Cập nhật:  GMT+7

Các ngành tham gia trong thúc đẩy bình đẳng giới

Nhằm tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cán bộ, hội viên phụ nữ về các chính sách liên quan đến bình đẳng giới (BĐG) và xây dựng tổ chức hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, thực hiện các nội dung của Dự án 8, Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh Quảng Trị xây dựng kế hoạch tổ chức đối thoại chính sách cấp tỉnh về nội dung vai trò của phụ nữ và sự tham gia của các ngành trong thúc đẩy BĐG.

Các ngành tham gia trong thúc đẩy bình đẳng giới

Hội LHPN xã Linh Trường, huyện Gio Linh giới thiệu nông sản do phụ nữ sản xuất trên địa bàn - Ảnh: T.C.L

Cuộc đối thoại chính sách cấp tỉnh sẽ tạo điều kiện và cơ hội để các sở, ban, ngành và cán bộ, hội viên phụ nữ cùng thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp cụ thể để thúc đẩy BĐG và giải quyết những vấn đề của phụ nữ, trẻ em tại địa phương trong giai đoạn hiện nay.

Thông qua cuộc đối thoại chính sách cấp tỉnh, Hội LHPN tỉnh đề xuất các giải pháp thúc đẩy BĐG và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức hội, xây dựng tổ chức hội LHPN các cấp hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả hơn, từ đó góp phần thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ.

Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các cấp cũng thông qua cuộc đối thoại lắng nghe những đề xuất, kiến nghị, những bất cập, khó khăn, vướng mắc liên quan đến thực hiện các chủ trương, chính sách ở cơ sở để kịp thời giải quyết, góp phần thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển KT-XH của địa phương.

Sau gần 2 năm triển khai thực hiện Dự án 8, đến nay, trên địa bàn các xã hưởng lợi, Hội LHPN tỉnh, huyện đã tổ chức được 24 hội nghị đối thoại chính sách. Việc tổ chức gặp gỡ, đối thoại được các cấp hội phụ nữ tổ chức đảm bảo dân chủ, công khai minh bạch, khách quan. Cán bộ, hội viên phụ nữ được tiếp cận và đề xuất các chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em và những vấn đề để thực hiện BĐG. Tất cả các cuộc đối thoại đều có sự tham gia đầy đủ các đại biểu là đại diện các phòng, ban, ngành liên quan chính quyền địa phương và cán bộ, hội viên phụ nữ.

Cuộc đối thoại chính sách cấp tỉnh sẽ diễn ra trong tháng 11/2024 với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các sở: Lao động - Thương binh và Xã hội; Nội vụ; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Công thương; Giáo dục và Đào tạo; Y tế; Bảo hiểm xã hội tỉnh; Ban Dân tộc; Công an tỉnh.

Ở cấp huyện có sự tham gia của lãnh đạo hội LHPN cấp huyện, hội phụ nữ các đơn vị lực lượng vũ trang; chủ tịch, phó chủ tịch hội LHPN cơ sở, chi hội trưởng, hội viên phụ nữ nông thôn, phụ nữ dân tộc thiểu số, phụ nữ khuyết tật, phụ nữ doanh nhân. Cuộc đối thoại chính sách lần này tập trung vào những nội dung: Đánh giá về vai trò và sự tham gia của các cấp hội phụ nữ trong thực hiện BĐG trên địa bàn tỉnh.

Giới thiệu các chính sách liên quan đào tạo nghề, lao động việc làm, xuất khẩu lao động; vay vốn khởi nghiệp. Những điểm mới của Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, bổ sung liên quan đến người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trong đó tập trung những nội dung liên quan đến phụ nữ và trẻ em.

Giải đáp các vấn đề, chính sách liên quan đến các nhóm nội dung mà hội viên phụ nữ kiến nghị như: đào tạo nghề, lao động việc làm, xuất khẩu lao động, vay vốn khởi nghiệp, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP do phụ nữ sản xuất, chế biến; phòng chống bạo lực gia đình, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm; phòng chống tệ nạn xã hội; công tác cán bộ nữ; phòng ngừa tín dụng đen... Tại cuộc đối thoại chính sách các cán bộ, hội viên phụ nữ sẽ trao đổi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động hội và phong trào phụ nữ trong thời gian tới.

Các đơn vị liên quan tham gia đối thoại nghiên cứu, trao đổi các vấn đề đặt ra đảm bảo đúng quy định đối với các ý kiến, kiến nghị, thắc mắc, phản ánh... đồng thời, tiếp thu, ghi nhận những kiến nghị, để có cơ sở đề xuất với cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Sau khi cuộc đối thoại chính sách cấp tỉnh kết thúc, Hội LHPN tỉnh mong muốn những kiến nghị, đề xuất của cán bộ hội, hội viên phụ nữ được cấp ủy và các cơ quan liên quan tiếp thu, nghiên cứu giải quyết. Những ý kiến, kiến nghị, đề xuất tại cuộc đối thoại được Hội LHPN tỉnh tổng hợp gửi Tỉnh ủy và UBND tỉnh để trên cơ sở đó, lãnh đạo tỉnh nắm bắt được những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em cần phải quan tâm giải quyết nhằm tạo điều kiện để phụ nữ và trẻ em trên địa bàn tỉnh được phát triển toàn diện.

Trần Cát Linh

Tin liên quan:
  • Các ngành tham gia trong thúc đẩy bình đẳng giới
    Thúc đẩy bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số

    Bình đẳng giới (BĐG) là vấn đề quan trọng trong giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em (PN&TE) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và vùng núi. Do đó, khi thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn 1: từ năm 2021-2025, vấn đề BĐG được đặc biệt quan tâm được Chính phủ xây dựng thành một dự án thành phần của chương trình (Dự án 8). Sau 3 năm thực hiện, Dự án 8 đã có những chuyển biến cơ bản trong nhận thức và hành động về thực hiện BĐG vùng đồng bào DTTS, trong đó nổi bật là những kết quả đáng khích lệ của huyện Đakrông.

  • Các ngành tham gia trong thúc đẩy bình đẳng giới
    “Thủ lĩnh của sự thay đổi” - góp phần thúc đẩy bình đẳng giới

    Dù thời gian hoạt động chưa nhiều nhưng các CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” do các cấp hội phụ nữ phối hợp một số đơn vị trường học thành lập trong thời gian qua đã trang bị được nhiều kiến thức, kỹ năng hữu ích cho học sinh người dân tộc thiểu số (DTTS). Từ đó, giúp các em thay đổi cách nghĩ, cách học, cách làm, góp phần xóa bỏ thói quen, tập tục lạc hậu ở vùng cao.

  • Các ngành tham gia trong thúc đẩy bình đẳng giới
    Giúp thiếu niên thay đổi nhận thức, thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới

    Là 1 trong 4 mô hình cơ bản của Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” thu hút sự hưởng ứng, tham gia tích cực của lứa tuổi thanh thiếu niên ở các trường học vùng DTTS và miền núi. Được sự hỗ trợ tích cực của Hội LHPN tỉnh và sự tham gia hướng dẫn hoạt động của giáo viên các trường TH&THCS, nhiều CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” thành lập và đi vào hoạt động bước đầu mang lại hiệu quả tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề của trẻ em.


Trần Cát Linh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tận tụy với bản làng

Tận tụy với bản làng
2024-11-17 05:32:00

QTO - Họ có điểm chung là sẵn sàng lặn lội đến từng bản, làng heo hút để “đi từng ngõ, gõ từng nhà” tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô...

Bệnh tật bủa vây một gia đình

Bệnh tật bủa vây một gia đình
2024-11-16 06:05:00

QTO - Đó là chuyện buồn của gia đình anh Lưu Quang Dũng và chị Hoàng Thị Lang ở thôn A Ngo, xã A Ngo, huyện Đakrông. Nhiều năm nay, 2 người con trai của...

Nơi chắp cánh những “ước mơ vượt núi”

Nơi chắp cánh những “ước mơ vượt núi”
2024-11-16 06:00:00

QTO - Tọa lạc trên mảnh đất Thành Cổ anh hùng, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (DTNT) tỉnh từ lâu đã trở thành nơi nuôi dưỡng khát vọng học tập của con em...

Chung tay xây dựng nhà ở cho người nghèo

Chung tay xây dựng nhà ở cho người nghèo
2024-11-16 05:40:00

QTO - Thực hiện chủ trương của trung ương, Chính phủ và Đề án của Bộ Công an về hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công với cách mạng, hộ dân bị thiệt hại...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long