Cập nhật: Thứ 2, 22/09/2014 | 07:20 GMT+7

Cần nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ cộng tác viên dân số

(QT) - “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để vận động người dân thực hiện các chính sách dân số - KHHGĐ, có thể nói, đội ngũ cộng tác viên (CTV) dân số cơ sở đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động tuyên truyền và đưa thông tin về Chiến dịch truyền thông lồng ghép với cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và nâng cao chất lượng dân số. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau, hàng năm đội ngũ CTV dân số có nhiều biến động. Ngoài việc thiếu về số lượng CTV, chất lượng của đội ngũ này cũng là một vấn đề đáng quan tâm, đặc biệt trong điều kiện yêu cầu vai trò, nhiệm vụ của CTV dân số đòi hỏi ngày càng cao như hiện nay. Theo thống kê của Chi cục Dân số - KHHGĐ, toàn tỉnh Quảng Trị hiện có 1.628 CTV dân số thôn, xóm, bản. Tuy nhiên, đội ngũ này thường xuyên biến động, tỷ lệ 15-20% mỗi năm. Trong khi đó, nhiều vấn đề mới về dân số nảy sinh như quy mô dân số lớn, mật độ dân số tiếp tục tăng, cơ cấu dân số biến động mạnh, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh ngày càng cao, chất lượng dân số còn thấp...

CTV dân số đến tận từng thôn bản tuyên truyền chính sách dân số - KHHGĐ cho bà con

Thành phố Đông Hà có 140 CTV dân số phân bổ về 83 khu phố, phụ trách gần 21.000 hộ dân với hơn 87.000 nhân khẩu. Như vậy, đối chiếu với quy định của Trung ương là một CTV phụ trách 150 hộ dân thì có đến 38% CTV quản lý số hộ quá mức quy định. Cá biệt, có những CTV như chị Nguyễn Thị Giao, Hoàng Thị Bông (phường 3) quản lý trên 300 hộ, hơn gấp đôi so với quy định. Số chị phải đảm trách trên 200 hộ dân cũng chiếm phần lớn. Tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến việc nắm bắt thông tin những diễn biến liên quan đến các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ như số trẻ sinh trong tháng, số phụ nữ hiện đang mang thai, những cặp vợ chồng cần thực hiện các biện tránh thai... cũng như việc nhập dữ liệu báo cáo đầy đủ qua kho điện tử theo yêu cầu đề ra của Trung ương. Chị Hoàng Thị Bông, CTV dân số phường 3 cho biết thêm: “Phụ trách số hộ dân đông, địa bàn rộng nên công việc cũng chiếm nhiều thời gian hơn. Bây giờ trình độ dân trí cao nên trong việc tuyên truyền, vận động chủ trương, chính sách dân số đòi hỏi CTV cũng phải nắm bắt kiến thức vững vàng, chính xác, đầy đủ để nói dân hiểu, dân nghe theo. Không phải đến một lần đã thành công mà đòi hỏi phải kiên trì tiếp cận đối tượng. Làm công việc này nếu không có tâm huyết, nhiệt tình thì cũng dễ nản lắm”. Tại địa bàn Đông Hà, số dân đông, tính chất thành thị, ít có sự giao lưu giữa các gia đình nên việc nắm bắt thông tin đối với các CTV không dễ. Thêm vào đó, nhiều cơ sở y tế tư nhân hoạt động, người dân có nhiều sự lựa chọn thực hiện dịch vụ KHHGĐ nên rất khó quản lý. Quá tải về số hộ quản lý khiến việc theo dõi, cập nhật biến động dân số khó khăn, vì vậy thành phố Đông Hà vẫn là một trong hai đơn vị trong tỉnh thực hiện chưa tốt việc báo cáo số liệu thông qua kho dữ liệu điện tử theo quy định. Còn đối với địa bàn miền núi Đakrông, việc quản lý dân số không khó, mà vướng mắc lớn nhất chính là địa bàn rộng, dân cư thưa, khoảng cách của các cụm dân cư trong một thôn cách nhau xa. Hiện toàn huyện có 149 CTV dân số phụ trách 102 thôn bản với 8.592 hộ dân, trong đó có nhiều thôn dù chưa đến 100 hộ dân nhưng phải phân bổ tới 2 CTV cũng vì nguyên nhân nói trên. Chị Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Đakrông cho biết thêm: “Địa bàn rộng, các hộ dân có đặc điểm ở cách nhau khá xa, có khi nhà cách nhà vài ki-lô-mét, đường sá đi lại khó khăn nên rất vất vả cho CTV trong việc đến từng nhà vận động người dân thực hiện chính sách dân số. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân cản trở công tác truyền thông vận động, tư vấn các cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp tránh thai, dẫn đến tình trạng cho đến nay ở một số xã như A Vao, Pa Nang, Húc Nghì vẫn chưa xây dựng được mô hình làng không có người sinh con thứ 3 trở lên”. Bất cập về chất lượng CTV cũng là một vấn đề đáng quan tâm, bên cạnh việc thiếu số lượng so với quy định. Nhiệm vụ của đội ngũ CTV dân số không chỉ hỗ trợ chính quyền các cấp cập nhật số liệu dân số mà còn cung cấp kiến thức cơ bản, cần thiết cho người dân về chăm sóc sức khoẻ sinh sản, KHHGĐ, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Trong khi đó, đa phần đội ngũ CTV dân số trong toàn tỉnh là những người đã lớn tuổi và thường kiêm nhiệm nhiều công việc đoàn thể khác. Thêm nữa, lực lượng này được tuyển chọn từ trong cộng đồng, dựa trên lòng nhiệt tình với công tác xã hội, hầu hết họ vẫn chưa qua đào tạo bài bản, không có chuyên môn sâu. Trong khi đó, với rất nhiều vấn đề dân số hiện nay như kiến thức về khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc sơ sinh và sàng lọc trước sinh..., để có thể tuyên truyền cho người dân hiểu và hưởng ứng, CTV dân số cần có trình độ, sự hiểu biết nhất định mới đáp ứng yêu cầu. Mặt khác, hiện mức thù lao cho CTV mới chỉ 150.000 đồng/người/tháng từ nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia dân số - KHHGĐ. Với mức phụ cấp này, nhiều trường hợp thậm chí không đủ trang trải chi phí đi lại, chi phí điện thoại liên lạc công việc nên mức độ hoàn thành nhiệm vụ cũng hạn chế. Đây chính là những nguyên nhân khiến mạng lưới CTV dân số hoạt động không ổn định, thay đổi thường xuyên, làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động DS-KHHGĐ. Để giữ chân lực lượng CTV bám trụ với công việc, đồng thời xây dựng mạng lưới CTV dân số cơ sở có năng lực và tâm huyết với công tác DS-KHHGĐ, các địa phương cần có chế độ phụ cấp đảm bảo hơn cho hoạt động này, đồng thời cần tăng cường tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho CTV dân số, tập huấn kiến thức về khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc sơ sinh và sàng lọc trước sinh cho cán bộ chuyên trách dân số và CTV dân số để mọi người có điều kiện hiểu rõ hơn, khi đó, việc triển khai trong cộng đồng sẽ được thuận lợi hơn. Đồng thời, thông qua các buổi tập huấn, kiến thức cũng như năng lực truyền thông của đội ngũ CTV dân số cơ sở sẽ được củng cố và nâng cao, góp phần đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu công việc trong tình hình mới. Bài, ảnh: BẢO BÌNH



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin ở ngày mai!

Tin ở ngày mai!
10:30 tối qua

QTO - Từng thu mình trong im lặng và tổn thương sau biến cố gia đình, Hồ Thành Đô (SN 2010), cậu bé người Bru-Vân Kiều ở bản Cây Cà, xã Trường Sơn đã dần...

Trao gần 265 triệu đồng cho nữ sinh mồ côi

Trao gần 265 triệu đồng cho nữ sinh mồ côi
2:34 sáng Chủ nhật

QTO - Đại diện báo Dân trí cùng đại diện chính quyền phường Đồng Sơn, Quảng Trị vừa trao số tiền gần 265 triệu đồng cho em Lê Nữ Khánh Linh (SN 2007), ở tổ...

Nhiều làng quê mỏi mòn chờ nước sạch

Nhiều làng quê mỏi mòn chờ nước sạch
10:45 tối Thứ 7

QTO - Sinh sống lâu đời ở địa phương, song đến nay người dân nhiều làng quê vùng trũng của các xã Mỹ Thủy, Vĩnh Định vẫn chưa có nguồn nước đảm bảo để sinh...

Suy kiệt vì bệnh hiểm nghèo

Suy kiệt vì bệnh hiểm nghèo
10:40 tối Thứ 7

QTO - Hơn 1 năm nay, chị Nguyễn Thị Trang (35 tuổi), trú tại thôn An Lợi, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, nay là xã Triệu Bình, tỉnh Quảng Trị phải chống...

Không còn hai quê...

Không còn hai quê...
10:25 tối Thứ 7

QTO - Dẫu từng chia tách bởi một đường biên hành chính, Quảng Bình và Quảng Trị (cũ) vẫn là hai mạch nguồn hòa quyện trong dòng chảy văn hóa miền Trung. Sự...

Ăn sáng đầy đủ giảm nguy cơ tiểu đường

Ăn sáng đầy đủ giảm nguy cơ tiểu đường
12:49 20/09/2014

(TNO) - Hãy chắc rằng con cháu trong nhà bạn không bỏ bữa ăn sáng, vì theo nghiên cứu được công bố trên chuyên san PLOS Medicine, ăn sáng lành mạnh đều đặn mỗi ngày có thể giúp...

Thành lập Trường Đại học Khánh Hòa

Thành lập Trường Đại học Khánh Hòa
06:55 20/09/2014

(SGGPO). - Thủ tướng Chính phủ vừa đồng ý chủ trương thành lập Trường Đại học Khánh Hòa trên cơ sở Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang và Trường Cao đẳng Văn hóa – Nghệ thuật và...

POWERED BY
Việt Long