{title}
{publish}
{head}
Một thỏa thuận áp thuế toàn cầu lên các công ty hàng đầu thế giới đang khó có thể được thông qua khi không nhận được nhiều sự ủng hộ chính trị từ Mỹ và các khu vực quan trọng.
Việc thông qua trụ cột đầu tiên của nỗ lực cải cách thuế toàn cầu, do OECD làm trung gian, buộc các tập đoàn công nghệ hàng đầu phải đóng thêm nhiều tiền thuế hơn tại nơi các doanh nghiệp này hoạt động, đã bị đình trệ tại Mỹ do sự phản đối của Đảng Cộng hòa. Không những vậy, việc thông qua thỏa thuận này đang bị cản trở do nhiều nước chủ chốt đang cố chuyển những cuộc đàm phán về thuế quốc tế từ OECD sang Liên Hợp Quốc, nơi họ có nhiều ưu thế hơn.
Janet Yellen, Bộ trưởng Tài chính Mỹ, phát biểu trước cuộc họp của các bộ trưởng tài chính G20 về nhiều vấn đề, trong đó có thuế. Ảnh: The Financial Times
Những yếu tố trên, kết hợp với khó khăn trong việc hoàn thiện văn bản hiệp ước, đang cản trở nỗ lực đáp ứng thời hạn ký kết vào tháng 6 tới, khi các bộ trưởng tài chính G20 gặp mặt tại Sao Paulo, Brazil trong tuần này.
“Nó giống như một mê cung không lối thoát, OECD đang mắc kẹt trong một dự án không nhìn thấy cơ hội thành công. Trụ cột này đang đi vào ngõ cụt do Mỹ khó có thể phê chuẩn” – một quan chức dấu tên cho biết.
Vào năm 2021, hơn 135 quốc gia đã ký kết một thỏa thuận chính trị gồm hai trụ cột, được xem là cuộc cải cách thuế doanh nghiệp lớn nhất trong một thập kỷ.
Trụ cột thứ hai đưa ra mức thuế doanh nghiệp tối thiểu 15% trên toàn cầu và bắt đầu có hiệu lực trong năm nay. Tuy nhiên trụ cột đầu của thỏa thuận đang có vẻ khó thực hiện hơn.
Trong khi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ủng hộ cải cách, các thành viên Đảng Cộng hòa lại phản đối quyết liệt. Tại Mỹ, một hiệp ước quốc tế về thuế muốn được thông qua thì cần sự đồng thuận của 2/3 số ghế, tương đương 67 phiếu tại Thượng viện Mỹ, Trong khi Đảng Dân chủ của ông Biden chỉ chiếm 51 ghế, không đủ số phiếu để vượt qua sự phản đối của Đảng Cộng hòa. Nếu không có sự phê chuẩn của Mỹ, thỏa thuận này sẽ không thể được thông qua. Không những vậy, nếu cựu Tổng thống Donald Trump, ứng cử viên của Đảng Cộng hòa cũng là người phản đối quyết liệt nhất đối với thỏa thuận trên, giành chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới, mọi thứ sẽ càng trở nên tồi tệ hơn và đẩy nỗ lực cải cách thuế đến bờ vực sụp đổ.
Trong khi đó, một quan chức Mỹ đã bác bỏ quan điểm cho rằng trụ cột thứ nhất gần như không thể được thông qua, tuy nhiên cũng thừa nhận về áp lực để đạt được nó.
“Có áp lực đối với tất cả mọi người, bao gồm EU và 140 quốc gia khác, không chỉ riêng Mỹ”- ông cho biết. Tuy nhiên, ông cũng nhận định các nhà đàm phán sẽ vẫn có cơ hội nếu nỗ lực đến cùng.
Hiện, phía châu Âu vẫn đang cố gắng thuyết phục các bộ trưởng tài chính G20 trong tuần này đưa ra cam kết về mốc thời gian trước tháng 6/2024.
Luật Anh (Theo The Financial Times)
QTO - Các công tố viên tại Nga đã được lệnh sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) rộng rãi hơn trong cuộc chiến chống tham nhũng - theo chỉ thị của Tổng Công tố...
QTO - Trung Quốc đã chính thức khởi động dự án xây dựng tuyến đường sắt mới nối Kashgar, thành phố ở phía Tây Bắc nước này với Kyrgyzstan và Uzbekistan.
(Tin Tức) - Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, phái đoàn Đức đã đến thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên lần đầu tiên kể từ khi Đại sứ quán nước này phải đóng cửa trong thời kỳ đại...
QTO - Dù là động lực quan trọng cho sự phục hồi nền kinh tế Mỹ, lượng người nhập cư ồ ạt đang đe dọa nghiêm trọng đến an ninh, trật tự của đất nước này.
(Tin Tức) - Điện Kremlin cảnh báo xung đột trực tiếp với NATO nếu quân liên minh tham chiến ở Ukraine trong khi Thủ tướng Slovakia tiết lộ tài liệu thảo luận của NATO khiến ông...
QTO - Trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng giữa các bác sĩ và chính quyền, chính phủ Hàn Quốc vừa phát đi thông báo yêu cầu các bác sĩ phải quay...
QTO - Bất chấp những thách thức phía trước cũng như lệnh kiểm soát nghiêm ngặt, 100 du khách Nga đầu tiên đã đến Triều Tiên.
QTO - Lượng tài sản khổng lồ của Mỹ và đồng minh tại Nga đang bị đe dọa.
(Tin Tức) - Các nguồn thạo tin cho biết ngày 26/2, các quan chức Israel đã lên đường tới Qatar để đàm phán về các điều kiện nhằm đạt được lệnh ngừng bắn tại Dải Gaza và thỏa...
VOV.VN - Liên hoan Thanh niên thế giới năm 2024 sẽ diễn ra tại thành phố Sochi, của Nga từ ngày 1-7/3 tới. Dự kiến sẽ có 28.000 người tham gia liên hoan này.
QTO - Một trong những thành phố đông dân bậc nhất thế giới đang đối mặt với tình trạng cạn kiệt toàn bộ nguồn nước.
QTO - Sau lệnh cấm của Trung Quốc đối với các sản phẩm thủy sản của Nhật Bản, với động thái răn đe việc chính quyền Tokyo xả nước thải đã qua xử lý tại nhà...