
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Đã hơn 40 năm công trình thủy nông Nam Thạch Hãn được khởi công xây dựng và hoàn thành, khơi thông dòng nước tưới mát ruộng đồng, nhân lên những vụ mùa no ấm cho vùng đồng bằng Triệu Hải. Giờ đây, có dịp hội ngộ trên mảnh đất Thành Cổ, cán bộ, chiến sĩ và những người dân từng tham gia “đại công trình đập Trấm” năm xưa lại bồi hồi kí ức tuổi thanh xuân đầy gian lao, sôi nổi mà rất đỗi tự hào…
![]() |
Khu vực đầu mối của hệ thống thủy nông Nam Thạch Hãn. Ảnh: ĐV |
Công trình của sức dân
Công trình thủy nông Nam Thạch Hãn là một công trình mang tầm thế kỉ, đặc biệt ghi dấu ấn về mối quan tâm sâu sắc của Tổng Bí thư Lê Duẩn đối với sự phát triển của quê hương. Trong thời điểm đất nước mới thống nhất, đời sống nhân dân còn khó khăn, cùng với nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm vận động nhân dân hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng cuộc sống mới, chủ trương xây dựng công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn mang ý nghĩa chiến lược quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân. Sau khi có quyết định thành lập công trường thủy nông Nam Thạch Hãn vào ngày 5/10/1977 của Ty Thủy lợi Bình Trị Thiên, Sư đoàn Thủy lợi Triệu Hải được thành lập. Sư đoàn được tổ chức theo hình thức quân sự hóa, gồm 40 đại đội với hơn 5.800 lực lượng lao động của huyện Triệu Hải do ông Lê Văn Cung làm Sư đoàn trưởng. Sư đoàn được thành lập nhằm thực hiện nhiệm vụ rà phá bom mìn, mở đường giao thông, xây dựng mới các hạng mục của công trình thủy lợi thuộc hệ thống thủy nông Nam Thạch Hãn giai đoạn 1977 - 1981.
Công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn được khởi công ngày 8/3/1977 tại thôn Đá Đứng, xã Hải Lệ, huyện Triệu Hải. Đây là công trình trọng điểm của quốc gia, là công trình đầu tiên của Bộ Thủy lợi ở miền Nam sau ngày giải phóng với hệ thống kênh chính có chiều rộng 12 m, đoạn nhỏ 5 m, tổng chiều dài 16,4 km. Đây còn là công trình chủ yếu dựa vào sức người, với số lượng lao động thanh niên được huy động gồm 9 sư đoàn, lực lượng thi công cao điểm có đến hơn 7,3 vạn người. Ông Hoàng Chí Khiếu, nguyên Phó Sư đoàn trưởng về chính trị của Sư đoàn Thủy lợi Triệu Hải kể: “Với ý nghĩa cực kì quan trọng nên lúc đó, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra để thực hiện công trình này là rất lớn. Sư đoàn Thủy lợi Triệu Hải là sư đoàn sở tại nên điều quân nhiều nhất, được giao khối lượng công việc nhiều nhất, lên công trường sớm nhất, về muộn nhất, đảm nhận những nơi khó khăn nhất… Mặc dù khó khăn, nhưng tinh thần lao động của anh em thời ấy rất hăng say với quyết tâm tất cả vì công trình thủy nông Nam Thạch Hãn, nên công trình đã sớm hoàn thành”.
Từ khi bổ nhát cuốc, nhát xẻng đầu tiên tại thôn Đá Đứng, xã Hải Lệ vào tháng 3/1977, trải qua ròng rã hơn 4 năm, Sư đoàn Triệu Hải cùng với các đơn vị khác đã đào, đắp xây dựng được 16,4 km kênh chính; 67 km kênh cấp 2; 64 km kênh cấp 3. Ông Khiếu cho biết, tổng số huy động của sư đoàn trong hơn 4 năm khoảng 20 triệu ngày công; tổng khối lượng đào đắp của nhân lực đơn vị bằng 70% khối lượng của công trường. Thu gom, phá hủy được hàng tấn bom đạn các loại, đã góp phần cùng cả tỉnh xây dựng nên công trình kinh tế lớn nhất của tỉnh. Việc xây dựng thành công công trình thủy nông Nam Thạch Hãn lúc bấy giờ đã đưa nước tưới cho hơn 5.500 ha lúa hè thu của các huyện Triệu Phong, Hải Lăng và một phần của huyện Hương Điền, Thừa Thiên Huế. Thời khắc những dòng nước mát đầu tiên đổ về thau chua rửa phèn, đẩy lùi ngập mặn, tưới mát đồng ruộng vùng đồng bằng Triệu Hải đã vỡ òa niềm sung sướng trong hàng vạn người nông dân và ấn tượng đó đến bây giờ vẫn chưa phai…
Gặt những mùa vàng
Có mặt từ rất sớm tham dự buổi lễ đón nhận quyết định của UBND tỉnh về việc xác nhận phiên hiệu đơn vị Thanh niên xung phong Sư đoàn Thủy lợi Triệu Hải vào ngày 8/12/2019 vừa qua, ông Lê Tá (67 tuổi), nguyên Đại đội phó Đại đội Hậu cần 202 Triệu Phước, Sư đoàn Thủy lợi Triệu Hải vẫn bồi hồi xúc động. Ông cho biết đơn vị của ông chăm lo đời sống cho khoảng 200-250 người trong đại đội. “Hồi đó, nhà nước chủ yếu cấp hạt bo bo, còn gạo, sắn khoai thì thiếu thốn nhiều do mùa màng thất bát liên tục. Đời sống của cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên thanh niên rất khó khăn. Ăn uống thiếu thốn, thời tiết núi rừng khắc nghiệt, điều kiện làm việc thủ công nên rất nhiều người đau ốm… Trong quá trình lao động, riêng đại đội của tôi đã có 3 chiến sĩ hi sinh do tai nạn lao động và nhiều người khác bị thương”, ông Tá kể.
Cũng theo ông Tá, dù phải trải qua rất nhiều gian khổ nhưng tinh thần lao động hồi đó trong toàn thể đại đội, sư đoàn là rất cao. Ai cũng tỏ rõ khát vọng được chứng kiến công trình này hoàn thành để hiện thực hóa giấc mơ làm chủ ruộng đồng và kì vọng vào một tương lai no ấm. Trải qua nhiều hi sinh, tổn thất trong quá trình đào đắp nên trên công trình thế kỉ này đã thấm đẫm mồ hôi, nước mắt và cả máu của cán bộ, chiến sĩ, thanh niên xung phong đổ xuống. Và cuối cùng, công trình cũng hoàn thành, vươn tỏa hệ thống “mạch máu thủy lợi” xuyên qua nhiều đồng ruộng với các tuyến kênh chính từ đập Trấm về chợ Cạn. Từ đây được tiếp nối với các tuyến kênh cấp 3 như N1, N3, N6 đưa nước về các xã vùng đồng bằng Triệu Hải… “Hồi trước canh tác lúa chủ yếu nhờ trời, vì vậy ruộng quanh năm khô hạn, ngập úng, nhiễm phèn mặn. Mất mùa và đói kém liên miên. Nên khi đón dòng nước ngọt mát lành đầu tiên về, tôi cũng như bao người dân khác đã òa khóc vì sung sướng. Tiếp sau khi có nước thủy lợi, người dân hăng hái thau chua rửa phèn, khai hoang thêm đồng ruộng làm lúa 2 vụ. Lương thực đảm bảo, cuộc sống dần no đủ và vươn lên”, ông Võ Hương ở xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, cựu thanh niên xung phong của Sư đoàn Thủy lợi Triệu Hải tham gia xây dựng công trình thủy nông Nam Thạch Hãn giai đoạn 1977- 1981, xúc động kể.
Là một trong những người trải qua xuyên suốt quá trình khởi phát xây dựng và cùng với nhân dân toàn huyện thụ hưởng lợi ích của công trình thủy nông Nam Thạch Hãn sau này, nguyên Chủ tịch UBND huyện Triệu Hải Nguyễn Kham đánh giá: “Xây dựng công trình thủy nông Nam Thạch Hãn là một chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng, Nhà nước. Bởi khi có hệ thống kênh thủy lợi quan trọng này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năng suất, sản lượng lương thực nâng lên rõ rệt. Riêng vụ đông xuân 1983- 1984, sản lượng lúa của huyện đạt rất lớn, làm nghĩa vụ cho nhà nước đến 12.000 tấn, vượt xa các huyện khác của tỉnh Bình Trị Thiên. Ngoài ra huyện còn cung cấp cho các gia đình chính sách 500 tấn lúa trong thời điểm nhà nước đang khó khăn và chưa có chính sách hỗ trợ. Những năm gần đây, dù hạn hán xảy ra thường xuyên nhưng diện tích gieo trồng của các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, thị xã Quảng Trị vẫn đầy đủ nước tưới, đạt năng suất và sản lượng cao nhờ “huyết mạch” thủy lợi Nam Thạch Hãn mang lại. Công trình này cũng sẽ là “hạt nhân” thúc đẩy nền nông nghiệp của tỉnh phát triển hiệu quả, bền vững cả trước mắt và tương lai”…
Đức Việt
Cuộc hội ngộ thắm tình đồng chí, đồng đội trong dịp kỷ niệm 50 năm sự kiện 81 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị của những cựu chiến binh Trung đoàn ...
Hiện nay, trên địa bàn huyện Triệu Phong có 4 đập, hồ chứa nước và 83 trạm bơm, trong đó có 3 công trình đập, hồ chứa và 5 trạm bơm do Công ty TNHH MTV Quản ...
Quảng Trị, một ngày đầu tháng 9, mùa khai trường. Bên dòng sông Thạch Hãn, có một ngôi trường, Trường Bồ Đề - không bao giờ còn nghe tiếng trống. Khóa học cuối ...
Cuộc chiến đấu tại Thành Cổ Quảng Trị trong 81 ngày đêm thấm đẫm “máu và hoa” 50 năm trước đã trở thành ký ức không thể nào quên với những cựu chiến binh (CCB) ...
Tháng 5/1976, thực hiện chủ trương của trung ương về việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh và huyện, ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và ...
Trong những năm gần đây, mặc dù tình hình thực hiện các văn bản pháp lý về an toàn đập, hồ chứa thủy lợi đã có nhiều cải thiện, tuy nhiên, ở một số nơi, ...
Thời gian gần đây, bờ sông Thạch Hãn, đoạn tuyến phố Ngô Quyền, thị xã Quảng Trị trở nên tấp nập với nhiều hoạt động vui chơi giải trí mới mẻ thu hút nhiều du ...
Thực trạng hai bên bờ sông Thạch Hãn đoạn từ hạ lưu tràn xả lũ Nam Thạch Hãn đến cầu đường sắt bị sạt lở ngày càng nghiêm trọng khiến người dân sống quanh khu ...
QTO - Chồng vừa mất vào giữa năm 2023 vì căn bệnh hen phế quản bẩm sinh, để lại một mình chị Võ Thị Thu Hành cùng 5 đứa con thơ dại ở thôn Dương Đại Thuận,...
QTO - Tiết kiệm, giúp nhau mua bảo hiểm y tế (BHYT) là cách làm hay, được các cấp hội LHPN trong tỉnh thực hiện nhiều năm nay. Đặc biệt, tại huyện Vĩnh...
(QT) - Ở vùng quê Cam Lộ có ngôi làng khá đặc biệt được hình thành sau ngày nước nhà thống nhất, trải qua muôn vàn gian khó mới định hình, tạo lập được hình hài, vóc dáng như...
(QT) - Với mục tiêu đáp ứng yêu cầu tối thiếu nhà vệ sinh và cung cấp nước sạch tại các trường học trên địa bàn tỉnh, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 39/2019/NQ - HĐND ngày...
(QT) - Thời gian qua, nhằm hiện thực hóa Đề án 281 của Thủ tướng Chính phủ về “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị đến năm 2020”,...
(QT) - Lê Tuấn Anh, sinh năm 2004, học sinh lớp 10 chuyên Tin Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, đang nổi tiếng khắp cả nước bởi những sản phẩm tin học ứng dụng của em làm ra đáp...
(QT) - Từ ngại ngần mỗi khi nhắc đến ước mơ, hôm nay, phần lớn học sinh khiếm thị tại Trường Trẻ em khuyết tật tỉnh đều tin mình có thể bước ra thế giới để học và làm nhiều...
(QT) - Không trực tiếp tham gia vào công tác khám, chữa bệnh nhưng những giám định viên bảo hiểm y tế (GĐV BHYT) lại phải gánh trên vai trọng trách nặng nề...