{title}
{publish}
{head}
Không gian du lịch được hiểu là khu vực có tài nguyên, quang cảnh đẹp, có thể là vùng núi hoang sơ hay vùng biển cát trắng, hang động kỳ thú... được đầu tư phát triển nhằm đáp ứng những mục đích thư giãn, tham quan, vui chơi của khách du lịch. Du lịch muốn phát triển, phải có không gian phù hợp và sản phẩm đặc thù, độc, lạ, để thu hút khách. Nhận thức được vấn đề này, những năm qua, tỉnh đã quan tâm xác định rõ không gian du lịch của huyện Hướng Hóa để quan tâm đầu tư phát triển.
Du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Vân Kiều tại thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng - Ảnh: B.B
Hướng Hóa có vị trí đặc biệt, nằm ở tuyến Quốc lộ 9, giao điểm đầu cầu của tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây, qua Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, nối Việt Nam - Lào và các nước trong khu vực. Hệ thống di tích lịch sử gồm 21 di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh, trong đó có các di tích đặc biệt quan trọng như: Đường Hồ Chí Minh, Đường 9 - Khe Sanh, nhà đày Lao Bảo, sân bay Tà Cơn, Làng Vây...
Đồng thời có nhiều danh lam thắng cảnh gắn với lịch sử như đồi Động Tri, đèo Sa Mù, động Brai, thác Ồ Ồ, thác Chênh Vênh, thác Tà Puồng, hang động Vân Tiên ... tạo điều kiện thuận lợi để Hướng Hóa tổ chức không gian phát triển du lịch lịch sử cách mạng, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch biên mậu.
Những năm qua, ngành du lịch Hướng Hóa đã có bước phát triển đáng kể. Công tác định hướng, quy hoạch tổng thể, chi tiết, quy hoạch nhánh đã được quan tâm xây dựng làm cơ sở cho việc đầu tư phát triển du lịch đúng hướng và bền vững. Hạ tầng du lịch được quan tâm đầu tư, đặc biệt huyện tích cực huy động nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư phát triển du lịch.
Theo Nghị quyết số 35/2017/NQHĐND ngày 14/12/2017 của HĐND tỉnh, huyện Hướng Hóa là một trong hai địa phương được xác định là khu vực phát triển cụm du lịch gắn với các tài nguyên du lịch lịch sử - cách mạng, bao gồm các loại hình du lịch về chiến trường xưa, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số và tiềm năng phát triển du lịch biên mậu.
Chương trình hành động số 48-Ctr/ HU ngày 19/12/2019 của Ban Thường vụ Huyện ủy Hướng Hóa đã xác định tập trung xây dựng 3 nhóm sản phẩm du lịch có tiềm năng bao gồm: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch cộng đồng - làng nghề. Trong đó, huyện tập trung xây dựng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, trải nghiệm văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Vân Kiều tại thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng là trọng điểm đầu tư phát triển du lịch, là điểm kết nối du lịch giữa 3 tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế.
Thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng có 135 hộ, 83 hộ dân tộc Vân Kiều và 52 hộ dân tộc Kinh. Công tác phát triển du lịch cộng đồng tại thôn Chênh Vênh được các các cấp, các ngành quan tâm nhằm phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống kinh tế của người dân nơi đây.
Là vùng có lợi thế để phát triển du lịch, thời gian qua, thôn Chênh Vênh đã được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ góp phần nâng cao trình độ dân trí, năng lực của người dân trong tổ chức phát triển kinh tế - xã hội ở cộng đồng phù hợp với thực tế của địa phương.
Theo đó, người dân được hướng dẫn thành lập hợp tác xã du lịch. Trước mắt, các hộ dân trong thôn đã cử thành viên tham gia tổ du lịch cộng đồng, hỗ trợ tập huấn kỹ năng làm du lịch cộng đồng, tổ chức cho các thành viên của tổ du lịch cộng đồng đi tham quan học tập kinh nghiệm làm du lịch cộng đồng tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ ban đầu của UBND huyện Hướng Hóa, Dự án MCNV và Dự án Haveltast, thôn Chênh Vênh được đầu tư xây dựng các hạng mục cơ bản như nhà sàn làm nhà lưu trú và trưng bày, cải tạo các nhà sàn truyền thống làm nhà lưu trú, hệ thống điện mặt trời, giếng nước, quầy trưng bày nông sản, thiết kế, sửa chữa nhà dân trở thành những homestay kết hợp với văn hóa bản địa.
Chủ tịch UBND xã Hướng Phùng Phan Ngọc Long cho biết, cùng với các tiềm năng được thiên nhiên ưu đãi thì thôn Chênh Vênh còn có một tiềm năng rất đặc biệt, đó chính là bản sắc văn hóa phong phú và đa dạng của đồng bào dân tộc Vân Kiều. Hiện nay thôn Chênh Vênh vẫn còn bảo tồn và lưu giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Vân Kiều, đặc biệt là lễ hội cồng chiêng, ẩm thực, trang phục, đan lát và các làn điệu dân ca truyền thống thu hút sự tìm tòi, khám phá và trải nghiệm của du khách.
Với lợi thế về khí hậu, tài nguyên du lịch phong phú, các danh lam thắng cảnh còn mang tính nguyên sơ, hùng vĩ, nhiều hang động được phát hiện kết hợp với tiềm năng du lịch lịch sử, Hướng Hóa đã thu hút khá đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm. Theo thống kê của huyện, năm 2023, Hướng Hóa đón 160.000 lượt khách, 9 tháng năm 2024, lượng khách ước đạt trên 170.000 lượt.
Tuy vậy, Hướng Hóa vẫn chưa khai thác tương xứng tiềm năng du lịch vốn có. Việc liên kết vùng trong phát triển du lịch giữa huyện Hướng Hóa và các vùng lân cận còn hạn chế, chưa thực sự là điểm dừng chân chính của khách du lịch. Các điểm du lịch phần lớn chưa được quy hoạch. Các mô hình làm du lịch chủ yếu mang tính tự phát, công tác quản lý chưa được chặt chẽ, vì thế có nguy cơ tác động xấu đến môi trường sinh thái.
Để thúc đẩy phát triển du lịch, huyện ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đối với các tập thể, cá nhân trong việc kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch. Huyện cũng đề xuất quy hoạch các điểm du lịch có tiềm năng trên địa bàn huyện phù hợp với từng vùng như quy hoạch phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại hồ Khe Sanh, suối Tà Đủ, xã Tân Hợp, đèo Sa Mù, xã Hướng Việt.
Quy hoạch phát triển du lịch khám phá tại các hang động, thác nước như thác Tà Puồng, xã Hướng Việt, động Kulum, động Brai, xã Hướng Lập, thác Chênh Vênh, xã Hướng Phùng. Quy hoạch du lịch cộng đồng tại các địa phương còn lưu giữ đậm nét văn hóa, truyền thống của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô, xây dựng làng nghề truyền thống tại xã Lìa như dệt thổ cẩm, đan lát, rượu men lá rừng....
Tăng cường chỉ đạo việc tu bổ, tôn tạo di tích nhằm phục vụ phát triển du lịch. Hỗ trợ đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch có tiềm năng lớn trên địa bàn huyện Hướng Hóa.
Bảo Bình
QTO - Miền núi phía Tây Quảng Trị là nơi có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, đặc biệt là rừng, núi xen kẽ hệ thống thác, động đa dạng và nguyên sơ. Nơi đây,...
QTO - Người Pa Kô ở miền Tây Quảng Trị có rất nhiều món ăn truyền thống mang hương vị đặc trưng thể hiện sự gắn kết giữa con người với thiên nhiên. Trong...
QTO - Thành phố Đông Hà có nhiều điểm đến mang lại những trải nghiệm mới mẻ, thú vị cho người dân và du khách gần xa.
Món thịt trâu lá trơng ở Quảng Trị hấp dẫn du khách gần xa nhờ hương vị lạ miệng, hơi ngọt xen lẫn chút cay.
QTO - Mới đây, lần đầu tiên Việt Nam đón đoàn du khách 4.500 người đến từ Ấn Độ là một tín hiệu đáng mừng cho ngành du lịch. Khách du lịch Ấn Độ, một trong...
QTO - Kế hoạch tổ chức Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X, vừa được Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái ký ban hành, yêu cầu phải có sự đổi mới, sáng...
QTO - Chốc chốc dưới lòng hồ vang lên tiếng hét thích thú khi một người bắt được con cá lớn. Trên bờ, những tiếng reo hò, vỗ tay tán thưởng của mọi người...
QTO - Lễ hội “Phá trằm” Trà Lộc năm 2024 diễn ra vào ngày 31/8 thu hút hàng nghìn người dân và du khách trong và ngoài nước tham gia. So với những năm...
QTO - Cửa Tùng - Cửa Việt - đảo Cồn Cỏ hội đủ các yếu tố để trở thành tam giác du lịch độc đáo, thu hút du khách. Chính vì vậy, thời gian qua, tỉnh Quảng...
QTO - Du lịch làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giúp du khách hiểu hơn về ý nghĩa và tinh hoa văn hóa địa phương kết tinh trong từng sản...
QTO - Tỉnh Quảng Trị là vùng đất có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, nguồn tài nguyên vô giá để bảo tồn, tôn tạo, phục vụ khai thác phát triển du lịch đúng...
QTO - Với bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng, cùng hệ sinh thái rừng và biển đẹp, đa dạng, huyện đảo Cồn Cỏ đang tập trung khai thác lợi thế để...