Cập nhật: Thứ 3, 22/12/2009 | 02:07 GMT+7

Cảo bản, tán phong trị thấp

(SK&ĐS) - Cảo bản có tên dược là Rhizoma et Radix Ligustici là rễ (củ) của cây Luguslicum sinense Oliv thuộc họ hoa tán. Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ có nhiều mắt phồng sùi to hình cầu. To bằng ngón tay cái xù xì giống củ xuyên khung nhỏ, mặt trong củ có màu trắng ngà, mùi vị cũng giống xuyên khung, đắng thơm, sản phẩm được thái lát phơi khô không mối mọt là dược liệu tốt.

Ngoài loài vừa nói trên còn thấy có một số loài khác gọi là Liên cảo bản (Ligusticum jehoense Nakai et kitag) cũng được gọi tên cảo bản và sử dụng như loài trên. Trong thân rễ cây có tinh dầu và cũng có vị cay, tính ấm, tác dụng khu phong tán hàn, trừ thấp, chỉ thống, sử dụng trị cảm lạnh, nhức đầu, đau bụng, ỉa chảy, dùng ngoài trị ghẻ lở.

Cảo bản.

Đông y cho rằng cảo bản có vị cay, tính ôn, quy vào Bàng quang kinh. Có công năng tán phong hàn, trừ thấp. Chủ trị mụn nhọt, sang lở, cảm mạo, nhức đầu, đau bụng, tích tụ hòn cục. Có tài liệu nói cảo bản tán hàn giải cảm, trừ phong thấp, giảm đau; ức chế viut cúm trên thực nghiệm. Hoặc còn nói trị cảm phong hàn, đau đầu, kinh nguyệt không đều, bán thân bất toại (liệt nửa người), chân tay co quắp, ngày dùng 3-9g, dạng thuốc sắc, còn dùng ngoài chữa ghẻ lở, chốc đầu, mẩn ngứa, làm sạch gầu. Thành phần chủ yếu là chất tinh dầu có phenola cảo bản, acid hữu cơ. Do đó trong lâm sàng vị cảo bản được phối hợp với nhiều vị thuốc khác trị liệu có hiệu quả nhiều chứng bệnh. Liều dùng trung bình cho dạng thuốc sắc từ 4 - 12g mỗi ngày. Lưu ý đau đầu do huyết hư không dùng.

Để tham khảo, xin giới thiệu những phương tiêu biểu trị liệu bệnh chứng từ vị thuốc cảo bản.

Trị đau đầu (chủ yếu chứng đau đầu ở đỉnh, do ngoại cảm phong hàn sợ lạnh, không có mồ hôi, hoặc do viêm mũi, viêm xoang gây đau đầu): Dùng phương "Khương hoạt phòng phong thang” gồm khương hoạt 8g, độc hoạt 12g, phòng phong 12g, cảo bản 12g, mạn kinh tử 12g, xuyên khung 6g, cam thảo 6g, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.

Đau khớp do phong thấp: Dùng cảo bản 12g, phòng phong 12g, bạch chỉ 12g, cam thảo 6g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần.

Trị chứng đau nửa đầu: Dùng cảo bản 6g, xuyên khung 3g, phòng phong 5g, bạch chỉ 3g, tế tân 2g, cam thảo 3g, đổ 3 bát nước sắc còn khoảng 1 bát (200ml) chia 2 lần uống nóng, sau bữa ăn trong ngày.

Trị ghẻ lở chốc đầu ở trẻ: Dùng cảo bản sắc lấy nước tắm và gội đầu ngày 1 lần.

Chữa nhiều gàu: Lấy cảo bản và bạch chỉ, hai thứ có lượng như nhau, tán bột mịn đem xát vào đầu, để qua đêm sáng hôm sau dậy gội sạch đầu. Hoặc nấu lấy nước để tắm và gội đầu.

BS. Hoàng Xuân Đại



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Loay hoay với chuẩn đầu ra

Loay hoay với chuẩn đầu ra
18:18 20/12/2009

(TTO) - Chuẩn đầu ra là một trong những nội dung mà các trường ĐH, CĐ bắt buộc phải “ba công khai” theo quy định của Bộ GD-ĐT. Thế nhưng đến thời điểm này, khi thời hạn cuối để...

Người đãi cát tìm vàng

Người đãi cát tìm vàng
18:15 20/12/2009

(GD&TĐ) - 50 học sinh đoạt giải quốc gia, 3 học sinh đoạt huy chương Olympic Hóa học Quốc tế, 100% học sinh lớp chuyên đảm nhận đỗ đại học, không yêu cầu...

Thuốc điều tiết lipid

Thuốc điều tiết lipid
18:15 20/12/2009

(SK&ĐS) - Tăng lipid huyết là hiện tượng tăng nồng độ lipid ở huyết tương: đó là biểu hiện của sự rối loạn tổng hợp và chuyển hóa của lipoprotein trong huyết tương, phản...

Đông y trị phong tê thấp

Đông y trị phong tê thấp
18:15 20/12/2009

(SK&ĐS) - Phong tê thấp là bệnh thường gặp ở độ tuổi trung niên và cao tuổi. Bệnh thường phát triển dai dẳng, triệu chứng không biểu hiện rầm rộ, chỉ thoáng qua và lặp đi...

POWERED BY
Việt Long