Cập nhật: Thứ 6, 13/10/2017 | 21:20 GMT+7

Bức tượng gỗ “khủng” và người nghệ nhân tâm huyết

(QT) - Thoạt nhìn từ xa, bức tượng nổi bật trong xưởng của người nghệ nhân với kích thước lớn: chiều cao 3,25 m, nặng gần 3,5 tấn. Tượng được làm từ gỗ xá xị nguyên khối ngâm dưới nước từ lâu, chuyển qua màu xanh đen, mang hình dáng Phật Di Lặc cưỡi trên một con kỳ lân, được định giá 550 triệu đồng. Người tạo ra bức tượng “khủng” này là nghệ nhân Trương Viết Thanh, trú tại 44/10 đường Lý Thường Kiệt, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh.

Bức tượng xá xị cao 3,25m, nặng gần 3,5 tấn được cho là “khủng” nhất Quảng Trị

Tôi có dịp đến thăm xưởng làm đồ gỗ mỹ nghệ của anh Thanh từ sự giới thiệu của một khách hàng lâu năm. Nằm phía sau Trường THPT Vĩnh Linh, nhà và xưởng làm nghề của anh Thanh chỉ rộng khoảng 500 m2 nhưng trưng bày gần một trăm tác phẩm gỗ lũa đủ mọi kích thước, hình dạng, chất liệu từ “hạc đứng lưng quy”, “Phúc, Lộc, Thọ”, “Quan công cưỡi Xích Thố” đến “Gia Cát hầu mưa”, “Thánh Gióng về trời”... Ai vào đây xem đều choáng ngợp trước vẻ đẹp của những tác phẩm đó.

Bức tượng gỗ “khủng” nhất Quảng Trị

Bước vào khu xưởng rộng khoảng chừng 200 m2 , đập vào mắt chúng tôi là một tác phẩm tượng Phật Di Lặc làm từ gỗ xá xị đen nguyên khối. Ai cũng phải trầm trồ khi dịp tận mắt chiêm ngưỡng tác phẩm đồ sộ này, nhưng khi được anh Trương Viết Thanh giới thiệu kĩ hơn về bức tượng, tôi lại đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác. Được biết, anh cùng 3 người thợ trong xưởng của mình bắt đầu chế tác bức tượng vào mùng 6 Tết Đinh Dậu từ khối gỗ nặng hơn 4 tấn. Phải mất ròng 2 tháng trời làm không ngơi nghỉ, 4 người thợ lành nghề mới hoàn thành xong bức tượng. Cao 3,25 m, nặng hơn 3,5 tấn, bức tượng mang hình dáng Phật Di Lặc nở nụ cười hiền hậu, cưỡi trên lưng một con kỳ lân trông đầy uy nghiêm.

Điều đặc biệt của bức tượng này là được làm từ gỗ xá xị (hay còn gọi là gù hương) mà theo anh Thanh chia sẻ là một loại gỗ hiền, có mùi thơm nhẹ rất đặc trưng, giá trị cao nên rất thích hợp để làm đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp. Tính đến nay, với gần 30 năm làm nghề, bức tượng trên chính là tác phẩm lớn nhất của đời anh. Từng nét chạm khắc, từng chi tiết nhỏ dường như mang cả tâm huyết của người thợ. “Để làm được bức tượng hoàn thiện như thế này, tôi gặp rất nhiều khó khăn, nhưng ấn tượng nhất vẫn là khâu vận chuyển, cẩu khúc gỗ nguyên khối vào xưởng để làm. Lúc đó, vì kích cỡ quá lớn, rất khó đem vào xưởng nên tôi phải đắn đo có nên làm tiếp hay đem bán khúc gỗ cho người khác.

Để có được ngày hôm nay, anh Thanh phải trải qua rất nhiều thử thách

Sau khi suy nghĩ kỹ, tôi đi đến quyết định tháo mái xưởng, phá một mảng tường nhà lớn để đem khúc gỗ vào làm. Đó chưa phải là tất cả, vì bức tượng quá “khủng” nên làm nó rất mệt, nhiều khi tôi và thợ đổ bệnh vì quá chú tâm vào việc. Việc chế tác gỗ xá xị đòi hỏi quá trình công phu và nhiều kinh nghiệm như phải trừ chỗ nào không sơn lót để gỗ sẽ tỏa mùi hương. Để làm được điều này cần tính toán kỹ vì nếu trừ phần gỗ ở nơi dễ nhìn sẽ rất xấu, ngược lại trừ chỗ dễ tiếp xúc với ẩm mốc sẽ sinh ra mối mọt dẫn đến hỏng gỗ. Nhưng khi hoàn thành thì mọi người ai cũng trầm trồ, khen ngợi khiến tôi hài lòng và không cảm thấy uổng công sức, tiền bạc bỏ ra”, anh Thanh bộc bạch.

Tiếng lành đồn xa, rất nhiều người từ Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh...tới hỏi thăm và ngã giá mua bức tượng Phật Di Lặc nhưng anh vẫn chưa bán, một phần vì giá cả chưa thích hợp, một phần anh muốn tìm người có tâm sở hữu tác phẩm tâm huyết nhất của mình. Hiện nay, bức tượng được anh định giá 550 triệu đồng. Theo nhận định của khách hàng thì bức tượng Phật Di Lặc cưỡi lân của anh là bức tượng lũa lớn nhất vùng Vĩnh Linh, thậm chí còn lớn nhất tỉnh Quảng Trị về cả giá trị lẫn kích thước.

Người nghệ nhân 30 năm gắn bó với nghề

Khi trò chuyện với anh Thanh, tôi được biết anh đã có 30 năm làm nghề khắc tượng, gỗ lũa. Năm nay anh Thanh 44 tuổi, nghĩa là anh vào nghề từ khi còn là một cậu bé 14 tuổi . Anh sinh ra trong một gia đình nghèo đông anh em tại phường Tây Lộc, thành phố Huế. Vốn bản tính thông minh, ham học nhưng vì ý thức được hoàn cảnh gia đình khó khăn, không muốn bố mẹ phải bươn chải cực khổ, cậu bé Thanh hồi đó mới bước vào lớp 6 quyết định bỏ dở sự học để phụ giúp bố mẹ nuôi các em ăn học.

Thời đó, nghề kim hoàn, nghề mộc dân dụng mới là những ngành nghề “hot”, nhưng anh Thanh không chọn những ngành đó mà chọn làm thợ khắc tượng, gỗ lũa bởi anh đã bén duyên với nghề này từ rất lâu. Ngày trước, lúc đi học, anh Thanh luôn bị hút hồn bởi đường nét, hình khối của những bức tượng gỗ lũa ở xưởng làm đồ gỗ mỹ nghệ phía sau trường học. Ngày qua ngày, tình yêu của anh dành cho nghề này cứ lớn dần. Khi quyết định bỏ học làm nghề, anh không chút chần chừ chọn ngay con đường trở thành người thợ làm gỗ lũa.

Thời gian đầu, anh học nghề và sống bươn chải ở TP. Hồ Chí Minh với ước mong trở thành một người thợ giỏi và tự lập nên một xưởng của riêng mình. Sau 2 năm học và nắm vững nghề, đến năm 1993, anh trở lại Huế, cố gắng làm lụng nhằm tích cóp, xây dựng xưởng riêng. Nhưng Huế là đất của nghề thủ công mỹ nghệ, tập trung nhiều nghệ nhân tay nghề giỏi, xưởng lớn nên anh nhận thấy khó lập nghiệp ở quê hương. Với nhiệt huyết tuổi trẻ, năm 1994, anh quyết chí sang nước bạn Lào làm ăn. Thời gian đầu, mọi chuyện rất ổn định khi số lượng sản phẩm anh tạo ra rất nhiều, chất lượng tốt, giá cao, nhu cầu của khách hàng rất lớn, anh cảm thấy rất phấn khởi.

Nhưng một lần nữa, ước mơ lập nghiệp của chàng trai trẻ gặp khó khăn khi nhiều thợ lành nghề từ Việt Nam lẫn thợ người Lào cạnh tranh khiến thị trường tiêu thụ bị mất dần. Anh Thanh bỏ việc về nước lập gia đình năm 1995. Sống ở Huế được 5 năm nhưng anh vẫn canh cánh trong lòng về một ước mơ còn dang dở. Trời không phụ lòng người, trong lần ra thăm nhà một người bạn ở Vĩnh Linh, anh Thanh nhận thấy rằng mảnh đất này là nơi mình có thể lập nghiệp được khi nhu cầu thị trường lớn mà người làm nghề gỗ lũa lại rất ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thế là “đất lành chim đậu”, anh cùng vợ con ra Vĩnh Linh lập nghiệp.

Ban đầu, với hai bàn tay trắng nhưng nhờ có sự động viên của bạn bè, gia đình và sự dày dặn kinh nghiệm, từng trải, anh bắt đầu thuê nhà, mướn xưởng làm nghề. “Tôi vẫn nhớ như in cảm giác vay mượn bạn bè, gia đình, tích cóp mãi mới được gần 10 triệu đồng mua xe gỗ lũa đầu tiên về làm hàng. Trong lòng vừa vui lại vừa lo. Vui vì mình đã đặt được viên gạch đầu tiên cho sự nghiệp, lo là vì khi đó chưa được mấy ai biết đến nên sợ hàng làm ra không ai mua. Nhưng may mắn thay, số hàng từ xe gỗ đầu tiên đó tôi đã bán hết với giá rất cao trong một thời gian ngắn”, anh Thanh kể lại.

Khi được hỏi về dự định tương lai, anh Thanh cho biết: “Tôi vẫn sẽ phải học hỏi thêm bởi làm nghề này là phải học, có khi 70 tuổi vẫn phải học bởi gỗ lũa nghệ thuật gần gũi với điêu khắc, tạc tượng, song nó đa dạng, phong phú hơn nhiều. Vì vậy, người thợ phải biết đọc những ý tưởng vốn có từ các cành cây, khối gỗ, sau đó thêm bớt chi tiết làm cho tác phẩm sinh động, có hồn. Còn về tương lai, tôi muốn làm ra thêm nhiều tác phẩm đẹp, có giá trị phục vụ cho khách hàng. Hy vọng rằng, sẽ có một ngày, anh sẽ về lại đây, chiêm ngưỡng một bức tượng “khủng” khác của tôi”.

Văn Phong



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Lập nghiệp với nghề mộc
22:22 18/04/2023

Nắm bắt nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ gỗ tại địa phương khá lớn, những năm qua, anh Hồ Văn Hiền ở thôn Ra Lu, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông đã quyết tâm xây ...

Ước vọng với trầm hương
21:28 21/01/2023

Sau nhiều năm bôn ba kinh doanh, học nghề ở các tỉnh phía Nam, cách đây vài năm chàng trai trẻ Trịnh Minh Triển (34 tuổi) quyết định hồi hương tạo lập cơ sở ...

Khi ước mơ khởi nghiệp được chắp cánh
22:30 29/12/2024

Nuôi ước mơ khởi nghiệp để mở rộng mô hình sản xuất, kinh doanh, nhiều thanh niên trên địa bàn tỉnh đã được tiếp sức bằng nguồn vốn ngân sách địa phương uỷ ...

Những cảm xúc tháng Tư bên dòng Bến Hải...

Những cảm xúc tháng Tư bên dòng Bến Hải...
23:40 29/04/2025

QTO - Mấy tuần trước, Báo Tiền Phong vừa tổ chức giải Marathon truyền thống lần thứ 66 của tờ báo này ở Quảng Trị mang tên “Khúc khải hoàn” nhân dịp 50 năm...

Hành trình “Thay dòng sữa mẹ”

Hành trình “Thay dòng sữa mẹ”
06:05 06/10/2017

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Đó là cách nghĩ, cách làm của anh Lê Đức Anh, giáo viên tổng phụ trách Trường THCS Húc, huyện Hướng Hóa. Từng tham gia rất nhiều hoạt...

Nặng tình với thổ cẩm

Nặng tình với thổ cẩm
06:35 29/09/2017

(QT) - Từng có một thời, người Pa Kô ở xã A Bung, huyện Đakrông xếp khung cửi vào góc nhà, chái bếp. Nặng tình với thổ cẩm, chị Đoàn Thị Nga (sinh năm 1947) đã “đánh thức”...

Vấn vương chèo cạn làng Tùng

Vấn vương chèo cạn làng Tùng
06:35 22/09/2017

(QT) - Giữ làm sao để hết đời mình, đời sau con cháu vẫn yêu tha thiết, gắn hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp phát triển bó và duy trì nét văn hóa đặc sắc chèo cạn làng Tùng Luật...

Mong muốn tìm đồng đội

Mong muốn tìm đồng đội
07:27 15/09/2017

(QT) - Cựu chiến binh Sư đoàn 312 chúng tôi đã hẹn nhau đầu mùa xuân năm 2017 sẽ về làng Như Lệ tìm hài cốt đồng đội. Vậy mà mãi cuối tháng 7 năm nay, khi mùa sen đã tàn phai,...

Trao đời sự sống

Trao đời sự sống
06:40 15/09/2017

(QT) - Anh Nguyễn Mậu Anh Tuấn (sinh năm 1977) ở khu phố 10, phường 5, thành phố Đông Hà là tấm gương sáng trong phong trào hiến máu tình nguyện với 31 lần hiến máu và vận động...

Từ mùa thu năm ấy…

Từ mùa thu năm ấy…
00:12 09/09/2017

(QT) - Có những sự kiện lịch sử trọng đại mà dẫu qua muôn vạn thăng trầm thì nó vẫn thắm tươi trong ký ức con người và trong mỗi dòng son sử ký. Và mùa thu năm ấy đã có một sự...

Thời tiết

27°C - 34°C
Có mây, không mưa
  • 26°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long