
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Vụ việc nhóm cán bộ thanh tra của Bộ Xây dựng có hành vi nhũng nhiễu khi làm việc tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc khiến dư luận những ngày qua không khỏi bức xúc. Cán bộ thanh tra là những người chống tham nhũng, lẽ ra phải là những người liêm chính, vô tư, trong sạch nhất thì một số cá nhân lại coi thường pháp luật, nhân danh những người thực thi luật pháp để hạch sách, vòi vĩnh, nhũng nhiễu, nhằm che đậy hành vi gian dối, sai trái của đối tượng được thanh tra. Dư luận bức xúc hơn bởi trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã có những biện pháp mạnh mẽ để phòng chống tham nhũng (PCTN), tăng cường xử lí, ngăn chặn tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà, tiêu cực, tham nhũng trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thì nhóm cán bộ trên lại phớt lờ những yêu cầu, chỉ đạo đó chỉ vì lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân. Điều đó tác động mạnh mẽ vào niềm tin của nhân dân đối với công cuộc PCTN của Đảng, Nhà nước.
Trên thực tế, câu chuyện thanh tra, kiểm toán vòi vĩnh tiền của đơn vị, doanh nghiệp không phải là chuyện hiếm. Có những vụ việc bị phát hiện nhưng không ít vụ việc khuất trong bóng tối vì sự thỏa hiệp của hai bên: Cán bộ thanh tra và đối tượng được thanh tra. Được mình, được ta, đó chính là lí do những vụ việc bị phát hiện (như vụ ở Vĩnh Phúc) không nhiều. Một chủ doanh nghiệp xây dựng cho biết, mỗi lần nghe có thanh tra, kiểm toán thì điều đầu tiên là phải chuẩn bị tiền. Thường thì đoàn thanh tra hoặc kiểm toán sẽ ra kết luận thanh tra phác thảo rồi đưa cho doanh nghiệp xem trước để muốn thêm bớt gì thì phải có điều kiện. Đó được coi như sự “ngã giá” giữa cán bộ kiểm toán, thanh tra với đối tượng thanh tra, không phải một lần là xong mà “cò kè”, thêm bớt rất nhiều lần. Khi được đặt câu hỏi tại sao biết đó là hành động vòi tiền mà doanh nghiệp lại chấp nhận và thỏa hiệp, chủ doanh nghiệp đó trả lời: Vì doanh nghiệp cũng sai, chi tiền đồng nghĩa với việc sẽ được lợi tương đương.
Chuyện thanh tra gây khó khăn đã râm ran từ lâu, nhưng vì chưa “bắt tận tay” nên vẫn chỉ là tin đồn kiểu “khẩu thuyết, vô bằng”. Tuy nhiên, trong vấn đề này, cái sai đều xuất phát từ hai phía. Nếu đối tượng thanh tra chấp nhận kết quả thanh tra, nhìn vào đó để sửa chữa, khắc phục nhằm không tái phạm lần sau thì sẽ không có cơ hội để cán bộ thanh tra vòi vĩnh tiền. Ngược lại, nếu cán bộ thanh tra thực sự là người liêm khiết, đặt trách nhiệm công việc lên hàng đầu thì đối tượng thanh tra cũng không thể chung chi tiền để xóa đi sai phạm của đơn vị, doanh nghiệp mình. Nhưng nói gì thì nói, trách nhiệm chính vẫn thuộc về đội ngũ cán bộ thanh tra, những người được trao quyền để thực thi nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, kịp thời phát hiện và xử lí nghiêm minh các sai phạm, siết chặt kỉ luật, kỉ cương, góp phần nâng cao hiệu quả công tác PCTN.
Công tác PCTN được Đảng, Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa khó khăn, phức tạp, lâu dài. Ngay từ những ngày đầu mới giành được chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân và của Chính phủ, là “giặc ở trong lòng”, là “giặc nội xâm”. Trong những năm qua, nhất là từ Đại hội XII của Đảng đến nay, cuộc đấu tranh PCTN đã có một bước tiến mạnh, đạt được nhiều kết quả toàn diện, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội. Tuy nhiên, tham nhũng, lãng phí với biểu hiện ngày càng tinh vi, phức tạp luôn là vấn đề thách thức nghiêm trọng đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lí của Nhà nước. Vụ việc ở Vĩnh Phúc rồi sẽ được xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật, nhưng cũng đã và sẽ để lại trong lòng người dân cả nước sự mất lòng tin vào chính đội ngũ cán bộ chống tham nhũng. Chỉ thanh tra xây dựng của một huyện cũng có chuyện chung chi, thì với hàng trăm, hàng nghìn dự án trăm tỉ, nghìn tỉ ở khắp đất nước này sẽ ra sao? Chưa kể, trưởng đoàn thanh tra đòi hối lộ lại là phó phòng phòng chống tham nhũng, một người mới vừa được bổ nhiệm mấy tháng, quá trình bổ nhiệm phải qua hàng loạt quy trình về công tác cán bộ, trong đó có rất nhiều quy trình được xem là chặt chẽ, khắt khe, lại nhanh chóng kiếm tiền bằng cách này?
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác thanh tra và vai trò của cán bộ làm công tác thanh tra. Người nhiều lần nhấn mạnh những yêu cầu riêng đối với cán bộ làm công tác thanh tra, đó là: Phải có đạo đức cách mạng, phải gương mẫu; phải có năng lực, kinh nghiệm và uy tín; phải cố gắng học tập, trau dồi đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ lí luận, nghiệp vụ, chuyên môn; phải là người liêm khiết, trong sạch và xây dựng người cán bộ thanh tra vững vàng… Xây dựng người cán bộ thanh tra liêm khiết, trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của mọi cá nhân và của cơ quan, tổ chức.
Công tác thanh tra luôn tiềm ẩn nguy cơ có hành vi nhận hối lộ, đút lót để làm giảm khuyết điểm của đối tượng thanh tra. Do đó, cán bộ thanh tra phải có lòng tự trọng, giữ mình sao cho trong sạch, để có những quyết định giải quyết vụ việc đúng đắn, hợp lí, hợp tình. Điều đó cũng có nghĩa người làm công tác thanh tra phải biết vượt qua chính mình, từ đó mới có thể vượt qua mọi sự cám dỗ cũng như mọi sự đe dọa từ nhiều phía khác nhau.
Hoài Nam
Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực, những năm qua, tỉnh Quảng Trị luôn coi trọng việc lãnh đạo, chỉ đạo ...
Phát biểu kết luận tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) được tổ chức mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú ...
Đó là chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực tại hội nghị trực tuyến sơ kết ...
(VOV) - Trong giao tiếp với dân, cán bộ, công chức viên chức không chửi thề, không nói tiếng lóng, quát, dọa nạt; không có hành vi, lời nói hạch sách, nhũng ...
Sáng nay 22/11, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Văn Khởi chủ trì buổi làm việc với Thanh tra tỉnh để giám sát kết quả hoạt động năm 2023 và phương hướng ...
Sáng nay 19/11, Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Văn Khởi chủ trì buổi làm việc với Thanh tra tỉnh để giám sát kết quả hoạt động năm 2024 và phương hướng ...
Ngày 31/8/2022, Thanh tra Chính phủ có văn bản thông báo điểm đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2020 của tỉnh Quảng Trị, đồng thời đề nghị ...
Chiều nay 22/6, Ban Nội chính Tỉnh ủy tổ chức tọa đàm kỷ niệm 10 năm thành lập 25/6 (2013- 2023). UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Quang ...
QTO - Tại hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tạo dấu ấn đậm nét với tinh thần “5 cùng” - cùng đi, cùng đến,...
Vội - Đó là nhận xét của nhiều du khách nước ngoài khi tham gia giao thông ở Việt Nam. Cứ ra đường là ai cũng muốn đi nhanh, vượt lên trước. Chính vì vậy mà tình hình giao...
QTO - Mấy chục năm trước, mỗi lần có công chuyện phải đi ô tô ra Hà Nội, nhiều người ngán nhất cảnh phải ngồi chờ xe qua phà Gianh. Quãng thời gian chờ đợi...
QTO - Sáng nay 30/6, tại hội trường Trung tâm Văn hóa và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình diễn ra sự kiện đặc biệt quan trọng: Lễ công bố nghị quyết, quyết định...
QTO - Hoang phí, xa xỉ là tiêu dùng một cách không cần thiết, lãng phí, vượt quá mức nhu cầu thực tế. Trong thực tiễn, không chỉ những người giàu có mới có...
QTO - Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, gồm: Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; Luật...
QTO - Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 thực sự là ngày hội của toàn dân, toàn xã hội, của đất nước, của mỗi gia đình, mỗi thí sinh, tạo thuận lợi,...
(QT) - Ngày mai 25/6/2019, cùng với cả nước, 7.915 thí sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị chính thức bước vào kì thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm học 2018-2019. Đây là...