
{title}
{publish}
{head}
QTO - Bất cứ quốc gia nào trên thế giới này đều có những niềm tự hào riêng của họ. Một trong những niềm tự hào đó phải là ẩm thực. Đó là những nền ẩm thực trứ danh thế giới như ẩm thực Pháp, Trung Hoa, Nhật Bản đã đành. Có những quốc gia mà nhắc tới món ăn đồng nghĩa với nhắc đến quốc hồn quốc túy. Mì spaghetti chắc chắn phải là nước Ý, vịt quay tất nhiên phải là Bắc Kinh-thủ đô Trung Hoa, phomai chắc chắn phải là Thụy Sĩ, rượu Vodka phải là Nga… Còn ở Việt Nam, nhiều món ăn đã vượt biên giới quốc gia có mặt khắp năm châu bốn bể. Một trong những món để người ta nghĩ ngay đến Việt Nam đó là phở. Phở là của xứ Bắc có hơn 100 năm qua nay có phở Bắc, phở Nam, phở Trung tùy khẩu vị từng vùng miền. Nói tới Huế là bún bò, nói Quảng Nam là mì Quảng, nói xứ Nghệ là cháo lươn và đương nhiên ở Quảng Trị món “tỉnh hồn tỉnh túy” hẳn là cháo bột cá lóc.
![]() |
Nguyễn Đức Nhật Thuận - chủ quán cháo bột cá lóc ở TP. Hồ Chí Minh - Ảnh : L.Đ.D |
Món ăn này luôn mang trong mình nó không chỉ hương vị riêng của vùng đất mà còn là chút linh hồn xứ sở vẫn thao thiết trong đáy mỗi buồng tim. Với người Quảng Trị, định mệnh của vùng đất vốn trải qua nhiều dâu bể chiến tranh nên người Quảng Trị tha hương lưu lạc rất đông. Nhất là từ Huế trở vào đâu đâu cũng có người Quảng Trị. Nhưng đông nhất vẫn là ở TP. Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ. Người Quảng Trị tha hương mang theo ngoài giọng nói trọ trẹ còn là những món ăn để nhớ quê hương. Nhưng để ăn được món quê hương không hề là chuyện dễ. Ví như món cháo bột, bột làm từ gạo, cá lóc thì ê hề ngoài chợ, gia vị cũng không khó kiếm như tiêu ớt… nhưng nấu cho ra một tô cháo đúng chuẩn Quảng Trị lại là chuyện không hề dễ. Đặc biệt với nhịp sống sôi động thị thành, để nấu một nồi cháo để ăn món ăn thương nhớ quê nhà ấy cũng rất đa công đa sự. Làm sao có bột gạo được chế biến thành những thanh bột đúng chuẩn. Làm sao để có loại cá tràu tự nhiên sống trong ruộng đồng, không phải là loại cá được nuôi bằng thức ăn công nghiệp, rồi gia vị đặc trưng như ném củ, lá ném, hạt tiêu mà có được tiêu xanh thì tuyệt cú mèo…Một khi có đủ nguyên vật liệu rồi thì nấu cho được nồi cháo mang hương vị quê kiểng cũng không dễ vì tùy thuộc vào tay nghề, khả năng nêm nếm.
Cơ quan tôi ở TP. Hồ Chí Minh. Mỗi năm vài lần vào họp hành, công tác, trong một chuyến như thế cách đây vài năm, em Hiển, một phóng viên trẻ quê Cam Lộ đưa tới một quán ăn có cái tên là lạ Cà Mèn ở gần khu Phan Xích Long (Phú Nhuận), gọi hai tô cháo bột rồi Hiển bảo: Khi mô nhớ nhà là anh em đồng hương lại hú nhau ghé đây ăn, từ bánh ướt Phương Lang đến cháo bột Diên Sanh. Hôm đó chủ quán đi vắng, sau này tôi mới biết em tên là Nguyễn Đức Nhật Thuận - một đứa con của Hải Lăng học hành ở đây và chọn TP. Hồ Chí Minh làm nơi khởi nghiệp. Dõi theo những gì Thuận đã làm, tôi càng quý hơn vì cái slogan của quán em: “Mang Quảng Trị vào phố”. Quảng Trị ở đây là những món ăn đã đắm đuối với bao người trong miền ký ức. Lòng xào nghệ đúng chất Quảng Trị, những nồi cá kho đỏ rực màu ớt, những nồi dưa quả chua với những thỏi thịt quân cờ và thịt luộc với bánh ướt, nem chợ Sãi, cá cấn lá gừng..Nhìn mâm cơm cứ thấy cả Quảng Trị hiện về đầy thương khó và đôn hậu. Nhưng bất ngờ nhất là mới đây Thuận chào hàng một món quá ư đặc biệt: Cháo bột cá lóc đóng gói! Quả là một điều ngoài sức tưởng tượng bởi làm sao nghĩ tới chuyện đóng gói được cái món cần phải chế biến trong tình trạng “nước sôi lửa bỏng” ấy được? Vậy mà Thuận đã làm được.
Trước khi nói thêm về chuyện cháo bột cá tràu đã được “công nghiệp hóa”, tôi muốn nhắc tới một phát minh của người Nhật được coi là phát minh quan trọng nhất thế kỷ XX - đó là món mì ăn liền! Tác giả của phát minh vĩ đại này là ông Momofuku Ando, người sáng lập tập đoàn Nissin Food. Ông sinh năm 1910 tại Đài Loan, sau khi bố mẹ qua đời, ông chuyển đến sống với ông bà tại Đài Bắc. Ý tưởng về mì gói đến với ông Momofuka Ando vào ngày 15/8/1945 khi Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh và nạn đói diễn ra khắp đất nước bởi ảnh hưởng của chiến tranh. Chứng kiến cảnh đoàn người đói lả xếp hàng chờ đợi tại các cửa hàng để mua một bát mì, ông Ando nghĩ ngay đến việc sản xuất một món ăn liền, nấu nhanh, có thể cứu đất nước khỏi nạn đói khủng khiếp .
|
Ông Ando tập trung nghiên cứu món mì gói với những tiêu chí như: Có thể ăn ngay, ngon, nấu nhanh, kinh tế, an toàn cho sức khỏe và bảo quản được lâu. Ông nghĩ chỉ có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu của người dân Nhật còn khó khăn trong giai đoạn hậu chiến. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, ông gặp khó khăn lớn khi chưa tìm được cách rút nước khỏi mì. Một ngày nọ, khi đang làm món mì xào cho vợ, ông nhận ra mì trộn mỡ không chỉ mất nước nhanh mà còn chín nhanh hơn khi được đun ở nhiệt độ cao. Nắm được bí quyết trên, năm 1958, ông Ando cho ra đời sản phẩm mì ăn liền Chikin Ramen đầu tiên. Ban đầu Chikin Ramen được coi là loại thực phẩm xa xỉ với người lao động do chúng đắt hơn mì thường. Nhưng sự tiện lợi của loại mì này nhanh chóng được người dân Nhật yêu thích và trở thành món ăn phổ biến đối với những người bận rộn.
Câu chuyện mì ăn liền là một phát minh vĩ đại của người Nhật, nhưng ý tưởng từ gói mì nước thành mì ăn liền thì cũng không khác nồi cháo bột thành những “set” cháo được đóng gói tiện lợi. Trong đợt chào hàng đầu tiên của Thuận và quán Cà Mèn về món cháo bột này có thể thấy tất cả đã được “chuyên biệt hóa”. Gói bột gạo được đóng riêng, thịt cá đã được chế biến riêng, nước dùng riêng, gia vị riêng. Cũng như nấu mì, cần chế nước sôi vào, những tô cháo bột của Thuận cũng chỉ cần pha nước sôi vào bột, cá và đun trong vài phút, nêm nếm gia vị là có ngay tô cháo 100% Quảng Trị.
Thật ra nếu ở Quảng Trị, ăn tô cháo bột có khi chỉ là một món ăn đơn thuần, hợp khẩu vị, nhưng với người Quảng Trị tha hương ở phương Nam hay phía Bắc, còn gì hạnh phúc hơn khi được ăn món ăn thấm đẫm hương vị quê nhà chỉ sau vài phút chế biến? Mà đó là chuyện trong nước, còn bao nhiêu nữa những người Việt ở xứ người, giữa giá băng châu Âu hay tuyết rơi đầy trời nước Mỹ mà được nghe bốc lên mùi thơm ngầy ngậy của bột gạo, mùi thơm ngan ngát của vị cá đồng, mùi gia vị cay xè gian bếp, húp tô cháo nghe mình toát mồ hôi, ứa nước mắt vì cay nào ai biết đó là vị cay của ớt của ném của tiêu hay là nước mắt thương cha nhớ mẹ nơi quê nhà, thương thời tuổi dại mênh mang, thương ký ức mịt mùng sau ngàn trùng vạn lý?
Nhưng nếu chỉ nói về vị ngon của một món ăn thì sẽ không phải là cách mà Cà Mèn của Thuận đang làm với những set “cháo bột cá lóc” đang ấp ủ giấc mơ có mặt ở những vùng trời xa thẳm. Bởi với món ăn này, ông chủ trẻ vẫn tâm nguyện một điều đây phải là món ăn của tâm cảm và yêu thương. Trong những câu đề từ trên bao bì của sản phẩm đặc biệt này, tôi thấy có những dòng đầy yêu dấu: “Không phải người Mạ nào cũng là đầu bếp Năm Sao. Nhưng bữa cơm ngon nhất đời ta luôn từ tay mạ nấu. Những món ăn ngon nuôi con từ thơ ấu. Dẫu sắn nướng khoai lùi, vẫn thảo thơm tình mẹ mãi muôn sau. Như món quê hương “cháo bộtcá tràu”. Từ hạt gạo trên đồng, từ cá ngon ngoài ruộng. Đâu chỉ là ăn món ăn, ta ăn cả một miền tâm tưởng, ăn nỗi hoài hương, ăn ký ức quê làng…
”Vâng, đâu chỉ là món ăn chỉ để mà ăn, cháo bột với người Quảng Trị đi xa, đó là còn là thức ăn của tâm tưởng và hoài niệm. Trong sợi cháo “vạc chờng” kia còn là triết lý và nhắc nhở, như câu thơ của Đỗ Trung Quân “Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi”. Tôi cũng tin trên đất nước này chắc không có nhiều món ăn mà khi ăn như biết nhắc đứa con đi xa biết hoài nhớ về quê nhà thương khó , biết nhớ mạ thương cha lặn lội ruộng đồng như món cháo bột đậm tình Quảng Trị đang ấp ủ những giấc mơ của Thuận và Cà Mèn.
Lê Đức Dục
Chỉ một tuần nữa là đến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Với Quảng Trị, một hoạt động được nhiều người chờ đợi là lễ hội Văn hóa - Ẩm thực Việt Nam - 2023 diễn ra tại ...
Tốt nghiệp trường luật và không có bất kỳ kinh nghiệm gì trong lĩnh vực ẩm thực, kinh doanh F&B (loại hình buôn bán ẩm thực và dịch vụ ăn uống), suốt 10 ...
Sáng nay 13/6, tại TP. Hồ Chí Minh, startup Cà Mèn cùng Công ty Cổ phần quốc tế LNS đã tổ chức lễ ký kết hợp tác phân phối độc quyền cháo bột cá lóc Quảng Trị ...
Quảng Trị - một tỉnh miền Trung nhiều nắng và gió. Đến với Quảng Trị ngoài thưởng ngoạn cảnh đẹp chứa đựng lịch sử thì còn thưởng thức những món ngon nữa. Dưới ...
Vùng quê lúa Hải Lăng từ lâu đã nổi tiếng với món cháo bột cá lóc. Từ nguyên liệu sẵn có như gạo thơm xay thành bột, cá lóc tự nhiên ở vùng chiêm trũng, người ...
Phường 2 được xem là trung tâm ẩm thực của TP. Đông Hà, nơi có nhiều món ngon độc đáo thu hút du khách tìm đến thưởng thức trong các khung thời gian hằng ngày. ...
Đến Hải Lăng, du khách không chỉ thưởng thức món cháo bột cá lóc mà còn biết đến món bánh ướt Phương Lang và canh ám làng Lam từ lâu đã đi vào tiềm thức của ...
Gỏi tép nhảy Bàu Trạng (huyện Vĩnh Linh) và cháo bột vịt Đông Hà là 2 món ăn của Quảng Trị vừa lọt top 100 món ăn đặc sản của 63 tỉnh, thành Việt Nam lần thứ ...
QTO - Chồng vừa mất vào giữa năm 2023 vì căn bệnh hen phế quản bẩm sinh, để lại một mình chị Võ Thị Thu Hành cùng 5 đứa con thơ dại ở thôn Dương Đại Thuận,...
QTO - Tiết kiệm, giúp nhau mua bảo hiểm y tế (BHYT) là cách làm hay, được các cấp hội LHPN trong tỉnh thực hiện nhiều năm nay. Đặc biệt, tại huyện Vĩnh...
QTO - Ngôi nhà của anh Dũng nằm trên đường Ngô Thì Nhậm, thị xã Quảng Trị khuất sau bức tường rào với um tùm cây nên không phải dễ tìm. Anh đặt tên ngôi...
VOV.VN - Vài năm gần đây, những ngày cận Tết, người dân và du khách khi đến viếng hương Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia đường 9, tỉnh Quảng Trị ngỡ ngàng khi nhìn thấy hàng trăm...
QTO - Vượt qua hàng trăm thí sinh đến từ mọi miền của Tổ quốc, với sự cố gắng, học hỏi không ngừng, Nguyễn Thị Ngọc Anh (sinh năm 2002), trú tại Khu phố 1,...
QTO - Những ngày này, thị trường đồ trang trí Tết trên địa bàn thành phố Đông Hà sôi động với nhiều mặt hàng có mẫu mã đa dạng, hình thức bắt mắt, phục vụ...
QTO - Từng xem việc sản xuất video clip giới thiệu những món ngon ở Quảng Trị như một “cuộc dạo chơi”, Hoàng Văn Nhân (sinh năm 2000), ở Khu phố 8, Phường...
QTO - Một mùa xuân mới lại về trên quê hương Quảng Trị. Trên khắp mọi nẻo đường, góc phố, làng quê, cảnh vật thay màu áo mới. Trong niềm hân hoan của đất...