Cập nhật: Thứ 3, 22/02/2011 | 09:01 GMT+7

“Lưỡng quốc” già làng

(TNO) - Lấy dòng Sê Pôn để phân chia ranh giới tự nhiên nhưng cư dân bản A Ho (xã Thanh, H.Hướng Hóa, Quảng Trị) và bản Đenvilay (H.Mường Noòng, tỉnh Savanakhet, Lào) lại có chung một... già làng.

Ấy là già Pả Ai, ông lão Vân Kiều sống qua 71 mùa trăng, nhưng đã có hơn 30 năm lội qua lại dòng sông biên giới này để xóa bỏ hằn thù xưa và kết tình giao hảo hai bản làng heo hút...

Già Pả Ai - Ảnh: Nguyễn Phúc
Gian nhà sàn liêu xiêu của già Pả Ai không khó tìm bởi nó nằm chính giữa bản. Nhiều người nói có như thế dân bản gặp rắc rối gì mới tìm đến với già thật nhanh để phân giải, nói chuyện thiệt hơn. Thường thì lúc nào già cũng phân xử công bằng, đẹp lòng hết thảy…

Kéo “con ma” về nhà

Đã từng được nghe nhiều về tục lệ “khách - chủ” của người Vân Kiều nơi vùng rẻo cao này, chúng tôi không dám tự tiện bước lên cầu thang để vào nhà sàn mà chỉ dám cất tiếng gọi. Già Pả Ai đang lúi húi ở vườn chuối sau nhà, nghe tiếng gọi liền vội đáp: “Ai gọi bố đó. Bố đây, bố đây nì…”.

“Ồ, nhà báo đánh đường xa lên gặp bố à. Có chuyện chi cần bố giúp à?…”. Mời chúng tôi ngồi lên chiếc chiếu cói được đặt ngay chính giữa nhà, gần bếp lửa, già Pả Ai cất tiếng hỏi. Có vẻ như già nói tiếng Kinh không quá sõi, chốc chốc già lại xổ nguyên mấy tràng tiếng bản địa và chỉ dừng lại khi thấy những cặp mắt tròn xoe không hiểu “mô tê” gì của chúng tôi. Một lát sau, già chậm rãi “rựt” từng tiếng phổ thông một nhưng cuối cùng lại nói tiếng bản địa.

Theo lời của già Pả Ai thì trước khi có thằng con tên Ai (người Vân Kiều gọi tên theo tên con, tiếng Pả phía trước có nghĩa là bố), già có tên là Hồ Văn Cươi. Già đã từng cầm súng tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hòa bình được tặng nhiều bằng khen của Nhà nước. “Nhưng đi năm nào, về năm nào bố không nhớ nữa chỉ còn lại những tấm bằng khen này…” - già chỉ vào tấm huân chương kháng chiến đã ố màu theo tháng năm được treo trang trọng gần với ảnh Bác.

Hòa bình, già Pả Ai trở lại bản A Ho, nhưng lúc bấy giờ bản đã hoang tàn sau khói lửa chiến tranh, chất độc màu da cam đã làm cho những cánh rừng rũ rượi và mất hết nhựa sống. Pả Ai buồn hơn khi nhận ra rằng đã bao nhiêu mùa rẫy qua rồi mà dân bản A Ho vẫn giữ những hủ tục, dân bản cứ tự làm khổ nhau, ràng buộc nhau bởi những lễ nghi lạc hậu.

“Khác với Doan (người Kinh - PV), khi người thân mất thì mong linh hồn họ về nhà, còn người Vân Kiều của bố lại không muốn điều đó. Đã trở thành ma, điều tối kỵ nhất là được vào nhà, vì nó sẽ hại người…” - già Pả Ai diễn đạt một cách khó nhọc. Cũng chính vì thế mà nhiều năm về trước, mỗi lần trong bản có người qua đời, dân bản sẽ đưa người đã khuất đi chôn thật xa, càng xa càng tốt, có khi đem sang chôn ở tận bản Đevilay bên kia sông để “con ma” không bao giờ biết đường tìm về nữa. Đáp trả, dân bản Đenvilay cũng đem người chết sang chôn ở bản A Ho. Cứ như thế, đất của hai bản đã trở thành “rừng ma” của nhau.

Đến khoảng những năm đầu thập niên 90, già Pả Ai được tin tưởng giữ chức già làng. Dù uy tín cao, nhưng lúc ấy Pả Ai vẫn không thể thay đổi cách chôn cất truyền thống cả mấy trăm năm của dân bản. Chỉ đến khi bố mẹ của Pả Ai chết, rồi đến vợ đầu của già là Pỉ Ai cũng đi theo, già đã không đưa họ đi chôn ở nơi quá xa, mà chôn gần rẫy của già. “Nói dân bản không nghe thì mình phải làm gương thôi. Dân bản thấy bố làm thế mà bố có bị con ma bắt đâu, bố vẫn sống tốt và mới cưới được vợ hai là mẹ Ơ Vi đó thôi…” - già Pả Ai khẳng khái.

Không những thế, già Pả Ai còn đặt di ảnh của người quá cố lên một kệ thờ và hương khói đều đặn, điều mà trước nay dân bản A Ho chưa ai từng làm. Quả nhiên, thấy Pả Ai làm được nhiều dân bản cũng đồng loạt làm theo.

Nhờ già Pả Ai mà dân bản A Ho và Đenvilay đã trở thành hai bản kết nghĩa, yêu thương nhau. Tiếng nói của già phản ánh lên chính quyền đều là nguyện vọng của đại đa số cư dân trong cộng đồng…
Ông Nguyễn Đình Phục , Bí thư Đảng ủy xã Thanh, H.Hướng Hóa, Quảng Trị
Nay khu “rừng ma” của bản đã nằm tập trung ở bìa rừng, thuộc địa phận của bản, không lấn đất của bản Đenvilay nữa. A Đều, một cư dân của bản A Ho tấm tắc nói: “Ồ, có rừng ma đó, khi đi làm rẫy mình có thể ghé vào thăm mộ của pả, của pỉ (cha, mẹ) rất tiện. Cúng lễ gì cũng đưa lên cho họ được ăn cùng…”.

Ấy thế nên chuyện Pả Ai kéo con ma về gần nhà đã vang xa khắp vùng núi rừng này, cứ như thể là một cuộc cách mạng trong cách nghĩ và truyền thống ma chay của người Vân Kiều vậy.

“Việt - Lào là anh em …”

Quơ tay quấn lại chiếc khăn đội đầu cũ mèm, già Pả Ai tít mắt cười, rồi nói với chúng tôi như thế. Trước đây, dân hai bản đã chẳng xem nhau là bạn mà coi nhau như những con thú khác giống loài, tự sinh sôi trong rừng, thân ai nấy giữ. Nhưng giờ cứ hễ có dịp, họ lại quấn quít nhau như những đôi nai, cặp hoẵng đang mùa “tình tự”, dân bản bên này chỉ dừng cuộc vui để về bản bên kia khi đã chếnh choáng men say. Ai đã làm đổi thay cho sự yêu ghét giữa người với người ấy? Vẫn không ai khác ngoài già Pả Ai.

Dù tuổi cao nhưng già Pả Ai vẫn siêng năng lao động để làm gương cho lớp trẻ - Ảnh: Nguyễn Phúc

Thực ra mối “thâm thù” của cư dân hai bản A Ho và Đenvilay cũng bắt đầu từ việc bản này xem bản kia như là một khu rừng ma (nghĩa địa) của bản mình, thường chôn trộm người chết. Già Pả Ai đã đứng ra dàn xếp và khuyên răn hai bên đừng làm như thế nữa… Nghe nói thì dễ, nhưng Pả Ai đã tốn rất nhiều công sức. Già nay đã không còn nhớ mình lội qua lại dòng sông Sê Pôn bao nhiêu lần để làm “nhà thương thuyết” bất đắc dĩ với bản bạn, đã không nhớ phải ngồi uống rượu với già làng, dân bản Đenvilay để lấy lại lòng tin… Thậm chí, già còn trực tiếp đến bày tỏ nguyện vọng với bộ đội Việt Nam và bộ đội Lào để được giúp đỡ. “Người bản Đenvilay cũng giống như người bản A Ho, nói một là một, ưng (yêu) hay ghét rõ ràng. Muốn người Đenvilay không làm điều xấu thì mình phải không làm trước…” - già Pả Ai phân tích nghe rất có lý.

Ông Nguyễn Đình Phục, Bí thư Đảng ủy xã Thanh không tiếc lời ngợi khen vị già làng của bản A Ho: “Già Pả Ai bây giờ có uy tín lắm, nói cái gì là dân bản răm rắp nghe theo. Nhờ già Pả Ai mà dân bản A Ho và Đenvilay đã trở thành hai bản kết nghĩa, yêu thương nhau. Tiếng nói của già phản ánh lên chính quyền đều là nguyện vọng của đại đa số cư dân trong cộng đồng…”.

Không những thế già Pả Ai còn được biết đến là người rất hay phổ biến đường lối của Đảng, Nhà nước, động viên bà con dân bản phát triển kinh tế, đồng thời tham gia bảo vệ cột mốc đường biên, lồng ghép trong các buổi họp bản và những ngày lễ hội.

Nguyễn Phúc



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Mang hơi ấm đến bản làng
22:07 30/12/2022

Vượt qua tiết trời mưa phùn gió rét, những bóng áo xanh tình nguyện đi về các bản làng heo hút ở vùng cao mang theo hơi ấm tình người để sưởi ấm, san sẻ yêu ...

Những “cầu nối” nơi bản làng vùng cao
23:45 31/08/2024

Khi được hỏi về những đóng góp của mình cho sự phát triển của địa phương, những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số mà chúng tôi có dịp gặp gỡ đều ...

Một đời lưu giữ tiếng khèn bè
22:46 22/01/2023

Trong tất cả các nhạc cụ truyền thống thì khèn bè (khên) là loại nhạc cụ được sử dụng phong phú, đa dạng, gần gũi nhất trong đời sống tinh thần của người Pa ...

Chiều buông trên vùng cao
02:04 15/11/2022

Trong trí tưởng tượng của tôi, Tà Rụt là một thung lũng heo hút giữa miền biên ải xa xôi. Mỗi lần có dịp đi qua chiếc cầu treo huyền thoại, tôi đều ngước nhìn ...

Bước qua “lời dạy” của Yàng
22:55 29/11/2024

Cho đến tận bây giờ, trong ánh hồi quang ký ức chưa xa của Hồ Ước, Hồ Văn Cu Ta vẫn còn văng vẳng lời của già làng, dân bản rằng trong các hoạt động canh tác ...

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi
4 giờ trước

QTO - Tại Trường THPT thị xã Quảng Trị những ngày này, niềm vui như được nhân đôi khi thầy trò nhà trường đang tưng bừng chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thành lập...

Quảng Trị làm sao quên!

Quảng Trị làm sao quên!
8:14 sáng Thứ 2

QTO - Đã định ăn Tết Hà Nội trọn vẹn, sáng mồng Một Tết 2025, nhớ nhà quá, tôi lên xe khách về Hà Tĩnh. Vắng khách, tôi yêu cầu người lái xe mở cho nghe...

Đội xe ôm nghĩa hiệp

Đội xe ôm nghĩa hiệp
05:13 20/02/2011

(QT) - Mỗi khi tại địa bàn xảy ra vụ việc gì từ cướp giật, trộm cắp hay tai nạn giao thông... là những bác tài xe ôm nơi đây lại ra tay giúp sức. Bằng những việc làm thầm lặng...

Cậu bé hai tuổi đã đọc thạo sách, báo

Cậu bé hai tuổi đã đọc thạo sách, báo
03:35 18/02/2011

(LĐO) - Một tuổi rưỡi biết nói, hai tuổi biết đọc, biết viết, biết đếm…, cháu Nguyễn Văn Phi ở thôn Hảo Sơn, xã Gio An, Gio Linh, Quảng Trị đã khiến gia đình, bạn bè và nhà...

Mùa xuân ở thung lũng Paloang

Mùa xuân ở thung lũng Paloang
06:19 13/02/2011

(QT) - Con đường dài gần 10 km từ cầu Khe Van, Quốc lộ 9 vào thôn Kreng, Đá Ngồi, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông (Quảng Trị) sau mấy đợt mưa đầu mùa đã trở thành nổi ám ảnh lớn...

Làng trường thọ

Làng trường thọ
06:12 13/02/2011

(QT) - Trong chuyến đi thực tế ở làng Mai Xá Chánh ( xã Gio Mai, Gio Linh, Quảng Trị), chúng tôi thực sự bất ngờ khi phát hiện một điều thú vị ở mảnh đất này, đó là nhiều người...

Vòng tay không thù hận

Vòng tay không thù hận
05:04 06/02/2011

(QT Xuân) - ‘’Chúng ta không thể thay đổi quá khứ, những gì chúng ta có thể thay đổi là tương lai’’. Tôi mang theo câu nói của vị đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam Peter Peterson...

Thời tiết

20°C - 29°C
Nhiều mây, có mưa nhỏ
  • 20°C - 30°C
    Nhiều mây, có mưa nhỏ
  • 21°C - 27°C
    Nhiều mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long