Cập nhật: Thứ 7, 27/09/2014 | 04:23 GMT+7

50 năm, vẹn nguyên khúc ca bi tráng

(QT) - Tròn 50 năm sau trận đánh cầu Sập ở thôn Linh An, xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) trôi qua nhưng ký ức bi tráng của những người lính năm xưa còn sống sót vẫn vẹn nguyên. Ngày giỗ đầu của những người lính hy sinh oanh liệt ở cầu Sập- nơi diễn ra trận đánh năm xưa- quyện trong khói nhang và niềm xúc động khôn nguôi… Trận đánh giữa vòng vây quân thù Ngày 15/8 âm lịch năm nay, tại nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong trận đánh cầu Sập diễn ra lễ giỗ đầu cho những anh hùng liệt sĩ. Lễ giỗ quyện trong khói hương và niềm xúc động vô bờ của những người lính còn sống sót và thân nhân các liệt sĩ. Trận đánh đã lùi xa tròn 50 năm nhưng ký ức bi tráng vẫn vẹn nguyên trong tâm khảm của 3 người lính còn sống sót đang có mặt tại lễ giỗ đầu đồng đội.

Thắp nhang cho đồng đội tại NTLS xã Triệu Trạch

Ngày 20/9/1964 (nhằm ngày 15/8 âm lịch), một trận đánh vô cùng ác liệt diễn ra tại khu vực cầu Sập, thuộc thôn Linh An. Ngày nay không có nhiều người biết rõ về trận đánh này nhưng với 3 cựu binh còn sống sót thuộc 2 đơn vị C55 và 59A gồm các ông: Trần Minh Diến (81 tuổi), Trần Đức Dục (76 tuổi), Dương Thiết (trên 80 tuổi) và những người lớn tuổi còn sinh sống tại địa phương thì nó đã trở thành một phần ký ức đau thương không thể lãng quên…Thời điểm cuối năm 1964, Mỹ- ngụy liên tục mở các đợt tấn công, trấn áp các cơ sở cách mạng của ta ở vùng đồng bằng ven biển huyện Triệu Phong hòng giành giật lại quyền kiểm soát. Lúc này, nhằm chống lại các đợt tấn công đó, ta đã bố trí 3 đơn vị gồm: C1, C55 (quân chủ lực của Tỉnh đội Quảng Trị tăng cường) và đơn vị 59A của Huyện đội Triệu Phong đóng ở khu vực thôn Linh An. Tuy là 3 đơn vị nhưng thực binh của ta lúc ấy chỉ có khoảng 60 người với vũ khí thô sơ, lại nằm trong thế bị bao vây chặt của địch từ cả 4 phía là bốt Chợ Cạn, xã Triệu Sơn, Triệu Tài, Triệu Trạch. Với 60 chiến sĩ nhưng ta phải đương đầu với 1 sư đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo, xe tăng, máy bay khu trục… Quả thật tương quan lực lượng lúc ấy, địch có một sức mạnh gấp ta đến hàng trăm lần. Trong tình thế không cân sức ấy, lại bị vây giữa bốn bề quân thù, các chiến sĩ của ta đã không nao núng mà quyết tâm phải chiến đấu đến viên đạn, hơi thở cuối cùng để không cho địch lấn chiếm vùng giải phóng. Trận đánh vô cùng quyết liệt kéo dài suốt 1 ngày đêm. Các chiến sĩ của ta lúc này đã phải nhịn đói, khát để cầm chân địch trong vòng vây. Ông Trần Đức Dục bồi hồi nhớ lại: “Đó là một trận đánh nghẹt thở và ác liệt nhất mà tôi từng tham gia. Trong tình cảnh thiếu thốn nhưng các đơn vị của chúng tôi đã lập đội hình chiến đấu rất ngoan cường. Nhiều bà con nhân dân thôn Linh An đã bất chấp hy sinh, vượt mưa bom bão đạn để đưa cơm, nước tiếp tế các chiến sĩ đang chiến đấu. Từng nắm cơm được chiến sĩ chuyền tay nhau, trong khi tay vẫn cầm chắc súng chiến đấu. Có những đồng đội chúng tôi chưa kịp ăn miếng cơm đã trúng đạn ngã xuống…Nhớ lại những hình ảnh chiến đấu bi hùng đó mà những người còn sống sót như chúng tôi không thể cầm được nước mắt!”.

Đồng đội dâng hương tại lễ giỗ đầu các liệt sĩ hy sinh trong trận cầu Sập

Càng về chiều, trận chiến càng trở nên khốc liệt hơn. Trước sự chống trả ngoan cường của quân ta, địch điều máy bay khu trục AD6 liên tục bổ nhào ném bom vào đội hình chiến đấu của ta. Mặt khác, chúng dùng máy bay vận chuyển thả quân nhảy dù xuống ngay sát đội hình ta để đánh giáp lá cà hòng nhanh chóng tiêu diệt quân ta. Chưa hết, chúng dùng cả dàn xe tăng tiến vào trận địa. Với bốn mũi đầy đủ quân lực, chúng dần xiết chặt vòng vây và hung hãn bắn phá, dùng xe tăng cán nát đội hình của ta. Dưới làn đạn dày đặc và hỏa lực mạnh liên tục của địch nhả về phía ta, các chiến sĩ đã dũng cảm bám trụ từng bụi cây, hầm hào để đáp trả. Lúc này ta đã tiêu diệt được 65 lính Mỹ - ngụy. Đặc biệt hơn cả, chỉ với một khẩu thượng liên nhưng ta đã bắn rơi 1 máy bay địch, làm bị thương 2 máy bay khác, bắn làm tê liệt 2 xe tăng. Đây là trận đánh lịch sử đầu tiên ta bắn rơi được máy bay trên bầu trời huyện Triệu Phong với một số vũ khí thô sơ như thế. Song tổn thất của ta trong trận đánh này là quá lớn, 95% chiến sĩ của ta đã hy sinh, chỉ 3 đồng chí Diến, Dục, Thiết trọng thương và bị địch bắt nên sống sót sau trận đánh này. Trong số các chiến sĩ hy sinh có đồng chí Nguyễn Văn Đương (bí danh Tuấn, nguyên quán thôn An Cư, xã Triệu Phước, Triệu Phong- Chỉ huy phó của đơn vị 59A) đã ngoan cường chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, không chịu khuất phục trước sự hung hãn, tàn bạo của những đoàn xe tăng, lính dù đổ bộ. Đồng chí đã xông xáo chỉ huy đồng đội lập đội hình chiến đấu, rồi xông pha trước làn lửa đạn địch mở đường máu để anh em thoát lui và đã anh dũng hy sinh. Sự hy sinh oanh liệt của đồng chí Tuấn và đồng đội đã khắc mãi trong lòng nhân dân địa phương, tạc vào lịch sử một trang hào hùng và bi tráng. Tấm lòng của những người đang sống Sau trận chiến đấu bi hùng đó, khi địch rút lui, người dân thôn Linh An đã âm thầm gom nhặt thi thể những chiến sĩ hy sinh đã hòa lẫn máu xương vào đất về an táng. Sau ngày giải phóng, người dân địa phương đã lập một miếu thờ tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong trận đánh này ngay tại bờ con khe cát cạnh cầu Sập. Hàng năm, vào các ngày lễ tết, đặc biệt là vào ngày 14/8 âm lịch, bà con nhân dân trong vùng cùng những người lính sống sót đều tổ chức thờ cúng, nhang khói cho các anh. Bồi hồi đi một vòng quanh khu vực diễn ra trận đánh bi hùng năm xưa, các ông Diến, Dục, Thiết ngậm ngùi khấn nguyện với các đồng đội: “Trận đánh đó, chúng tôi như những hạt gạo trên sàng, quyết tâm phải bám trụ đến cùng nhưng do địch quá mạnh nên hầu hết các đồng đội đã hy sinh anh dũng. Ngày hôm nay, ngay tại địa điểm này- tròn 50 năm sau trận đánh- chúng tôi cùng nhau quyên góp để tổ chức lễ giỗ đầu cho các đồng chí anh em. Sự hy sinh ngoan cường của các đồng chí đã góp phần giành lại độc lập tự do cho dân tộc, mãi mãi sống trong lòng chúng tôi, trong lòng nhân dân. Xin các đồng chí hãy an nghỉ”. Trước lễ giỗ đầu này, vào năm 2013, các ông cùng với dân làng đã tự nguyện đóng góp tiền của, công sức để phụng xây nên khu bia tưởng niệm nhỏ ngay tại địa điểm cầu Sập để tiện khói nhang, cũng để ấm lòng những người đã khuất. Nhưng trong sâu thẳm tấm lòng của những người đang sống và hiểu rõ về trận đánh bi hùng trên, họ vẫn mong muốn cấp trên cần sớm quan tâm xây dựng một khu tưởng niệm, hay một sự ghi nhận tương xứng với sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ trong trận đánh này. Bây giờ, ngay cạnh bờ tre, dưới lớp đất cát sâu khoảng 3-4 m của con khe chảy qua cầu Sập vẫn còn đó chiếc đuôi máy bay khu trục AD6 của địch bị bắn rơi năm nào. Chiếc cầu Sập vẫn còn đó nhưng thi hài của các chiến sĩ hy sinh trong trận đánh này đã hòa lẫn vào đất mẹ quê hương. Phần lớn thi thể các anh bị xe tăng càn qua xát lại nên không còn nguyên vẹn, nhiều người trong số họ không biết được tên tuổi. Phần lớn những chiến sĩ hy sinh đều có quê quán tại xã Triệu Phước, Triệu Vân và Triệu Trạch, hiện được quy tập về nghĩa trang liệt sĩ xã Triệu Trạch để tiện chăm sóc. Buổi trưa nắng, chúng tôi cùng 3 người cựu binh còn sống sót trong trận đánh cùng với một số cựu chiến binh và người dân địa phương ra nghĩa trang xã. Khu vực an táng các chiến sĩ trận đánh cầu Sập được thắp nhang nghi ngút. Cảm xúc nghẹn lòng bất chợt trào dâng trong chúng tôi…Đặt tay trên những ngôi mộ của đồng đội, các ông Diến, Dục và Thiết đã xúc động bật lên những câu thơ: “ Đất nước khải hoàn, kẻ còn người mất/Đi mười phần về chỉ có một hai/Giấy bút nào đây, ghi hết chiến công/Tác phẩm nào đây, tả hết lời lính nói/Ác liệt nào hơn, vùng bom đạn cày xới/Mất mát nào hơn khi đồng đội không còn ”. Những câu thơ nghẹn ngào, nhẹ nhàng thả vào thinh không, giữa bầu trời đầy nắng gió, quyện trong mùi nhang trầm và nước mắt của những người lính già tóc đã bạc màu mây trắng. Bài, ảnh: LÊ ĐỨC VIỆT



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Không thể lãng quên...
22:40 23/06/2023

Trận đánh bi hùng diễn ra tại thôn Hà Trung, xã Gio Châu, huyện Gio Linh và sự hy sinh anh dũng của những chiến sĩ các Đại đội (C9, 10, 11), Tiểu đoàn 6 (D6), ...

Khúc tráng ca bất tử
23:20 21/07/2023

Những ngày tháng Bảy lịch sử. Tháng có nhiều sắc hoa, sắc hương nở nộ tươi thắm trong cái nắng chói chang mùa hè, trong cái oi bức rì rầm tiếng sấm cuối chân ...

Tên các anh hóa thành tên đất, tên làng
23:26 26/04/2024

Hằng năm, đến ngày 8/2 âm lịch, người dân Xóm Cháy, làng Cu Hoan, xã Hải Định, huyện Hải Lăng, lại thức dậy từ sáng sớm nấu các món ngon nhất đưa ra Miếu thờ ...

“Đất thiêng” Quảng Trị
10:00 29/04/2023

BHG - Cho tôi hôm nay vào Thành cổ/ Thắp một nén nhang viếng người nằm dưới cỏ/ Cỏ xanh non tơ, cỏ xanh non tơ/ Xin chớ vô tình với người hy sinh/ Trên mảnh ...

Nghĩa tình bà con Xóm Cháy
22:55 24/07/2023

Xóm Thanh, làng Cu Hoan, xã Hải Thiện (nay là xã Hải Định), huyện Hải Lăng trước năm 1975 có tên gọi là Xóm Bàu Chùa (hay Xóm Cháy), cứ đến ngày 8/2 (âm lịch) ...

Cuộc hành quân tri ân đồng đội
22:40 28/03/2025

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 (1975 - 2025), một ngày giữa tháng 3/2025, tại TP. Vinh, tỉnh Nghệ An, hơn 200 cựu ...

Đưa hình ảnh Quảng Trị đi muôn nơi

Đưa hình ảnh Quảng Trị đi muôn nơi
06:19 22/05/2025

QTO - Với sự sáng tạo, năng động, biết tận dụng sức mạnh của mạng xã hội trong thời đại 4.0, nhiều người trẻ ở Quảng Trị có những cách làm riêng để quảng...

Khát vọng hồi hương

Khát vọng hồi hương
06:50 20/09/2014

(QT) - Hầu hết trẻ em ở bản A Dơi Đớ (nằm ở địa phận xã A Dơi, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) sinh ra đều không có giấy khai sinh, người già mất đi cũng vội vã được đưa vào rừng...

“Bẫy” mực dưới đáy biển

“Bẫy” mực dưới đáy biển
18:28 15/09/2014

(QT) - Chỉ với những chiếc lừ giản đơn nhấn chìm dưới đáy biển để “bẫy” mực lá, ngư dân xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã có thể thu được từ hàng trăm nghìn đến vài...

Svislach, sông rộng… một gang!

Svislach, sông rộng… một gang!
06:07 13/09/2014

(QT) – “Ước gì sông rộng một gang/ Bắc cầu dải yếm cho nàng sang chơi” - Tôi mang theo câu ca dao Việt ấy sang Minsk. Và quả thực nơi dừng chân đã không làm tôi thất vọng. Dòng...

Trên luống cày nuôi giấc mơ tiến sĩ

Trên luống cày nuôi giấc mơ tiến sĩ
00:29 07/09/2014

(QT) - Có lúc vui chuyện, tôi nói với ông Lê Vĩnh Huynh, thôn Đức Xá, xã Vĩnh Thủy, Vĩnh Linh (Quảng Trị) rằng: “Sinh được 4 người con thì nuôi được cả bốn học xong đại học, có...

Hành trình xuyên Việt của chàng trai Quảng Trị

Hành trình xuyên Việt của chàng trai Quảng Trị
06:22 30/08/2014

(QT) - Bàn chân của Võ Mạnh Tuấn phồng rộp rồi chai sần. Làn da rám nắng cao nguyên giờ thêm phần trặm trịa. Duy chỉ nụ cười trên môi chàng trai người Quảng Trị là không bao...

Thời tiết

25°C - 31°C
Có mây, có mưa rào và dông
  • 25°C - 34°C
    Có mây, có mưa rào và dông
  • 27°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long