{title}
{publish}
{head}
Khoảng 10 năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh có hàng nghìn người trong độ tuổi lao động, từ cử nhân đại học đến thanh niên vừa tốt nghiệp cấp 3 hay những người đã có gia đình đều đi xuất khẩu lao động với ước mong có cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ dòng ngoại tệ được gửi về, nhiều ngôi nhà to đẹp mọc lên, diện mạo vùng nông thôn dần khởi sắc... Tuy nhiên, có một thực tế là rất nhiều lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài trở về quê trăn trở, loay hoay tìm công việc để lập thân, lập nghiệp.
Một buổi tuyên truyền, tư vấn đi xuất khẩu lao động được tổ chức tại xã Trung Giang, huyện Gio Linh - Ảnh: TRẦN THANH
Một ngày cuối tháng 10, Phan Văn Hạnh (31 tuổi), trú tại xã Trung Giang, huyện Gio Linh, tranh thủ những ngày trời nắng đẹp lợp mái tôn cho ngôi nhà của bố mẹ. Vốn có tay nghề làm sắt thép trên các công trường ở Nhật Bản nên bây giờ Hạnh tự tay cắt sắt, uốn thép, hàn lợp mái nhà một cách thành thục mà không cần phải thuê thợ.
Hạnh từng là sinh viên ngành kỹ thuật điện. Tốt nghiệp vào quãng thời gian xuất khẩu lao động đang là xu thế nên Hạnh cũng như nhiều bạn bè đồng trang lứa lựa chọn con đường xuất khẩu lao động với mong ước đổi đời. Hạnh quyết định học tiếng để thi đơn hàng sang Nhật Bản vì được biết nơi này lao động phổ thông nếu chăm chỉ làm việc sẽ có thu nhập khoảng 25-30 triệu đồng/tháng. Sau một thời gian dài miệt mài học tiếng Nhật và những kỹ năng cần thiết, Hạnh thi đậu đơn hàng và qua Nhật Bản để làm công nhân.
Sau 3 năm làm việc nơi xứ người, hết hạn hợp đồng, Hạnh trở về quê cưới vợ. Với khoản vốn tích lũy được trong quá trình làm việc ở Nhật Bản, Hạnh tu sửa nhà cửa cho bố mẹ, mua một dàn âm thanh hiện đại để hành nghề “loa kẹo kéo”. Nhưng ở một làng nhỏ ven biển mà có tới 4 người làm dịch vụ này thì lợi nhuận rất thấp. Công việc vì vậy cũng bấp bênh. Hôm gặp tôi, Hạnh chia sẻ đang tính đường để qua lại Nhật Bản làm việc. “Những kiến thức học được trong trường bây giờ không còn nhớ và ứng dụng được nữa, kinh nghiệm cũng là con số 0. Tôi đã tính đủ đường để lập nghiệp tại quê nhà nhưng chưa tìm ra hướng đi nào khả dĩ hơn là quay lại Nhật Bản để làm”, Hạnh nói.
Cách đó không xa là nhà của Bùi Văn Vững (32 tuổi). Trước đây, Vững là sinh viên ngành dược. Sau khi ra trường, Vững xin việc làm ở nhiều nơi để mưu sinh. Năm 2018, được người thân và bạn bè động viên, Vững đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản. Hết thời hạn hợp đồng làm công nhân nơi xứ người, Vững trở về quê với niềm hy vọng sẽ có cuộc sống khá hơn với số vốn vài trăm triệu đồng trong tay.
Song, cũng giống như nhiều lao động đi xuất khẩu khác, vì công việc ở nước ngoài không liên quan đến ngành nghề đã được học tại Việt Nam nên sau 3 năm trở về, kiến thức đã học không còn ứng dụng được, kinh nghiệm thực tế không có nên khó xin việc. Vì vậy, Vững trầy trật tìm việc làm ở nhiều nơi trong và ngoài tỉnh. Số vốn mang về cũng dần vơi đi.
Sau nhiều lần xin việc, Vững hiện đang làm nhân viên tại một phòng khám, chăm sóc sức khỏe tư nhân ở TP. Đông Hà. Mức thu nhập của công việc hiện tại không cao nhưng khá phù hợp với ngành nghề được học trước đó. “Trước khi về nước, tôi đã ấp ủ nhiều kế hoạch để khởi nghiệp nhưng sau đó không thực hiện được vì nhiều lý do. Hiện tại, tôi thấy công việc này cũng ổn nên tiếp tục gắn bó”, Vững nói.
Hạnh và Vững chỉ là 2 trong rất nhiều trường hợp trăn trở tìm kiếm hướng đi phù hợp để lập thân, lập nghiệp trên quê hương. Đa số những người đi xuất lao động nước ngoài đang ở độ tuổi thanh niên, có sức khỏe, có kiến thức.
Sau 3-5 năm làm việc nơi xứ người, họ trở về với vài trăm triệu đồng tiền vốn trong tay nhưng để thích ứng, khởi nghiệp trên quê nhà không phải là điều đơn giản. Nhiều người nghĩ rằng sau khi đi xuất khẩu lao động về nước sẽ có một số vốn kha khá để làm ăn nhưng vì thiếu định hướng dài hạn nên số người thành công sau khi về nước rất ít. Hầu hết trong số họ lại đi làm công nhân tại các tỉnh, thành hoặc ở nhà làm nông nghiệp.
Theo số liệu từ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, giai đoạn 2016 đến 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh có trên 12.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Trong đó, năm 2022 có trên 2.800 lao động, 6 tháng đầu năm 2023 có gần 800 lao động. Những lao động này chủ yếu đi làm việc ở các thị trường như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan...
Nhìn chung, lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao hơn hẳn so với lao động làm việc trong nước, lượng kiều hối chuyển về tỉnh từ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng tăng dần theo từng năm, góp phần vào công cuộc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và phát triển KT-XH”.
Tìm hiểu được biết, thời gian qua Trung tâm Dịch vụ việc làm Quảng Trị đã triển khai công tác tuyên truyền, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoàn thành hợp đồng về nước thông qua các hội nghị, buổi tư vấn và các phiên giao dịch việc làm, ngày hội việc làm... Qua đó góp phần kết nối cung - cầu lao động, tạo cơ hội để các doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển dụng, tuyển sinh, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, nguyện vọng của người lao động có tay nghề, kinh nghiệm làm việc tại các nước.
Tuy nhiên, tỉ lệ người lao động đi xuất khẩu lao động trở về thông qua hoạt động cung ứng từ trung tâm đang còn thấp, chỉ khoảng 30%. Còn lại, người lao động chủ động tìm kiếm công việc, tạo lập cuộc sống.
Xuất khẩu lao động là nhu cầu khách quan của nền kinh tế, góp phần giải quyết việc làm, tăng nguồn thu ngoại tệ. Tuy nhiên, để chủ trương này thật sự phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc phát triển KT-XH, bảo đảm an sinh xã hội thì ngành chức năng và cấp ủy, chính quyền các cấp cần tích cực phối hợp, thực hiện tốt công tác định hướng nghề nghiệp, hỗ trợ người lao động giải quyết việc làm sau khi hết hạn hợp đồng làm việc ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, mỗi người lao động cũng cần cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng, chủ động tìm hiểu thị trường, định hướng nghề nghiệp cho bản thân để sớm ổn định cuộc sống.
Trần Thanh
QTO - Trong những năm qua, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh luôn chú trọng đến công tác phòng ngừa, ứng phó thiên tai bằng nhiều cách làm hay, hoạt động thiết...
QTO - Được giao nhiệm vụ bảo vệ và quản lý đoạn biên giới thuộc địa bàn “nóng” về các loại tội phạm trên tuyến biên giới khu vực phía Tây Quảng Trị, suốt...
QTO - Cát và Trỉa là 2 thôn có vị trí địa lý xa xôi, cách trở của xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa. Nơi đây chỉ mới có điện vào năm 2016, có sóng điện thoại...
QTO - Ngày 27/10/2023, Tổ công tác đặc biệt của Công an tỉnh Quảng Trị ra quân ngày đầu tiên về tổng kiểm tra, xử lý vi phạm về nồng độ cồn đối với người...
Nấm lim xanh chữa ung thư là kết quả nghiên cứu dựa trên cơ sở khoa học. Nấm lim xanh Ganoderma Orbifome, Ganoderma Lingzhi, Ganoderma Lucidum là nấm châu Á có tính chống oxy...
Hơn 350 khách mời tham dự Hội nghị Định phí Bảo hiểm Việt Nam 2023 do Prudential Việt Nam tổ chức
NDO - Ngày 24/11, tại nhà Thái Học của Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) diễn ra hoạt động chấm Vòng chung kết giải thưởng
QTO - Những năm qua, tình hình hoạt động của các loại tội phạm trên tuyến biên giới của tỉnh diễn biến khá phức tạp; đã hình thành các tổ chức, đường dây...
QTO - Giám định chi phí khám, chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ quan trọng của cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh nhằm quản lý quỹ BHYT...
QTO - Mấy năm qua, tuyến đường từ đường Hồ Chí Minh nhánh Tây vào trung tâm xã Hướng Linh (huyện Hướng Hóa) bị hư hỏng nặng khiến người dân bất an. Thực tế...
QTO - Khác với trước kia, hiện nay, ngày càng nhiều bạn trẻ đang ngồi trên ghế nhà trường đã thử sức khởi nghiệp bằng nhiều cách, qua đó học hỏi vô vàn...
QTO - Thời gian qua, huyện Cam Lộ tích cực triển khai thực hiện chương trình “Sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh” ở tất cả các xã, thị trấn trên địa...