Cập nhật: Thứ 3, 08/03/2011 | 09:05 GMT+7

18 năm “ở giá” nuôi đứa trẻ nhiễm chất độc da cam

(Dân trí) - Trong ngôi nhà nhỏ ở khóm III, thị trấn Cam Lộ, Quảng Trị, một người phụ nữ dù xuân sắc mặn mà vẫn sống cảnh “giường đơn gối chiếc” suốt 18 năm qua chỉ để nuôi một đứa trẻ nhiễm chất độc da cam bị chính mẹ đẻ bỏ rơi từ khi mới lọt lòng… Nhặt con về nuôi Người mẹ giàu tình thương đó tên là Trần Thị Cúc, người được xem là trụ cột duy nhất trong ngôi nhà đó bây giờ. Chị năm nay đã bước sang tuổi 55; tóc đã lấm tấm bạc; lưng đã bắt đầu lom khom. Nhưng chị vẫn khăng khăng rằng “tui già mô được”. Chị phải nói như thế để đứa con gái nuôi bị nhiễm chất độc da cam đang nằm quằn quại trên giường kia khỏi lo lắng.

Ba mảnh đời vá víu với nhau sống qua ngày trong ngôi nhà nhỏ.

Chị kể, bữa trước cũng có người đùa rằng “mẹ mày già mất rồi, không biết còn đủ sức nuôi con được bao lâu nữa”, thế là nó khóc thét lên, rồi ú ớ trong cơn co giật: “đói... mẹ! đói… mẹ!”. Con bé không nói được nhiều, chỉ chắp vá vài chữ. Chỉ mình chị hiểu thứ ngôn ngữ đó. Con bé sợ rằng mẹ nó già đi thì sẽ không còn ai nuôi nó nữa… Con bé sợ điều đó cũng phải bởi từ khi mới chào đời, nó đã một lần bị mẹ bỏ rơi. Chị Cúc, mẹ nuôi nó bây giờ vẫn ám ảnh mãi cái đêm đó. Trong một ngôi nhà hoang ở gần khu BV Hà Lan cũ (thị xã Đông Hà), một bà mẹ trẻ cho ra đời một đứa trẻ trong oan nghiệt. Được vài ngày, đứa trẻ bắt đầu có những triệu chứng teo cơ, bại liệt. Bà mẹ trẻ loan tin bỏ rơi đứa con - sẵn sàng cho bất cứ ai muốn nuôi nó. Nhiều gia đình hiếm muộn mừng rỡ tìm đến với ý định xin đứa trẻ về nuôi. Nhưng đến nơi, tất cả họ đều lắc đầu thất vọng và ra về. Chị Cúc được một người quen rủ đến xem. Người bạn chị cũng giật mình bỏ về khi thấy đứa trẻ. Chỉ còn chị cứ đứng tần ngần mãi nơi bậc cửa nhìn vô. “Nhìn đứa trẻ còn đỏ hỏn, teo tóp, tui cũng định quay lui. Nhưng tui không cất bước đi nổi. Tui tự nhủ, có lẽ định mệnh đã mang con bé cho mình”, chị Cúc rơm rớm kể. Và chị “bỗng dưng” làm mẹ. Thời điểm đó lưng chị đã oằn với người mẹ già; hai mẹ con không có nổi một mảnh ruộng nuôi thân. Chị lấy họ mình đặt tên cho bé là Trần Thị Phương Thảo, như một lời nhắc về thân phận con mong manh như ngọn cỏ nổi trôi giữa cuộc đời. Chị lấy luôn ngày 12/5/1993 tức là ngày gặp con làm ngày sinh nhật cho bé. Lúc đó, con bé mới chưa đầy 5 ngày tuổi, còn chị vừa bước qua tuổi 38 - cái tuổi không còn quá trẻ để kiếm một tấm chồng, nhưng cũng chưa phải quá già để nghĩ đến việc phải kiếm con nuôi.

Vừa từ rừng về, chị lại vội vàng vào lo cho con và mẹ già miếng ăn, giấc ngủ.

Sau ngày chị “có con”, nhiều người thương cảnh một mình đơn chiếc của chị, đến ngỏ ý qua lại nhưng chị một mực từ chối vì họ đều chỉ muốn lấy chị làm vợ chứ không muốn nhận bé Thảo làm con. Chị chấp nhận cuộc sống thui thủi một mình trong ngôi nhà nhỏ dựng tạm ven bờ sông Hiếu để nuôi đứa con bất hạnh không máu mủ ruột rà khôn lớn. Chơi vơi… hạnh phúc! Hai mẹ con rau cháo nuôi nhau được một năm thì tai hoạ ập đến. Ngôi nhà nhỏ cheo leo bên sông bị một cơn lũ quét ập vào, cuốn đi cả đất đai và nhà cửa. Chị phải ra ở chung căn nhà với người mẹ già lúc đó đã 78 tuổi. Khỏi phải nói những ngày đó chị cùng cực thế nào. Bé Thảo vừa oằn mình đau đớn trong sự hành hạ của chất độc dioxin chết người, vừa đói sữa mẹ lâu ngày nên chỉ còn da bọc xương. Có lúc chị đã nghĩ đến ý nghĩ tán nhẫn nhất nhưng tình thương trong chị lại trỗi dậy. “Thôi thì số phận đã gán nó cho mình…”, chị khóc. Những đêm rét như cắt, bé Thảo khóc gào vì đói sữa, chị cắn răng ôm chặt con chạy khắp làng xin cho con bú nhờ. Chị phải chạy vạy khắp nơi, thậm chí phải “nói láo nói lường” người ta để vay được tiền đưa bé vào tận trại Hoà Bình (Huế) để phục hồi bởi trước đó đã mượn quá nhiều lần mà chưa trả được. Bé chưa khoẻ lên được bao nhiêu thì nghe tin ngoài quê mẹ già ốm nặng, chị lại tức tốc bồng con trở về quê chăm mẹ.
Những bó củi giúp chị nuôi mẹ, nuôi con.
Nhà chị đã ít người, được một người chị thì đã vào Nam định cư từ lâu. Thêm một người anh hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ. Một mình chị xoay như chong chóng. Một tay chị dìu mẹ già từng bước đi; một tay chị nâng niu bồng bế đứa con tật nguyền. Có những đêm mưa gió, mấy miếng nhựa chị xin được bên trụ sở ngân hàng để lợp lên mái nhà không đủ che mưa, cũng là lúc bé Thảo lên cơn co giật khóc thét, chị dọn chỗ cho mẹ già nằm yên giấc, còn mình bồng con ngồi trong góc nhà từ chập tối đến tận khuya. Nhìn con đau đớn vật vã trên tay, chị rơi nước mắt: “Sao đời con cứ phải chìm trong bất hạnh thế này con ơi!”. Hơn mười tám năm trời, một mình chị xoay xở với hai mảnh đời mong manh như thế nhưng chị chưa một lần than vãn hay có ý định từ bỏ. Lúc chị mới xin bé Thảo về, thấy đứa trẻ “người chẳng ra người” cứ nằm im thin thít, co quắp như cục đất ở trên giường, nhiều người quen tới thăm ai cũng lắc đầu. Thấy chị quá vất vả, có người còn khuyên chị gửi bé Thảo vào cô nhi viện nhưng chị một mực không chịu. Chị nói rằng, con bé đã quá bất hạnh, vì di chứng chất độc da cam mà bị mẹ bỏ rơi một lần. Giờ nếu chị cũng bỏ rơi lần nữa thì trên đời này còn ai có thể dành cho nó tình người? Đến tìm chị vào một buổi chiều nhưng phải đợi đến 8 giờ tối chúng tôi mới được gặp chị từ rừng về cùng mấy bó củi to tướng. Đó là nguồn sống của 3 mảnh đời bất hạnh suốt mười mấy năm qua. Mùa nắng thì chị lên rừng kiếm củi về bán kiếm tiền nuôi con; mùa mưa chị chăn nuôi gà lợn. Vừa đặt bó củi xuống, chị vội vã chạy vào hâm lại cơm canh cho hai bà cháu ăn. Cái vẻ mạnh mẽ của người đàn bà khi bươn chải với núi rừng để tìm sự sinh tồn cho ba sinh linh bây giờ đã thay bằng sự dịu dàng của một người mẹ hết lòng thương con, người con hết lòng chăm mẹ già. Chị tắt tỉa từng miếng cơm bón cho con ăn, tắm rửa vệ sinh cho bé, rồi lại làm những công việc tương tự với mẹ già đã bước qua tuổi 95. Hơn 1 giờ đêm, đó mới là lúc chị nghĩ đến bản thân mình. Nhìn chị, tôi cứ ngẫm mãi: Ngọn lửa nào đang bùng cháy mãnh liệt trong trái tim người phụ nữ ấy? Đó phải chăng đơn giản là bản năng làm mẹ? Tuấn Phong



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Ngôi nhà mới của những đứa trẻ ở gầm cầu
23:00 07/07/2023

Từ giữa tháng 6/2023, những đứa trẻ sống dưới gầm cầu Đông Hà đã có một mái ấm. Từ đây, giấc ngủ của các em được tròn hơn, bước chân đến trường cũng bớt chông ...

Người mẹ tảo tần nuôi 3 con ăn học
22:10 05/12/2023

Ở thôn Đạo Trung, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong, nhiều người vẫn dành sự cảm phục khi nhắc về câu chuyện của chị Phan Thị Nhung (sinh năm 1972). Chồng đột ...

Con mẹ hy sinh để bản làng bình yên
23:09 25/07/2022

Trong danh sách 28 Bà mẹ Việt Nam anh hùng hiện còn sống trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có tên mẹ Tạ Thị Phún, sinh năm 1933 ở xã Trung Nam, huyện Vĩnh Linh. Mẹ ...

Nước mắt người mẹ trẻ
23:00 29/09/2023

Đứa bé hơn 1 tuổi do một phụ nữ ẵm trên tay đứng bên ngoài cửa sổ phòng xét xử liên tục khóc đòi mẹ. Bên trong phòng xét xử, khi Hội đồng xét xử tuyên án, bị ...

Cầu mong một phép màu
22:55 03/05/2024

Từng nếm trải nhiều khó khăn, thử thách, từ lâu, chị Hoàng Thị Huyền Trang (sinh năm 1989), trú tại xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, dần mất đi niềm tin vào phép ...

Tiếng chim cu gáy
22:50 23/08/2024

Khi bóng nắng đổ về chiều, hàng sấu thôi vẻ ưu tư trầm mặc, cành lá bắt đầu phe phẩy rồi đu đưa theo làn gió. Từ trong những lùm cây cao bắt đầu văng vẳng ...

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi
10:00 tối Thứ 6

QTO - Tại Trường THPT thị xã Quảng Trị những ngày này, niềm vui như được nhân đôi khi thầy trò nhà trường đang tưng bừng chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thành lập...

Quảng Trị làm sao quên!

Quảng Trị làm sao quên!
08:14 31/03/2025

QTO - Đã định ăn Tết Hà Nội trọn vẹn, sáng mồng Một Tết 2025, nhớ nhà quá, tôi lên xe khách về Hà Tĩnh. Vắng khách, tôi yêu cầu người lái xe mở cho nghe...

Nghệ nhân tượng gỗ vùng biên

Nghệ nhân tượng gỗ vùng biên
02:00 06/03/2011

(QT) - 16 tuổi chàng trai Lê Anh Tuấn đã bôn ba khắp nơi để học nghề điêu khắc gỗ. Lập nghiệp với đôi bàn tay trắng và khát khao mãnh liệt, giờ đây anh đã trở thành ông chủ của...

Mẩu ký ức về Savanakhet

Mẩu ký ức về Savanakhet
03:19 05/03/2011

(QT) - Khi còn cách Savanakhet đến một trăm cây số, tôi đã để ý thấy ông tài xế lái chuyến xe “liên vận” khởi hành từ Đông Hà (Quảng Trị), chất ngất hàng hóa và người, một tay...

Theo dấu chân chiến sĩ trẻ biên phòng

Theo dấu chân chiến sĩ trẻ biên phòng
23:23 02/03/2011

(QT) - Có nhà thơ đã viết về chiến sĩ biên phòng rằng “Khi Tổ quốc bình yên; Những người lính vẫn hành quân lên biên giới...”. Hẳn chẳng đơn thuần đây chỉ là phút cảm xúc tức...

Làm giàu bằng hai... cùi tay

Làm giàu bằng hai... cùi tay
05:41 02/03/2011

Thôn Mai Đàn, xã Hải Lâm nằm cạnh thị trấn Hải Lăng. Hỏi đường, người đàn ông cụt một cánh tay ở đầu thôn xởi lởi: "Cụt một tay mà đang trồng rừng là tôi, còn cụt hai tay mà là...

Huyền thoại một tình yêu…

Huyền thoại một tình yêu…
18:52 28/02/2011

(QĐND) - Mùa xuân năm 1966, cùng với nhiều bạn bè trang lứa, cô Phan Thị Biển Khơi tạm biệt làng biển Bố Trạch - Quảng Bình lên đường nhập ngũ. Đơn vị của cô đóng quân ở miền...

Những thủ lĩnh trẻ tuổi miền sơn cước

Những thủ lĩnh trẻ tuổi miền sơn cước
19:37 25/02/2011

(QT) - Gặp và trò chuyện với ba vị Chủ tịch UBND xã trẻ tuổi, tôi lấy làm tâm đắc khi thấy các anh có khá nhiều điểm tương đồng, đó là khát vọng tuổi trẻ, ý chí vượt khó...

Thời tiết

20°C - 30°C
Nhiều mây, có mưa nhỏ
  • 21°C - 27°C
    Nhiều mây, không mưa
  • 22°C - 28°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long