỉ từng chi tiết. Chỉ một đường tơ sai, tấm thổ cẩm coi như hỏng. Già bản Hồ Văn Xang nhìn Hồi say mê dệt thổ cẩm, buột miệng nói: “Một trăm người may ra có một người đủ kiên trì theo lấy nghề như cháu Hồi....”. Ngồi vào chiếc khung dệt, không hiếm khi khi Hồi quên ăn, quên ngủ. Một chiếc khăn thổ cẩm làm mất 2 ngày, chiếc áo mất 4 ngày, chiếc váy mất khoảng 6 ngày... Chừng ấy ngày đối với Hồi là chừng ấy sự kì công. Cầm chiếc áo mới dệt lên, Hồi hồ hởi giới thiệu: “Thổ cẩm của người Vân Kiều thường có hai màu chủ đạo là đen và đỏ. Màu đen tượng trưng cho cho sự sống. Màu đỏ là biểu tượng của sức mạnh. Kết hợp hai màu đó với các màu khác cho hài hòa là cái tài của người thợ dệt...”. Dệt thổ cẩm khó, “lồng hồn cốt dân tộc” vào mỗi sản phẩm còn khó hơn. Những hoa văn sách vở theo khuôn mẫu có sẵn không làm Hồi vừa lòng: “Nếu thế thì thổ cẩm của người Vân Kiều cũng như người Mông, người Thái... mất.”. Anh đến nhà các già bản, mượn những tấm thổ cẩm “vàng mười” về nghiên cứu. Hồi chắt lọc hoa văn cũ, sáng tạo đường nét mới như: mái nhà sàn của người Vân Kiều, cây nêu, chiếc khèn bè... Lúc tâm lí thoải mái nhất mới là thời điểm Hồi lướt tay thêu hoa văn lên tấm thổ cẩm. Bởi, theo anh: “Cái đầu mình có sáng, cái bụng mình có trong thì thêu thổ cẩm mới đẹp.” Tìm đường “cứu nghề” Đến giờ, Hồi chẳng thể nhớ hết bàn chân mình đã vượt bao đèo núi để truyền nghề. Hễ ở đâu cần người dạy nghề dệt thổ cẩm, ở đó Hôi có mặt. Anh tâm sự: “Ước mơ của mình là làm sao cho nghề dệt thổ cẩm sống lại như xưa. Vì thế, mình không giữ khư khư bí quyết. Ai muốn học, mình đều chia sẻ...”. Tiếng lành đồn xa, danh hiệu “thầy Hồi thổ cẩm” không biết tư bao giờ vang khắp vùng núi rừng phía tây tỉnh Quảng Trị. Lớp đầu tiên, Hồi dạy 25 học trò ở bản Mới (xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa). Sau đó, dân ở thôn Trằm (xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa), bản Klu (huyện Đakrông), bản Xà Ta (xã Tà Long, huyện Đakrông)... nối bước đón Hồi về.

Phút thư giãn của Hồ Văn Hồi
Bao kỉ niệm vui buồn từ ngày làm “thầy thổ cẩm” đong đầy trong tâm trí Hồi. Anh nhớ giọt nước mắt lăn dài trên má chị Hồ Thị Thai (bản Klu, huyện Đakrông) vì không thêu được hoa văn ưng ý, ánh mắt chăm chú đến lạ của các em học sinh tại trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Hướng Hóa... Tiếp xúc với nhiều học trò, Hồi nhận ra: “Có nhiều người yêu nghề dệt thổ cẩm lắm. Chỉ cần mình tận tâm, nay mai nghề sẽ sống lại...”. Nhiều học trò của Hồi giờ đã trở thành nghệ nhân tên tuổi. Họ tiếp bước anh, đi “gieo” nghề khắp nơi. Chị Hồ Thị Lan (bản Klu, huyện Đakrông) cho biết: “Thầy thường dặn chúng tôi hai điều. Thư nhất là phải biết đưa cái hồn dân tộc mình vào tấm thổ cẩm. Thứ hai là phải chia sẻ nghề với mọi người... Mình không bao giờ quên hai lời dạy ấy.”. Không chỉ là “thầy thổ cẩm”, Hồi còn là một nghệ nhân trẻ tuổi. Hiện tại, anh đang đảm đương trọng trách là đội trưởng Đội nghệ nhân khóm 6 (Khe Sanh, Hướng Hóa). Hồi “có duyên” với khá nhiều nhạc cụ dân tộc. Anh có thể chế tác đàn talư, sáo tirel tre. Chàng trai nghệ nhân trẻ tuổi này còn sử dụng thành thạo: đàn talư, đàn nhị, khèn, thanh la, đàn mồi... Mỗi chuyến đi biểu diễn xa nhà, Hồi đều dệt những trang phục thổ cẩm cầu kì nhất để giới thiệu với bạn bè. Anh tâm sự: “Thổ cẩm của người Vân Kiều bán với giá rẻ. Nhưng, đầu ra rất hạn chế do ít người biết đến. E rằng...”. Hồi bỏ lửng câu nói, lặng người đi. Ánh mắt anh chăm chú nhìn chiếc khung dệt. Nơi ấy, con gái đầu của anh đang say sưa hướng dẫn cho em út Hồ Thị Hạ My (1998) dệt chiếc khăn thổ cẩm. “Cả vợ và ba đứa con gái của tôi đều say thổ cẩm cả...” - Hồi nói tiếp. Nắng xuống dần và tiếng khung dệt vẫn lách cách. Trương Quang Hiệp



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Giúp thổ cẩm vượt núi
23:10 20/10/2023

Không muốn nghề dệt thổ cẩm bị mai một, thời gian qua, nhiều người Vân Kiều, Pa Kô ở miền Tây Quảng Trị đã sử dụng những cách làm mới để quảng bá, tìm đầu ra ...

Đưa sản phẩm dệt thổ cẩm A Bung vươn xa
02:35 10/12/2024

Nghề dệt thổ cẩm ở xã A Bung, huyện Đakrông có truyền thống lâu đời. Những tấm vải thổ cẩm đủ màu sắc, hoa văn tinh xảo được làm ra từ những đôi bàn tay tinh ...

Chọn thổ cẩm cho ngày trọng đại
10:20 tối Thứ 6

Thay vì bộ váy cưới tân thời thường thấy, ngày càng nhiều bạn trẻ Vân Kiều, Pa Kô đã trở lại chọn trang phục thổ cẩm cho hôn lễ của mình. Tín hiệu vui ấy góp ...

Cần lối mở cho nghề dệt thổ cẩm ở A Bung
22:48 23/09/2022

Những tấm thổ cẩm đủ sắc màu đẹp mắt được dệt nên bởi đôi bàn tay tinh tế của người phụ nữ Pa Kô ở xã A Bung, huyện Đakrông, từ lâu là niềm tự hào của người ...

45 năm tận tụy giữ rừng

45 năm tận tụy giữ rừng
9:31 sáng qua

QTO - Đó là câu chuyện và hành trình của ông Nguyễn Đình Trọng ở thôn Hòa Bình, xã Hiền Thành, huyện Vĩnh Linh. Với ông, rừng như là sinh mệnh nên hơn 45...

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi
10:00 tối Thứ 6

QTO - Tại Trường THPT thị xã Quảng Trị những ngày này, niềm vui như được nhân đôi khi thầy trò nhà trường đang tưng bừng chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thành lập...

Bình yên Cồn Cỏ

Bình yên Cồn Cỏ
05:05 14/08/2009

(QT) - Với hòn đảo tiền tiêu Cồn Cỏ, tôi đã có nhiều dịp ra thăm, nhưng mỗi lần đặt chân lên đất này lại có một cảm giác rất riêng. Bây giờ ra Cồn Cỏ đã thấy một phố huyện trẻ...

Những “báu vật sống” giữa đại ngàn

Những “báu vật sống” giữa đại ngàn
06:33 08/08/2009

(QT) - Trong căn nhà sàn nằm ở bản A La, xã A Ngo (Đakrông, Quảng Trị), nghệ nhân Kôn Thà, 65 tuổi nhảy múa say sưa theo từng nhịp thanh la trầm bổng. Đôi chân thô mộc thường...

Sông chít khăn tang bên thi hài liệt sĩ

Sông chít khăn tang bên thi hài liệt sĩ
04:46 07/08/2009

(QT) - Cảnh tượng 10 tên lính ngụy ăn gan, uống mật nữ y tá Huyện Đội Hải Lăng Lê Thị Tuyết vào chiều 5-7-1968 luôn đè nặng kí ức bà Lê Thị Huê ở thôn Duân Kinh, xã Hải Xuân,...

Trách nhiệm và niềm đam mê

Trách nhiệm và niềm đam mê
10:59 05/08/2009

(QT) - Hãy thử tưởng tượng, chỉ với một chiếc máy tính kết nối mạng Internet, dù bất kỳ đâu, trong phòng họp, trong quán cà phê hay thậm chí trên giường ngủ, mỗi cán bộ, công...

“Bàn tay vàng” trên Nông trường Dốc Miếu

“Bàn tay vàng” trên Nông trường Dốc Miếu
04:01 04/08/2009

(QT) - Chị Trương Thị Khương, công nhân Nông trường cao su Dốc Miếu (Gio Linh, Quảng Trị) là một trong số những người giàu khát vọng và ý chí vượt lên khó khăn khiến bao người...

Thời tiết

22°C - 28°C
Có mây, không mưa
  • 23°C - 31°C
    Có mây, không mưa
  • 22°C - 29°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long