{title}
{publish}
{head}
Nhờ thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xuất khẩu lao động (XKLĐ), những năm gần đây, phong trào XKLĐ phát triển khá mạnh ở một số xã vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Hướng Hoá. Đặc biệt, nhiều lao động người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đi lao động theo hợp đồng ở nước ngoài có nguồn thu nhập tốt, tiết kiệm gửi tiền về hỗ trợ gia đình làm ăn, xây dựng nhà cửa khang trang, góp phần giảm nghèo bền vững.
Nhờ có nguồn tiền của con gái đi xuất khẩu lao động gửi về, ông Hồ Văn Thanh, thôn Ta Xía, xã Hướng Lộc có điều kiện sửa sang lại nhà cửa khang trang - Ảnh: M.L
Hướng Lộc được đánh giá là một trong những địa phương ở huyện làm tốt công tác XKLĐ, có số lượng lao động tham gia làm việc ở nước ngoài khá cao. Đây là một xã vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn. Toàn xã có 6 thôn với 646 hộ, 3.262 khẩu, 95% dân số là người dân tộc Vân Kiều. Nhận thấy XKLĐ là một trong những hướng đi góp phần giải quyết việc làm cho lao động phổ thông, nâng cao thu nhập, giảm nghèo, xã đẩy mạnh tuyên truyền về hiệu quả của XKLĐ cho người dân. Vì vậy, từ năm 2022 - 2024, toàn xã có khoảng 10 lao động đi XKLĐ ở một số thị trường như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan...
Cũng như nhiều gia đình trong thôn Ta Xía, xã Hướng Lộc, trước đây nguồn thu nhập chính của gia đình ông Hồ Văn Hôn chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, đời sống rất khó khăn. Gia đình ông có 3 người con, người con trai đầu đã tốt nghiệp đại học, đi làm việc ở Hà Nội. Để có kinh tế bền vững hơn, con gái thứ hai của ông lựa chọn đi XKLĐ ở Nhật Bản. Đều đặn mỗi tháng, con gái gửi về cho gia đình 20 triệu đồng.
Từ nguồn vốn này, ông Hôn xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lý. Một phần ông tiết kiệm để sau này con về có vốn làm ăn. Một phần dùng để sửa chữa, tân trang nhà cửa, mua sắm đồ dùng chất lượng tốt phục vụ cuộc sống và mở rộng mô hình chăn nuôi, trồng trọt cho gia đình. Nhận thấy hiệu quả kinh tế từ XKLĐ mang lại, người con trai út của ông cũng quyết định đi lao động ở Nhật Bản.
Gia đình ông Hồ Văn Thanh, ở thôn Ta Xía cũng có con gái đi XKLĐ tại Nhật Bản từ năm 2022. Từ nguồn tiền của con gửi về đã giúp gia đình ông sửa sang nhà cửa khang trang, có điều kiện đầu tư sản xuất, phát triển kinh tế, vươn lên trở thành hộ khá ở thôn.
Bí thư Đảng ủy xã Hướng Lộc Hồ Thị Thanh Thủy thông tin: “Trước đây, người dân trong thôn chỉ biết bám đất nương rẫy sản xuất nông nghiệp, phương thức sản xuất lạc hậu. Lao động vất vả nhưng thu nhập không cao, bởi vậy cuộc sống của người dân luôn khó khăn. Nhờ XKLĐ, kinh tế nhiều gia đình đã khá lên và có tính bền vững hơn.
Để hoạt động XKLĐ ở địa phương tiếp tục phát triển, xã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về XKLĐ. Đồng thời để hạn chế tối đa những rủi ro, xã khảo sát, tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp XKLĐ để hướng dẫn, tư vấn cho người dân; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp XKLĐ về địa phương tư vấn, tuyển dụng lao động”.
Bên cạnh việc triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, huyện Hướng Hoá chú trọng công tác XKLĐ, trong đó ưu tiên cho lao động là người DTTS thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo ở khu vực nông thôn, các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới.
Để công tác XKLĐ thực hiện có hiệu quả, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ, TB&XH) tham mưu UBND huyện ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU) về đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn các xã, thị trấn rà soát, tổng hợp danh sách đăng ký của người lao động có nhu cầu tham gia làm việc thời vụ tại Hàn Quốc.
Giới thiệu các công ty được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; các công ty trong tỉnh, ngoài tỉnh về các xã, thị trấn tổ chức tư vấn, tuyển dụng người lao động đi làm việc. Tổ chức nhiều hội nghị truyền thông, tuyên truyền phổ biến thông tin thị trường lao động và thu hút người lao động, doanh nghiệp tham gia các hoạt động giao dịch việc làm.
Kết quả trong năm 2024, huyện giải quyết việc làm trên 1.450 lao động, trong đó đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (XKLĐ) 159 lao động, đạt 99,37% chỉ tiêu huyện giao. Nhờ đẩy mạnh XKLĐ, đời sống người dân ngày càng được cải thiện, số hộ nghèo của huyện giảm so với đầu năm 2024 là 920 hộ, tỉ lệ hộ nghèo giảm trong năm 2024 là 4,26% vượt so với Nghị quyết HĐND huyện đề ra (Nghị quyết đề ra giảm từ 3 - 3,5%).
Trưởng Phòng LĐ, TB&XH huyện Hướng Hoá Trần Trọng Kim cho biết: Thời gian tới, huyện tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền giải quyết việc làm, vận động người lao động tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Triển khai thực hiện công tác hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức hội nghị truyền thông phổ biến thông tin thị trường lao động và thu hút người lao động, doanh nghiệp tham gia các hoạt động giao dịch việc làm; phối hợp với các công ty có đủ tư cách pháp nhân triển khai công tác tư vấn, tuyển dụng người lao động đi làm việc ở trong nước cũng như đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động; an toàn vệ sinh lao động; công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn huyện tại các doanh nghiệp và UBND các xã, thị trấn.
Minh Long
QTO - Tháng 11/2024, Chính phủ ban hành quyết định công nhận xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị là xã An toàn khu của trung ương đặt tại tỉnh...
QTO - Nhờ công tác giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) được quan tâm nên nhiều con em người DTTS đã theo đuổi được ước mơ...
QTO - Ngoài nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, đảm bảo điện phục vụ phát triển KT-XH trên địa bàn, những năm qua, Công ty Điện lực Quảng Trị có nhiều hoạt động...
QTO - Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát, thời gian qua huyện Đakrông tích cực triển khai xây dựng nhà ở cho hộ...
QTO - Thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” (Dự án 6) thuộc...
QTO - Dẫu cuộc sống còn nhiều khó khăn, phải bươn chải với nhiều nghề nhưng anh Lê Thế Danh (sinh năm 1992), Bí thư Chi đoàn khóm Tân Kim, thị trấn Lao...
QTO - Rác thải trên biển và ven bờ biển đang trở thành nỗi ám ảnh, tác động đến đời sống, sức khỏe của người dân cũng như sự phát triển du lịch biển. Những...
QTO - Chào đón năm 2025, tỉnh Quảng Trị và đất nước có nhiều ngày lễ lớn, nhiều sự kiện lịch sử quan trọng sẽ được các cấp tổ chức kỷ niệm. Trọng tâm các...
QTO - Quảng Trị là nơi cư ngụ của nhiều loài động vật đặc hữu, trong đó có nhiều loài linh trưởng quý hiếm. Những loài linh trưởng nguy cấp, quý hiếm như:...
QTO - Cuối tháng 3/2024, có mặt trong chuỗi hoạt động Tháng Thanh niên và Tháng Ba biên giới năm 2024 với chủ đề “Biên giới, biển, đảo trong tim tôi”, Hoa...
QTO - Đối với đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô thì nhạc cụ, làn điệu dân ca, trang phục thổ cẩm... được xem là “linh hồn”, góp phần làm nên văn hóa đặc sắc...
QTO - Trương Phương Nam, học sinh lớp 12A1, Trường THPT Hướng Hóa, huyện Hướng Hóa, vừa trở thành một trong những đại diện của tỉnh Quảng Trị được Trung...