{title}
{publish}
{head}
Sau hơn 5 năm thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nền nông nghiệp Quảng Trị đã có nhiều thay đổi đáng tự hào, khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững.
Có thể khẳng định rằng, trước đây, nhiều sản phẩm nông nghiệp truyền thống chỉ mang giá trị bình thường, chưa tạo ra được giá trị khác biệt, nhưng từ khi trở thành các sản phẩm OCOP thì giá trị của nó lại khác trước rất nhiều. Đặc biệt, khi các chủ thể tham gia chương trình quan tâm đến việc đầu tư chế biến sâu, nâng cao chất lượng, đạt chứng nhận an toàn quốc tế đã giúp sản phẩm không chỉ đứng vững trên thị trường trong nước mà còn vươn xa ra thế giới.
Sản phẩm OCOP được đánh giá xếp hạng đều chú trọng sản xuất theo quy trình tiêu chuẩn ISO, VietGAP, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Chương trình OCOP đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn thông qua việc khai thác giá trị gia tăng của nhiều sản phẩm nông nghiệp mang tính đặc trưng vùng miền.
Tuy nhiên, theo đánh giá, mặc dù có nhiều sản phẩm truyền thống, đặc trưng, giàu tiềm năng và đa dạng về chủng loại, nhưng đối với các sản phẩm được khai thác từ nông sản địa phương, diện tích vùng trồng vẫn còn khá hạn chế, chưa đảm bảo được sản lượng nguyên liệu đầu vào và xác định các dòng sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác, hiện nay một số chủ thể trên địa bàn tỉnh đều sản xuất các sản phẩm mang tính chất na ná nhau như: tinh bột nghệ, cao chè vằng, cao an xoa...
Thực trạng trên cũng đặt ra bài toán khó cho các địa phương trong việc phát huy được hiệu quả sản phẩm OCOP. Đó là xây dựng vùng nguyên liệu đủ lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của thị trường khi sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, có chiến lược bài bản, mang đặc trưng riêng, có tính cạnh tranh cao, tạo ra giá trị khác biệt, tránh tình trạng làm theo phong trào, dàn trải.
Mục tiêu của tỉnh Quảng Trị là đến cuối năm 2025 có thêm 100 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 đến 3 sản phẩm 5 sao, 15 đến 20 sản phẩm 4 sao, có 1 đến 2 sản phẩm OCOP là sản phẩm du lịch cộng đồng; đến năm 2030, có thêm 100 sản phẩm OCOP, nâng tổng số sản phẩm OCOP 5 sao của tỉnh từ 5 đến 7 sản phẩm.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng nông sản gắn với xây dựng sản phẩm OCOP và tạo nên các sản phẩm có giá trị khác biệt, mang đặc trưng vùng miền, địa phương của tỉnh, thời gian tới, ngành nông nghiệp và PTNT cần tiếp tục khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ, thúc đẩy liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn. Xây dựng các mô hình sản xuất hàng hóa theo chuỗi liên kết ngành hàng mà tỉnh có lợi thế như: lúa chất lượng cao, hồ tiêu, cà phê, chế biến thủy sản.
Bên cạnh sự nỗ lực của ngành nông nghiệp, tỉnh Quảng Trị cần quy hoạch các vùng chuyên canh tập trung sản xuất các loại nông sản đặc sản như: lúa hữu cơ, cây ăn quả VietGAP, rau VietGAP, rau hữu cơ, hồ tiêu hữu cơ...
Đồng thời có chính sách mời gọi, thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đến hợp tác đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao. Chú trọng xây dựng thương hiệu các sản phẩm chủ lực, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường; coi trọng công tác truy xuất nguồn gốc, cấp mã số vùng trồng, thương mại điện tử... để các sản phẩm nông sản được tiếp cận và quảng bá rộng rãi hơn ở thị trường trong nước và quốc tế.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, quản lý chất lượng sản phẩm, kết nối giao thương tiêu thụ sản phẩm OCOP với các địa phương trên cả nước. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tiêu chuẩn hóa các sản phẩm OCOP một cách đặc biệt hơn nữa để tiếp cận các thị trường nước ngoài.
Tổ chức đoàn giao thương xúc tiến tiêu thụ các sản phẩm tỉnh Quảng Trị tại các tỉnh, thành phố trong nước; tổ chức hoạt động trưng bày, quảng bá sản phẩm đặc trưng kết hợp quảng bá du lịch và xúc tiến đầu tư tại các thành phố lớn; tổ chức đoàn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tiêu biểu tham gia hội chợ, triển lãm trong nước...Từ đó, tạo ra cơ hội để quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, đặc biệt là các sản phẩm OCOP.
Hải Đăng
QTO - Phát biểu tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Tổng Bí...
QTO - Mê đắm vào thế giới hấp dẫn của các trò chơi điện tử, nhiều đứa trẻ mắc bệnh tâm thần, học hành sa sút, thậm chí trở thành tội phạm. Ranh giới giữa...
QTO - Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ban hành Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/11/2023 về tiếp tục phát huy truyền thống, sức...
QTO - Theo Quyết định vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố, từ năm 2025, thí sinh sẽ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) gồm bốn môn...
QTO - Môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố tiên quyết cho phát triển bền vững KT- XH. Bảo vệ môi trường (BVMT) là trách nhiệm của cả hệ thống chính...
QTO - Năm 2023 là năm thứ ba thực hiện nghị quyết đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025. Đây là năm tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp;...
QTO - Cũng vào tầm này, tròn bốn năm trước, ngày 22/11, tại xã Hải Khê, huyện Hải Lăng, Công ty EGATi (Thái Lan) tổ chức khởi công xây dựng Nhà máy nhiệt...
QTO - Cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân tăng mạnh, đây cũng là lúc hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả ở tỉnh...
QTO - Bộ Chính trị vừa ban hành Quy định 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi...
QTO - Liên tiếp trong thời gian gần đây, công an các tỉnh Yên Bái, Cao Bằng đã khởi tố vụ án để điều tra về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước đối với các thí...
QTO - Hiện nay, một số mô hình kinh tế du lịch ban đêm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã được hình thành nhưng mới chỉ phục vụ nhu cầu mua sắm, ẩm thực và...
QTO - Qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW, ngày 20/1/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII “Về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ...