
{title}
{publish}
{head}
VOV.VN - Vài năm gần đây, những ngày cận Tết, người dân và du khách khi đến viếng hương Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia đường 9, tỉnh Quảng Trị ngỡ ngàng khi nhìn thấy hàng trăm chim bồ câu ríu rít, sà xuống khu vực hành lễ mỗi lần có đoàn đến viếng.
Chim bồ câu - biểu tượng của khát vọng hòa bình được chăm nuôi tại Nghĩa trang Liệt sĩ, chốn tâm linh càng có ý nghĩa giá trị nhân văn sâu sắc, tạo ra cảm giác yên bình. Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia đường 9, tỉnh Quảng Trị là một địa chỉ như vậy.
Đàn chim bồ cầu sà xuống Nhà hành lễ Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia đường 9, tỉnh Quảng Trị mỗi lần có đoàn khách đến viếng.
Những ngày cuối năm, Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia đường 9, tỉnh Quảng Trị nhiều đoàn người khắp mọi nơi đến viếng mộ. Mùi hương thơm ngát trong khuôn viên nghĩa trang giữa tiết trời cuối Tháng Chạp làm người đi viếng mộ ấm lòng. Sau 3 hồi thỉnh chuông, người quản trang thổi 3 hồi còi, bất ngờ hàng trăm chim bồ câu sà xuống khu vực hành lễ đón thức ăn trước sự ngỡ ngàng của khách viếng mộ ngày cuối năm.
Có mặt trong Đoàn công tác của tỉnh Thái Nguyên về viếng Nghĩa trang Liệt sĩ trước Tết cổ truyền có Thượng tá Đàm Tiến Dũng, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Nguyên. Bác ruột ông Dũng là liệt sĩ hy sinh khi tình nguyện tham gia chiến đấu tại nước bạn Lào, hiện đang yên nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia đường 9 tỉnh Quảng Trị. Đến Quảng Trị lần này, nhìn ngôi mộ người Bác của mình được nhân viên quản trang chăm sóc chu đáo, ông cảm thấy yên lòng.
Điều mà Thượng tá Đàm Tiến Dũng bất ngờ là tại chốn linh thiêng, trang nghiêm này có đàn bồ câu chao liệng: “Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia đường 9, phần lớn là liệt sĩ hy sinh làm nhiệm vụ quốc tế, vì hòa bình rất cao cả. Chim bồ cầu là biểu tượng của hòa bình của thế giới, có ý nghĩa nhắc nhở thế hệ sau nên nhớ công lao của liệt sĩ không chỉ hy sinh cho đất nước và cả nhiệm vụ quốc tế cao cả.”
Thượng tá Đàm Tiến Dũng, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Nguyên thắp hương lên mộ người thân tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia đường 9
Ý tưởng nuôi đàn chim bồ câu trong nghĩa trang xuất phát từ hình ảnh những chú chim bồ câu trắng được thả trong Đại lễ 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội, với mong muốn đưa sự sống và biểu tượng hòa bình về với nơi này như một sự nhắc nhớ mọi người về nỗi đau chiến tranh, giá trị của hòa bình.
Ông Nguyễn Minh Đoàn, nhân viên Ban Quản lý Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia đường 9 được giao nhiệm vụ chăm sóc, cho chim ăn hàng ngày. Ông Đoàn kể, trong một lần tham quan tại thành phố Đà Nẵng, nhìn thấy đàn bồ câu chào liệng trên bãi biển rất ấn tượng nên Ban Quản lý đề xuất với lãnh đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh cho phép thả nuôi bồ câu tại nghĩa trang. Kinh phí mua chim bồ câu do các cơ quan, tổ chức hảo tâm tài trợ. Kể từ đó, nhiều người bất ngờ và xúc động trước hình ảnh những chú chim bồ câu trắng chao liệng trước Đài tưởng niệm liệt sĩ. Ông Nguyễn Minh Đoàn cho biết, lúc đầu, đơn vị phải thuê chuyên gia để huấn luyện chim.
Mỗi lần có đoàn khách đến viếng, nghe tiếng còi là bồ câu tập trung nhà hành lễ. “Mỗi lần có đoàn tới viếng, nghe tiếng còi là chim bồ câu tập trung lại, mang tâm linh, giống như hương hồn của Anh hùng Liệt sĩ về chứng kiến. Thân nhân liệt sĩ đến, khi bắt đầu đứng xếp hàng nghiêm trang làm lễ, thấy bồ câu bay xuống là họ rất ngạc nhiên. Họ liên tưởng lại bộ đội của mình thời kỳ chiến tranh ác liệt.” - Một du khách chia sẻ.
Việc nuôi chim bồ câu tại Nghĩa trang liệt sĩ như một sự nhắc nhở mọi người giá trị của hòa bình.
Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia đường 9, tỉnh Quảng Trị là nơi yên nghỉ vĩnh hằng của hơn 10.600 liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu, hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ và quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh tại nước bạn Lào vì nhiệm vụ quốc tế. Các thế hệ cha anh đã chiến đấu vì hòa bình. Chim bồ câu thể hiện tinh thần đoàn kết, khát vọng hòa bình, độc lập tự do.
Ông Nguyễn Văn Quản, Phó Trưởng Ban Quản lý Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia đường 9 tỉnh Quảng Trị cho biết, nhiều năm gắn bó với công việc ở nghĩa trang, ông càng thấm thía về giá trị hòa bình. Hàng vạn gia đình mất đi người thân yêu ruột thịt, hàng vạn Anh hùng Liệt sĩ nằm xuống để có được hòa bình, tự do như hôm nay.
Việc nuôi chim bồ câu như một sự nhắc nhở mọi người giá trị của hòa bình, chuyển tải thông điệp hòa bình đến với bạn bè quốc tế. Ông Nguyễn Văn Quản mong muốn đàn chim bồ câu tại đây được tăng lên nhiều hơn để mỗi người khi đến viếng nghĩa trang luôn cảm nhận được giá trị và khát vọng của hòa bình.
Mỗi lần ông Nguyễn Minh Đoàn, nhân viên Ban Quản lý Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia đường 9 thổi còi là đàn chim bồ cầu sà xuống nhà hành lễ.
Ông Nguyễn Văn Quản cho rằng: “Chim bồ câu thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái của người Việt Nam, hướng tới hòa bình, khát vọng độc lập, tự do, là biểu tượng cao cả. Năm 2022 này tiếp tục đầu tư nuôi thêm 100 con. Khi có đoàn đến chuẩn bị làm lễ, đoàn chim ra bay chao liệng. Bất kỳ ai đến đây đều có ấn tượng rất tốt về đàn chim bồ câu.”
Năm 2022 này, lần đầu tiên tỉnh Quảng Trị sẽ tổ chức “Festival vì hòa bình” nhằm tôn vinh giá trị của hòa bình. Đây là dịp tưởng niệm, tri ân các Anh hùng Liệt sĩ, cùng nhau xây dựng Quảng Trị trở thành một không gian văn hóa vì hòa bình, là biểu tượng sức sống mãnh liệt của nhân loại ngay trên mảnh đất bị hủy diệt do chiến tranh. Và những cánh chim bồ câu trắng tung bay tại chốn tâm linh này sẽ kéo mọi người ngày thêm gần gũi, tôn vinh ý nghĩa của Ngày hội vì hòa bình./.
Đình Thiệu/VOV-Miền Trung
Mong muốn để lại dấu ấn đẹp trong lòng học sinh, hằng năm, cán bộ, giáo viên Trường Liên cấp Hội nhập Quốc tế iSchool Quảng Trị dành nhiều thời gian, tâm huyết ...
Sáng nay 29/6, tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị phối hợp với Báo Thanh niên tổ chức khai mạc Ngày hội đạp ...
Trong hành trình dựng nước và giữ nước, không có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau chia cắt. Và Quảng Trị đã gánh nỗi đau đó dằng dặc hơn hai mươi năm. Quảng Trị là ...
Bộ phận làm nhiệm vụ khai quật vừa phát hiện tại một ngôi mộ ở Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9 di vật của liệt sĩ là cây bút có khắc chữ Xuân Đài (hoặc ...
Tháng 8 năm 1947, một số nhân vật nổi tiếng đã họp Đại hội thế giới các nhà trí thức và đưa ra bản kêu gọi nhân dân các nước đấu tranh cho hòa bình. Cũng chính ...
Trước khi vào dự buổi tiếp của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hàn Quốc, ông Lee Won hee, Giám đốc đối ngoại Hội Nhà báo Hàn Quốc nói với các nhà báo trong ...
Từ Di tích lịch sử Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, đoàn diễu hành của Ngày hội đạp xe Vì hòa bình đã hướng đến Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn (H.Gio ...
QTO - Những năm gần, chữa bệnh bằng liệu pháp tự nhiên (không dùng thuốc) được nhiều người lựa chọn. Đây không chỉ là cách chữa bệnh bền vững, an toàn mà...
QTO - Liên quan đến một vụ thuốc giả lớn vừa bị cơ quan chức năng phát hiện gần đây, mặc dù ngành y tế cho biết thuốc giả chưa xâm nhập vào các cơ sở khám...
QTO - Vượt qua hàng trăm thí sinh đến từ mọi miền của Tổ quốc, với sự cố gắng, học hỏi không ngừng, Nguyễn Thị Ngọc Anh (sinh năm 2002), trú tại Khu phố 1,...
QTO - Những ngày này, thị trường đồ trang trí Tết trên địa bàn thành phố Đông Hà sôi động với nhiều mặt hàng có mẫu mã đa dạng, hình thức bắt mắt, phục vụ...
QTO - Từng xem việc sản xuất video clip giới thiệu những món ngon ở Quảng Trị như một “cuộc dạo chơi”, Hoàng Văn Nhân (sinh năm 2000), ở Khu phố 8, Phường...
QTO - Một mùa xuân mới lại về trên quê hương Quảng Trị. Trên khắp mọi nẻo đường, góc phố, làng quê, cảnh vật thay màu áo mới. Trong niềm hân hoan của đất...
QTO - Ở tuổi 63, bà Lê Thị Lành, trú tại thôn Xuân Tiến, xã Phong Bình, huyện Gio Linh vẫn chưa có một cuộc sống an nhàn, no ấm như nhiều người. Những nỗi...
(QT) - Trong bối cảnh COVID-19, an toàn trong giai đoạn bình thường mới là mục tiêu và động lực của cộng đồng xã hội, trong đó ngành y tế là lực lượng nòng cốt ở mọi giai đoạn...