
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Quảng Trị là địa phương đầu tiên của cả nước trồng rừng theo chứng nhận quản lý rừng bền vững FSC; trong đó, Gio Linh là một trong hai huyện đầu tiên của tỉnh thực hiện mô hình này và ông Lê Biên Hòa, trú tại thôn Kinh Môn, xã Trung Sơn là nông dân tiên phong đăng ký tham gia trồng rừng FSC. Cũng nhờ ông mà nhiều gia đình ở huyện Gio Linh chuyển sang trồng rừng FSC, nâng cao hiệu quả kinh tế, từng bước thoát nghèo, vươn lên làm giàu…
![]() |
Ông Hòa kiểm tra chất lượng rừng FSC |
Cựu chiến binh Lê Biên Hòa năm nay 59 tuổi, từng tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia và biên giới phía Bắc. Ông kể: “Năm 1978-1979, tôi đi bộ đội, chiến đấu ở chiến trường Campuchia, từ năm 1979-1984, được điều lên chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Sau năm 1984, tôi về quê và lập gia đình 2 năm sau đó. Năm 1996, tôi bắt đầu trồng rừng keo lai theo dự án trồng rừng Việt-Đức với 4 ha. Khi tham gia dự án, tôi được hỗ trợ phân bón, giống cây và cấp sổ đỏ cho diện tích rừng trồng. Nhận thấy hiệu quả của việc trồng rừng mang lại rất lớn nên năm 2003, tôi khai hoang thêm 10 ha ở vùng hồ Kinh Môn để trồng rừng. Một năm sau, tôi tiếp tục mua thêm 18 ha nữa để mở rộng diện tích rừng. Đến nay, gia đình tôi có 32 ha rừng keo lai trồng theo chứng chỉ FSC”.
Dẫn chúng tôi đi dưới tán rừng keo lai xanh tốt, ông Hòa cho biết cách đây khoảng 10 năm về trước, nhờ sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật và kinh phí của Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) Việt Nam và Tổng cục Lâm nghiệp, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Quảng Trị triển khai thực hiện mô hình quản lý rừng trồng bền vững để cấp chứng chỉ FSC cho nhóm hộ gia đình đã tham gia dự án trồng rừng Việt - Đức tại địa bàn 2 xã Trung Sơn (Gio Linh) và Vĩnh Thủy (Vĩnh Linh). Đến năm 2010, mô hình được đánh giá lần đầu tiên, cấp chứng chỉ thời hạn 5 năm (2010 - 2015) cho 316 ha rừng của 118 hộ gia đình thuộc 5 thôn của hai xã trên. Đây là mô hình quản lý rừng bền vững của nhóm hộ nông dân đầu tiên ở Việt Nam được cấp chứng chỉ FSC. Ông Hòa chia sẻ, rừng FSC 10 năm mới cho khai thác trong khi trồng rừng truyền thống chỉ trong vòng 5 năm. Tuy nhiên, sản lượng rừng FSC cao vượt trội, ước tính đạt 180 m3 gỗ xẻ/ha và 50 tấn gỗ dăm/ha. Một vụ (chu kỳ 10 năm), sau khi trừ chi phí, ông thu được khoảng 220 triệu đồng/ha. Nếu trồng rừng theo phương thức truyền thống thì chỉ khai thác gỗ dăm với sản lượng ước đạt 80 tấn/ha, sau chu kỳ 5 năm, mỗi vụ lãi được 50 triệu đồng/ha. Như vậy, trồng rừng FSC lãi gấp đôi rừng trồng truyền thống.
Nói về lợi ích của việc trồng rừng FSC, ông Hòa cho hay, lợi ích đầu tiên là công sức bỏ ra ít, đầu ra ổn định, lợi nhuận cao và đặc biệt, trồng rừng FSC sẽ giúp tăng độ che phủ của rừng, đất được bảo vệ, hạn chế xói mòn rửa trôi. Hiện tại, ông Hòa là người có diện tích rừng FSC lớn nhất huyện Gio Linh. Từ khi trồng rừng FSC, gia đình ông Hòa tạo việc làm cho 10-15 nhân công chăm sóc rừng; đến mùa vụ khai thác, số nhân công thời vụ tăng lên khoảng 40 lao động với mức tiền công trung bình 300 ngàn đồng/người/ngày. Từ khi thấy ông Hòa trồng rừng FSC hiệu quả cao, nhiều gia đình trong vùng đã đến học hỏi kinh nghiệm và nay diện tích rừng FSC ở Trung Sơn ngày càng tăng lên. Toàn xã hiện có trên 100 ha rừng FSC với 40 hộ tham gia, thuộc 2 nhóm hộ (một nhóm do ông Lê Biên Hòa làm chủ nhiệm, nhóm thứ 2 do ông Lê Văn Cường ở thôn Giang Xuân Hải làm chủ nhiệm).
Ngoài là một trong những người tiên phong trồng rừng FSC, ông Hòa còn là người đầu tiên đưa phương pháp gieo sạ hàng vào trồng lúa vào năm 2007. “Tìm hiểu thông tin trên tivi, sách báo thấy gieo sạ hàng mang lại rất nhiều lợi ích như lợi giống, lợi phân bón, giúp cây chống chịu được sâu bệnh, cho năng suất cao… năm 2007, được dự án chuyển giao kỹ thuật của Công ty Giống cây trồng vật nuôi Quảng Trị hỗ trợ nên tôi quyết định chuyển sang canh tác 1 ha lúa CH95 và Bắc Thơm theo phương thức sạ hàng, mỗi năm 2 vụ, mỗi vụ thu hoạch được 5 tấn, một năm thu được 10 tấn lúa”, ông Hòa cho biết. Hiện nay, sau khi trừ đi các chi phí, từ rừng FSC, ruộng lúa và 1 ha cao su, ông Hòa thu lãi ròng khoảng 800 triệu đồng/năm.
Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Hòa còn được người dân trong vùng yêu mến bởi luôn quan tâm đến cộng đồng. Ông luôn sẵn sàng hỗ trợ cây giống miễn phí và hướng dẫn, tư vấn kỹ thuật trồng rừng FSC cho những người có nhu cầu. Ông thường xuyên được mời đi chia sẻ kinh nghiệm về trồng rừng chứng chỉ FSC. Ngoài ra, ông còn tích cực làm thiện nguyện, giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Năm 2014, ông hỗ trợ bà Trịnh Thị Hoa ở cùng thôn, thuộc diện hộ nghèo 20 triệu đồng và 3 khối gỗ để xây nhà mới. Năm 2015, ông đóng góp 20 triệu đồng vào quỹ xây nhà đồng đội cho Hiệp hội Doanh nhân cựu chiến binh Việt Nam; tặng 5 sổ tiết kiệm, mỗi sổ trị giá 500 ngàn đồng cho 5 gia đình chính sách thuộc 5 thôn của xã Trung Sơn…
Hiện tại, ông Hòa là Trưởng Ban kiểm soát HTX Kinh Môn, Chi hội trưởng Chi hội Những người có chứng chỉ rừng Quảng Trị và là một trong những doanh nhân cựu chiến binh tiêu biểu của Hiệp hội Doanh nhân cựu chiến binh Việt Nam. Ông vinh dự được nhận bằng khen của Liên minh HTX Việt Nam vì có thành tích xuất sắc trong xây dựng và phát triển HTX năm 2005; kỷ niệm chương của Hội CCB Việt Nam; bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh trao tặng đạt danh hiệu điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2010-2015 và nhiều giấy khen của các cấp, ngành trong tỉnh…
Trần Tuyền
Bảo vệ môi trường hệ sinh thái, đa dạng sinh học, giảm nguy cơ cháy rừng, đồng thời mang lại giá trị kinh tế cao hơn trên cùng một diện tích canh tác là hiệu ...
Huyện Cam Lộ vừa làm việc với Công ty TNHH Gỗ Quốc gia-Chi nhánh Quảng Trị về liên kết rừng trồng có chứng chỉ FSC.
Trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC chính là chủ trương lớn và cũng là giải pháp quan trọng để cơ cấu lại ngành lâm nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế, cung cấp ...
Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng, huyện Hải Lăng đang từng bước khẳng định vị thế là vùng kinh tế lâm nghiệp bền vững với chiến lược phát triển rừng gỗ lớn, rừng ...
Hôm nay 11/2, UBND huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị phối hợp với Công ty TNHH Gỗ Quốc gia - Chi nhánh Quảng Trị tổ chức chương trình tham vấn các bên liên quan về ...
Tăng giá trị nguồn thu, bảo vệ môi trường sinh thái là những “lợi ích kép” khi triển khai mô hình trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ FSC. Chủ trương này đang được ...
Anh Võ Long Thành sinh năm 1992, ở Khu phố 6, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh. Năm 2018, anh quyết tâm khởi nghiệp bằng hướng đi ít người trẻ lựa chọn, đó là ...
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu: xây dựng Quảng Trị trở thành trung tâm cung cấp gỗ nguyên liệu và ...
QTO - Thực hiện phương châm “Hướng mạnh về cơ sở”, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Quảng Trị luôn đồng hành, chung sức với...
QTO - Phát huy vai trò của mình, những năm qua, các công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp đã trở thành cầu nối quan trọng, gắn kết giữa người lao động (NLĐ)...
Theo báo cáo mới nhất của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), những ngày đầu tháng 8, giá heo hơi trong nước đạt mức cao kỷ lục trong nhiều năm. Tại một số tỉnh, thành ở miền...
(QT) - Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang được UBND tỉnh Quảng Trị, ngành Nông nghiệp quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm...
(QT) - Với mục tiêu tạo việc làm, giúp người dân phát triển kinh tế gia đình, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và tạo ra sản phẩm tiêu biểu có thế mạnh của địa phương để quảng...
(QT) - Còn khoảng 2 tuần nữa năm học mới 2018 - 2019 mới chính thức bắt đầu nhưng ngay từ bây giờ, tại các nhà sách đã nhộn nhịp cảnh bố mẹ đưa con đi mua sách và đồ dùng học...
(QT) - Vùng cát xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong có chất đất, độ ẩm phù hợp để trồng loại đậu đen xanh lòng có năng suất cao, chất lượng thơm, ngon. Mới đây, sản phẩm sản phẩm...
(QT) - Mùa du lịch biển năm nay, du khách gần xa đã tìm về với Khu dịch vụ du lịch Nhật Tân, xã Triệu Lăng, huyện Triệu Phong. Khu dịch vụ du lịch này có diện tích 5,4 ha được...