Cập nhật: Thứ 4, 22/08/2018 | 05:16 GMT+7

Hỗ trợ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số

(QT) - Hiện nay, trên địa bàn huyện Hướng Hóa vẫn còn nhiều hộ gia đình, cá nhân thiếu đất ở, đất sản xuất và nhiều hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (CNQSD) đất nhưng chưa được đáp ứng. Tổng số giấy CNQSD đất đã cấp trên địa bàn huyện từ trước đến nay là 26.057 giấy.

Bộ đội và thanh niên tình nguyện giúp dân làm đất để trồng cây

Kết quả rà soát, xác định số thửa đất cần cấp giấy CNQSD đất toàn huyện Hướng Hóa còn 5.344 thửa, trong đó 5.215 thửa chưa cấp giấy CNQSD đất và 129 thửa chưa đăng ký. Số thửa chưa cấp giấy CNQSD đất phân theo từng loại đất cụ thể, gồm: 3.734 thửa đất sản xuất nông nghiệp; 637 thửa đất lâm nghiệp; 46 thửa đất nuôi trồng thủy sản; 522 thửa đất ở nông thôn; 276 thửa đất ở đô thị, với tổng diện tích hơn 29.000 ha. Số thửa đất chưa cấp giấy CNQSD đất nói trên đã đăng ký cấp giấy CNQSD đất nhưng chưa đủ điều kiện để cấp vì hồ sơ địa chính còn thiếu thông tin, số liệu đo đạc không chính xác, quy chủ sử dụng đất không đúng vị trí thực tế…

Thực hiện Nghị quyết 10/2018/NQHĐND ngày 18/7/2018 của HĐND tỉnh “về chính sách hỗ trợ đất ở và kinh phí cấp giấy CNQSD đất ở, đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo và hộ nghèo ở các xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt khó khăn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2019-2022”, huyện Hướng Hóa xây dựng kế hoạch thực hiện thêm một bước nữa, hỗ trợ đất ở và kinh phí cấp giấy CNQSD đất ở, đất sản xuất cho tất cả hộ đồng bào DTTS nhằm tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc nhất về sản xuất, đời sống, đảm bảo đồng bào DTTS trên địa bàn huyện có đủ đất sản xuất, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Chấm dứt tình trạng du canh, du cư, góp phần giảm nghèo bền vững, giảm dần chênh lệch trong phát triển giữa vùng DTTS với các vùng khác, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giữ vững trật tự xã hội, an ninh- quốc phòng.

Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa Lê Quang Thuận cho biết, đối với đồng bào DTTS, đa số các gia đình đều có đất sản xuất nương rẫy, lấy việc trồng cây lúa cạn và hoa màu như ngô, khoai, sắn… làm nguồn thu nhập chính. Hiện nay, bên cạnh tập quán sản xuất nương rẫy, người dân đang có nhu cầu chuyển đổi phương thức canh tác, khai hoang mở rộng diện tích cây lúa nước và trồng các loại cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, cao su, cây nguyên liệu, cây lâm nghiệp…, nên thiếu đất sản xuất. Tổng số hộ DTTS trên địa bàn huyện thiếu đất sản xuất là 3.756 hộ với nhu cầu về tổng diện tích 5.313 ha. Tổng diện tích cần đo đạc, rà soát 11.721 ha, trong đó gồm 5.313 ha của các hộ DTTS thiếu đất sản xuất và 6.408 ha đất rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu, đất của các tổ chức, doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn quá thời hạn không đưa vào sử dụng theo quy định. Huyện Hướng Hóa đã xây dựng phương án chuyển đổi đất, rừng phòng hộ đầu nguồn ít xung yếu sang quy hoạch phát triển rừng sản xuất, giải quyết vấn đề thiếu đất cho đồng bào DTTS, sử dụng hiệu quả diện tích đất các đơn vị đã giao lại cho địa phương quản lý. Tổng kinh phí thực hiện đo đạc, cấp giấy CNQSD đất sản xuất cho đồng bào DTTS trên địa bàn huyện hơn 8,5 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ theo Đề án số 908/ĐAUBND ngày 16/3/2018 của UBND tỉnh gần 2,5 tỷ đồng và ngân sách cấp huyện.

Về giải pháp cấp đất cho đồng bào DTTS, đối với các xã, thị trấn tự cân đối được quỹ đất hiện có thì UBND các xã, thị trấn căn cứ quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội và nhu cầu sử dụng đất tại địa phương mình để bố trí cho đồng bào DTTS tại địa bàn, lập hồ sơ cấp đất cho từng hộ gia đình trình UBND huyện cấp giấy CNQSD đất. Đối với các xã, thị trấn chưa cân đối được quỹ đất hiện có thì UBND xã tổ chức rà soát lại quỹ đất trên địa bàn, nhất là quỹ đất do UBND xã quản lý đã quy hoạch thực hiện chính sách nhưng bị lấn chiếm; phối hợp với các ngành chức năng tham mưu UBND huyện đề nghị UBND tỉnh thu hồi một số diện tích từ các nông, lâm trường, ban quản lý rừng phòng hộ và các doanh nghiệp sử dụng không hiệu quả; quản lý diện tích đất đã khai hoang phục hóa, đất đã được hiến, mua, chuyển nhượng tự nguyện; tổ chức khai thác những vùng đất còn hoang hóa, nhằm tạo nguồn quỹ đất công, giao cho địa phương quản lý, xem xét giải quyết cho hộ dân chưa có hoặc thiếu đất sản xuất, sau đó trình UBND huyện cấp giấy CNQSD đất.

Theo đó, năm 2018 tập trung rà soát một số xã trọng điểm như Ba Tầng, Hướng Lộc, Húc, Hướng Tân. Năm 2019, tổ chức rà soát tại các xã Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Linh, Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập. Năm 2020, tổ chức rà soát tại các xã A Dơi, A Túc, A Xing, Xy, Thanh, Thuận. Năm 2021, tổ chức rà soát tại các xã Hướng Lập, Hướng Việt, Tân Long, Tân Thành, thị trấn Lao Bảo. Riêng thị trấn Khe Sanh đang được thực hiện theo dự án do Sở Tài nguyên và Môi trường làm chủ đầu tư nên không đưa vào thực hiện chính sách hỗ trợ. Phấn đấu đến năm 2021, giải quyết đất sản xuất cho 85% đồng bào DTTS trên địa bàn huyện, tạo điều kiện về quỹ đất cho người dân thực hiện các mô hình liên doanh, liên kết, đầu tư ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông- lâm nghiệp, góp phần giảm nghèo bền vững, giảm dần chênh lệch mức thu nhập giữa vùng đồng bào DTTS với các vùng khác.

Khánh Ngọc



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đồng hành, góp sức xây dựng nông thôn mới

Đồng hành, góp sức xây dựng nông thôn mới
10:30 tối Thứ 5

QTO - Trong hành trình đổi thay mạnh mẽ tại các vùng nông thôn Quảng Trị có thể thấy rõ dấu ấn sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và người dân. Trong đó,...

Nguồn sáng trên đất ba dan

Nguồn sáng trên đất ba dan
23:24 20/08/2018

(QT) - Huyện Hướng Hóa có vùng đất đỏ ba dan màu mỡ, nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số và người Kinh từ miền xuôi lên lập nghiệp. Vượt qua bao khó khăn gian khổ,...

Người tiên phong trồng rừng FSC ở Quảng Trị

Người tiên phong trồng rừng FSC ở Quảng Trị
23:21 20/08/2018

(QT) - Quảng Trị là địa phương đầu tiên của cả nước trồng rừng theo chứng nhận quản lý rừng bền vững FSC; trong đó, Gio Linh là một trong hai huyện đầu tiên của tỉnh thực hiện...

Thời tiết

26°C - 35°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 25°C - 35°C
    Có mây, không mưa
  • 29°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long