
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu lao động (XKLĐ) trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là ở vùng nông thôn phát triển mạnh mẽ, mang lại hiệu quả tích cực trong giải quyết việc làm, thu nhập, nâng cao tác phong công nghiệp và kỉ luật lao động. Đặc biệt, nếu người lao động chăm chỉ sẽ tích lũy được một số vốn khá lớn để lập thân, lập nghiệp khi hết hạn hợp đồng trở về địa phương. Vì thế, nhiều lao động ở vùng nông thôn rất muốn tham gia XKLĐ. Nắm được tâm lí đó, một số “cò” môi giới và các công ty hoạt động XKLĐ trái phép đã lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các lao động và bỏ trốn hoặc chối bỏ trách nhiệm, gây ra nhiều hệ lụy cho người lao động.
![]() |
Ông Lê Văn Tụy, bố của anh L.Đ.P ở xã Hải Trường, huyện Hải Lăng trò chuyện với phóng viên. Ảnh: HG |
Công tác XKLĐ, đưa người lao động ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng được xác định là nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững. Đồng thời, XKLĐ cũng giải quyết việc làm hiệu quả, tăng nguồn thu ngoại tệ, nâng cao trình độ tay nghề, tác phong công nghiệp cho lao động, góp phần phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh. Do đó thời gian qua, cả hệ thống chính trị của tỉnh đã vào cuộc cùng với sự đồng thuận của người dân, hoạt động XKLĐ đã được duy trì và tăng dần qua từng năm. Nếu như năm 2018 có 1.818 người đi XKLĐ thì trong năm 2019 tính đến hết tháng 11 đã có 1.950 người XKLĐ, dự kiến tổng kết cuối năm có trên 2.000 người.
Theo thống kê, bình quân mỗi lao động đi XKLĐ gửi tiền về cho gia đình 20 triệu đồng/người/ tháng. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn mang lại từ XKLĐ thì do tâm lí một bộ phận người nôn nóng xuất cảnh nhanh, làm việc hưởng lương cao trong điều kiện thuận lợi, được bao đỗ đơn hàng theo sự lôi kéo của các tổ chức, cá nhân không chính danh nên đã chịu chi phí khá lớn so với mặt bằng chung nhưng kết quả không như mong đợi. Thậm chí có lao động còn bị lợi dụng sức lao động vào những công việc mà nước bạn nghiêm cấm, ảnh hưởng đến sức khỏe, thu nhập, quyền lợi, tự do, tiền lương và kể cả tính mạng. Đã có nhiều trường hợp rơi vào tình trạng bị bỏ rơi, lừa đảo dẫn đến “tiền mất tật mang” từ XKLĐ…
Trong căn nhà nhỏ ở thôn Mỵ Trường, xã Hải Trường, huyện Hải Lăng, ông Lê Văn Tụy, bố của anh L.Đ.P- nạn nhân của một vụ bị bỏ rơi khi XKLĐ tỏ ra mệt mỏi khi nhắc chuyện về con trai của mình. Ông Tụy cho biết, học xong THPT con trai ông đi nghĩa vụ quân sự. Sau khi xuất ngũ, nghe theo người quen giới thiệu nên P. tìm đến một trung tâm đào tạo tiếng Nhật học để đi XKLĐ. Tuy nhiên, theo ông Tụy, khi con ông được xuất cảnh qua Nhật một thời gian thì đành quay về vì không có việc làm, hoặc làm trái việc và không được trả lương… Sau khi trở về, con trai ông theo người quen đi làm thợ sơn thuê ở tỉnh Cao Bằng để kiếm tiền trả nợ vay khi đi XKLĐ.
Liên lạc qua điện thoại, anh L.Đ.P kể: “Cũng như nhiều thanh niên khác, tôi cũng tìm hiểu và được người quen giới thiệu cho một trung tâm đào tạo tiếng Nhật ở thành phố Đông Hà. Sau đó theo chương trình, tôi cũng được học tiếng và được đi XKLĐ qua Nhật Bản sau 6-7 tháng theo học. Nhưng khi qua Nhật Bản thì không có việc làm do không có giấy tờ hợp lệ, nhờ bạn bè bên đó giới thiệu nên tôi cũng đổi qua nhiều chỗ làm khác nhau. Tuy nhiên các chủ lao động bên đó bảo tôi là người bất hợp pháp, không có giấy tờ nên không trả lương. Tôi gọi điện về công ty mà tôi đi XKLĐ thì họ bảo họ cũng bị lừa nên tôi cũng không biết đường nào mà lần. Tôi xuất cảnh ngày 22/12/2018 thì về nước vào ngày 3/9/2019, ở được gần 9 tháng. Trong thời gian làm việc ở Nhật Bản nếu không có sự giúp đỡ về chỗ ăn, chỗ ở và được bạn bè giúp đỡ cho tiền về thì tôi không biết số phận của mình sẽ ra sao...”.
Sau “cú vấp” của mình, P. chia sẻ với những người có ý định đi XKLĐ: “Đã xác định đi XKLĐ thì trước tiên phải tìm hiểu kĩ đơn hàng sắp thi, nếu thi đậu rồi thì tìm hiểu kĩ địa chỉ, nơi làm việc bên nước đó, yêu cầu đơn vị đưa đi lao động, đơn vị sử dụng lao động phải đưa thông tin, hợp đồng công việc cụ thể, mức lương làm việc thực tế… Nếu không nắm kĩ mọi thông tin như thế thì các bạn rất dễ rơi vào trường hợp bị bỏ rơi như tôi”. Bố P. buồn rầu cho biết thêm, trước khi đi gia đình đã vay mượn anh em, người quen, ngân hàng khoảng 300 triệu đồng để lo mọi chi phí cho P. đi XKLĐ. Nhưng trước việc con trai ông rơi vào tình cảnh bị “đem con bỏ chợ” như vậy nên khoản nợ kia trở thành gánh nặng đối với gia đình. “Vợ chồng tôi làm nghề nông là chủ yếu, tôi có làm thêm nghề mộc nhưng thu nhập chẳng đáng là bao. Vợ tôi thì hay đau yếu, lại vừa trải qua 2 đợt gãy chân nên sức khỏe càng yếu thêm. Vậy nên sắp tới tôi cũng chẳng biết xoay đâu ra tiền mà trả nợ. Giờ chỉ mong P. đi làm thợ sơn để dần trả nợ cho người ta”, ông Tụy than thở.
Hay như trường hợp của anh Tr.T., ở thôn Xuân Tiến, xã Gio Việt, huyện Gio Linh cũng là một nạn nhân bị lừa XKLĐ. Theo anh T. cho biết, nghe người quen giới thiệu, anh đã nộp 12.000 USD cho một công ty ở Hà Nội với lời hứa sau 2 tháng sẽ được sang Hàn Quốc theo diện du học với thời hạn 5 năm. “Gia đình tôi vay mượn, gom góp họ hàng, anh em được 8.000 USD để đặt cọc cho công ty và cũng đã được công ty cho tham gia theo học tiếng. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm từ khi nộp tiền cọc tôi vẫn chưa được xuất cảnh vì đại diện công ty nói là đi khó, đi không an toàn và đến nay tôi vẫn chưa lấy lại được tiền dù đã nhiều lần liên lạc đòi lại tiền”. Theo thống kê, đến nay toàn xã Gio Việt có khoảng 600 người đi XKLĐ và chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2019 toàn xã có 173 lao động xuất cảnh đi nước ngoài làm việc. Lượng tiền do lao động gửi về hằng năm ở xã là khá lớn, góp phần tích cực thúc đẩy xây dựng kinh tế- xã hội của địa phương… Tuy nhiên, thời gian gần đây trên địa bàn xã có một số người đi XKLĐ theo con đường không chính thống nên đã rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang”.
Xung quanh những vấn đề trên, bà Dương Thị Hải Yến, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH khuyến cáo, người lao động có nguyện vọng XKLĐ trước tiên cần phải đọc hiểu hợp đồng đưa người lao động đi lao động nước ngoài với doanh nghiệp phái cử. Đồng thời phải lựa chọn những doanh nghiệp XKLĐ được sở thẩm định và giới thiệu; tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của mình ở nước mình đang đến; lựa chọn những đơn hàng phù hợp với điều kiện năng lực và kiểm tra chi phí của đơn hàng đó để tránh tình trạng bị lừa gạt, hoặc tốn rất nhiều chi phí so với mặt bằng hiện nay…
Bà Yến cho biết thêm, năm 2019 sở đã thẩm định 25 hồ sơ của 25 doanh nghiệp hoạt động đưa người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng. Các đơn vị này có quyền đến tư vấn, tuyển dụng lao động trên địa bàn. Sở cũng đã có công văn gửi các huyện, thị xã, thành phố đề nghị chỉ đạo Phòng LĐ-TB&XH phối hợp với các xã, phường, thị trấn để kiểm tra giám sát hoạt động tư vấn, tuyển dụng lao động đi lao động nước ngoài. “Đối với các đơn vị hoạt động XKLĐ trái phép, chúng tôi một mặt phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, cương quyết không cho tổ chức hoạt động tư vấn, tuyển dụng, mặt khác tích cực tuyên truyền, khuyến cáo người dân không được làm việc với những đơn vị đó để tránh rủi ro. Song song với những việc này, hiện chúng tôi cũng kêu gọi các đơn vị hoạt động XKLĐ uy tín, có thương hiệu đến tư vấn và tuyển dụng lao động trên địa bàn”, bà Yến cho biết thêm.
Hiếu Giang
Công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) của huyện Gio Linh đã trở thành điểm sáng trong toàn tỉnh. Nhờ vậy, hàng nghìn lao động đã có việc làm, thu nhập cao, góp ...
Nhờ thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xuất khẩu lao động (XKLĐ), những năm gần đây, phong trào XKLĐ phát triển khá ...
Xuất khẩu lao động (XKLĐ) năm 2022 ghi nhận những kết quả nổi bật so với kế hoạch đề ra; điều này cho thấy thị trường XKLĐ đang phục hồi mạnh mẽ sau một thời ...
Thanh niên dân tộc thiểu số nếu tự mình tìm hiểu thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) để giải quyết việc làm của bản thân là vấn đề không hề dễ dàng vì nhiều ...
Những năm qua, nhờ làm tốt chính sách khuyến khích, hỗ trợ xuất khẩu lao động (XKLĐ), người lao động các xã vùng biển như Trung Giang, Gio Hải, Gio Việt và thị ...
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định giải quyết việc làm, trong đó xuất khẩu lao động (XKLĐ) là nội dung quan ...
Khoảng 10 năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh có hàng nghìn người trong độ tuổi lao động, từ cử nhân đại học đến thanh niên vừa tốt nghiệp cấp 3 hay những người ...
Xuất khẩu lao động (XKLĐ) góp phần quan trọng vào thành tựu chung về phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) và giảm nghèo của tỉnh. Đây là một giải pháp quan trọng ...
QTO - Chung tay hưởng ứng phong trào “Xóa nhà tạm, nhà dột nát”, chiều 24/7, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT - QP) 337, Quân khu 4 phối hợp với xã Đakrông và...
QTO - Ngày 24/7, theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Ninh, nhiều dị vật sống là ve chó trong tai một bé gái đã được phát hiện qua nội soi tai...
QTO - Chiều 24/7, Đoàn xã Ninh Châu tổ chức bàn giao nhà “Nhân ái” cho bà Nguyễn Thị Lệ Vinh, thôn Quảng Xá, xã Ninh Châu.
QTO - Ngay sau khi bão số 3 suy yếu và tan dần, chính quyền xã La Lay đã triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả do ảnh hưởng bão gây ra, trong đó khẩn...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 4 giờ ngày 24/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,7 độ vĩ bắc; 118,3 độ kinh đông, trên vùng biển phía đông của khu vực bắc...
QTO - Thực hiện đề án hỗ trợ nhà ở cho người có công (NCC) với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, xã Quảng Ninh đã triển khai linh hoạt nhiều giải pháp, huy...
QTO - Gia đình chị Trần Thị Thương (37 tuổi), ở đội 7, thôn Nại Cữu, xã Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đang đối mặt với bi kịch chồng chất. Chồng chị vừa qua...
(QT) - Đã hơn 40 năm công trình thủy nông Nam Thạch Hãn được khởi công xây dựng và hoàn thành, khơi thông dòng nước tưới mát ruộng đồng, nhân lên những vụ mùa no ấm cho vùng...