
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Mấy năm trở lại đây, khi người tiêu dùng ở đô thị ngày càng cảnh giác hơn với hàng hóa không rõ nguồn gốc, nhiều người kinh doanh đã tìm cách đưa hàng nhái, hàng kém chất lượng về nông thôn. Điều đáng nói là do đánh trúng thói quen tiêu dùng của người dân ở nông thôn “ham của rẻ” nên nhiều mặt hàng được tiêu thụ rất nhanh. Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng vì thế có đất tung hoành.
![]() |
Người tiêu dùng cần tìm mua các sản phẩm đảm bảo chất lượng và nguồn gốc xuất xứ |
Nhìn những đứa trẻ say sưa bóc bánh trung thu ăn, chị Nguyễn Thị T., thôn Đức Xá, xã Vĩnh Thủy khoe: “Năm nay, bọn trẻ con trong nhà được đón Trung thu sớm. Mà cũng nhờ vào mấy người bán hàng dạo nhà chị mới mua được bánh với giá từ 3.000-4.000 đồng một cái. Mọi năm, phải đợi đến cận Tết Trung thu, bọn trẻ con giục mãi mới mua một cái cho các con ăn chung vì giá quá cao”. Những chiếc bánh trung thu giá rẻ mà chị T. nói đến có kích thước nhỏ, trên bao bì in chữ Trung Quốc nên không thể biết được các thông tin như nguồn gốc xuất xứ, hạn sử dụng. Do thời gian gần đây, các phương tiện truyền thông liên tục cảnh báo tình trạng bánh trung thu giá rẻ không có nguồn gốc tràn ngập thị trường nên tôi nhắc chị nên cẩn trọng khi mua hàng vì sợ chất lượng không đảm bảo.
Tuy nhiên, chị L. chủ quan: “Mỗi năm ăn có được một lần thì hơi đâu để ý cho mệt người. Mà em cũng biết, ở nông thôn lấy tiền đâu ra mà mua các loại bánh cao cấp. Thôi, giải quyết khâu thèm cho các con trước đã”. Còn hơn một tháng mới đến Trung thu nhưng thị trường bánh trung thu đã bắt đầu sôi động với đủ loại mẫu mã bánh, giá cả. Bên cạnh các đại lý bán hàng của các hãng bánh nổi tiếng trong nước như Kinh đô, Bibica…là các loại bánh Trung thu được làm bằng phương pháp thủ công (chủ yếu có xuất xứ từ Huế). Với mức giá giao động từ 30-50 ngàn đồng cho mỗi cái bánh Trung thu của các hãng nổi tiếng, với thu nhập của nhiều gia đình ở nông thôn thì đó là cả vấn đề. Vì vậy nhiều người, trong đó có chị T. lựa chọn bánh trung thu giá rẻ là điều dễ hiểu. Đặc biệt, năm nay xuất hiện loại bánh trung thu mi ni có xuất xứ Trung Quốc được rao bán tràn lan trên mạng xã hội. Tuy chưa được kiểm chứng nhưng nhiều người đặt câu hỏi với giá thành như vậy liệu có đảm bảo về chất lượng?
Không chỉ bánh trung thu, thỉnh thoảng có việc ra quê, tôi vẫn bắt gặp hình ảnh nhiều người tụ tập ở góc đường làng, nơi có chiếc xe tải nhỏ chở đầy hàng hóa khi thì bánh kẹo, khi thì áo quần, nồi niêu để bán. Người bán hầu như không phải nói mà thâu sẵn lời quảng cáo hấp dẫn “giá rẻ, chất lượng cao” ở trong máy để tự động phát ra. Bất cứ mặt hàng gì, người mua đều tập trung rất đông. Nhiều người ra về với lỉnh kỉnh đồ đạc, gương mặt cười tươi vì mua được nhiều thứ với giá cả rẻ hơn so với thị trường. Tìm hiểu mới biết người bán ở nơi khác tới, bán xong là đi ngay nên người mua nếu có gặp vấn đề gì về hàng hóa cũng không thể đổi trả. Điều đáng nói, nhiều các sản phẩm được bán có tên “na ná” giống các sản phẩm có thương hiệu trên thị trường.
Bà Lê Thị L. ở thôn Thủy Ba Tây, xã Vĩnh Thủy cho biết: “Thường thì mặt hàng nào giá rẻ có khá nhiều người mua. Mấy tháng trước nhà tôi cũng vừa mua được một cái bếp gas mini hiệu Ruinai nghe nói được sản xuất ở Nhật với giá khá rẻ. Nhiều khi xem ti vi cũng nghe nói về việc hàng giả, hàng nhái nhưng khi mua hàng, tâm lý là vừa tiền thì mua, vậy thôi”. Chiếc bếp gas mà bà L. nói gần giống với thương hiệu Rinnai của Nhật Bản, còn thương hiệu Ruinai thì khá xa lạ trên thị trường. Không chỉ bà L., hầu như vẫn còn rất nhiều người tiêu dùng ở nông thôn khi mua hàng chẳng mấy khi quan tâm về nhãn mác, nguồn gốc hay hạn sử dụng của sản phẩm. Câu hỏi đầu tiên họ đặt ra với người bán là giá bao nhiêu và so sánh với các sản phẩm cùng loại có trên thị trường. Khi được hỏi nếu trong trường hợp hàng hóa mua về sử dụng chất lượng không đúng như quảng cáo thì giải quyết như thế nào?, bà L. cho biết: “Thì đành chịu vì người bán hầu như ít khi xuất hiện lần 2, trừ một số xe hàng bán bánh kẹo, thực phẩm hoặc quần áo”. Chính vì tâm lý chủ quan của nhiều người dân ở nông thôn đã tạo mảnh đất “màu mỡ” cho hàng giả, hàng nhái phát triển.
Những năm qua, nhằm quảng bá và vận động người dân trong tỉnh ưu tiên dùng hàng Việt Nam, Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại tỉnh tổ chức các phiên chợ đưa hàng Việt Nam sản xuất về phục vụ tại thị trường nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mua sắm những mặt hàng trong nước sản xuất phù hợp với mức sống của mình, đồng thời doanh nghiệp cũng có cơ hội mở rộng thị trường để phát triển sản xuất. Tuy nhiên hiện nay, đời sống của người dân ở nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, sức mua của người dân còn hạn chế nên nhiều khi các mặt hàng Việt cũng không được ưu tiên bằng các mặt hàng giá rẻ được bày bán tràn lan.
Từ thực tế trên cho thấy, cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái không chỉ là nỗ lực từ phía cơ quan chức năng mà rất cần sự chủ động của người tiêu dùng. Thái độ kiên quyết từ chối hàng giả, hàng nhái của người mua chính là sự tẩy chay đối với hàng hóa vi phạm và bảo vệ cho sức khỏe của chính mình. Nếu không có được điều này thì sự nỗ lực của cơ quan chức năng cũng chỉ như “ném đá ao bèo”. Do đó, cần tuyên truyền nâng cao nhận thức và văn hóa tiêu dùng của người dân nông thôn, từ đó giúp họ thay đổi hành vi trong tiêu dùng, đồng thời chú trọng, ưu tiên hơn dùng các sản phẩm hàng hóa do Việt Nam sản xuất.
Hoài Nam
Những ngày gần Tết Quý Mão, nhiều người bán hàng sử dụng các trang mạng xã hội để tăng cường rao bán thực phẩm “nhà làm” với tên rất kêu bằng tiếng Anh ...
QR Code (Quick Response Code), hay còn được biết đến với tên gọi là mã phản hồi nhanh, là một loại mã vạch 2 chiều có thể được quét bằng máy đọc mã vạch hoặc ...
Đối với người tiêu dùng, nhu cầu mua hàng đảm bảo chất lượng là nhu cầu thường xuyên, cần thiết trong cuộc sống. Tùy vào điều kiện kinh tế để mỗi người có thể ...
Những năm qua, Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị đã góp phần không nhỏ trong kết nối tiêu thụ sản phẩm và phục vụ hàng hóa thiết yếu, đáp ứng ...
Thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, cùng với sự vào cuộc của các cấp, ngành, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã hưởng ứng ...
Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng phong phú trong dịp Tết Quý Mão 2023 của khách hàng, cùng với kinh doanh tại cửa hàng cố định, nhiều tiểu thương, doanh nghiệp đã tận ...
Tình hình cung cầu, giá cả thị trường trên địa bàn tỉnh thời gian trước, trong tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tương đối ổn định, không có hiện tượng tăng giá đột ...
Nhằm khuyến khích người tiêu dùng lấy hóa đơn điện tử khi mua hàng hóa, dịch vụ, thời gian qua, Cục Thuế tỉnh tập trung nhiều giải pháp nhằm triển khai hiệu ...
QTO - Trong hành trình đổi thay mạnh mẽ tại các vùng nông thôn Quảng Trị có thể thấy rõ dấu ấn sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân. Trong đó,...
QTO - Với tổng mức đầu tư lớn, tập trung cho kết cấu hạ tầng đô thị, Dự án Phát triển đô thị ven biển miền Trung hướng đến tăng trưởng xanh và ứng phó với...
(QT) - Sau một thời gian chuẩn bị với sự vào cuộc tích cực của lãnh đạo tỉnh, các ngành chức năng, chính quyền các huyện Hải Lăng, Triệu Phong và sự quan tâm hỗ trợ của Chính...
(QT) - Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp là một trong những giải pháp an toàn để đưa sản xuất nông nghiệp hữu cơ thay thế dần nền nông nghiệp vô cơ, đem lại...
(QT) - Sự kiện Ủy ban châu Âu (EC) áp dụng biện pháp cảnh báo thẻ vàng đối với sản phẩm hải sản xuất khẩu của Việt Nam là lời cảnh báo đối với hoạt động khai thác hải sản xa bờ...
(QT) - Hiện nay, trên địa bàn huyện Hướng Hóa vẫn còn nhiều hộ gia đình, cá nhân thiếu đất ở, đất sản xuất và nhiều hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử...
(QT) - Sau gần 8 năm triển khai thực hiện, Cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động đã có sức lan tỏa mạnh mẽ trong toàn tỉnh...
(QT) - Theo số liệu thống kê của tổng điều tra kinh tế năm 2017, đến hết năm 2017, toàn tỉnh có 2.560 doanh nghiệp và HTX. Để đạt được mục tiêu số lượng doanh nghiệp thành lập...