Cập nhật: Thứ 2, 03/04/2023 | 04:50 GMT+7

Xây dựng thành công mô hình nuôi cá dìa

QTO - Qua 2 năm thực hiện mô hình nuôi thử nghiệm cá dìa, đến nay đã khẳng định cá dìa là con nuôi thủy sản mới nuôi thành công trên địa bàn tỉnh với tính thích nghi và hiệu quả kinh tế cao. Mô hình đang được người dân triển khai nhân rộng.

Xây dựng thành công mô hình nuôi cá dìaThả cá dìa vào ao nuôi - Ảnh: T.A.M

Vùng cát ven biển của tỉnh có diện tích mặt nước khá lớn, là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản. Những năm trước đây phong trào nuôi tôm phát triển khá mạnh nhưng chủ yếu là tự phát, không theo quy hoạch, không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật nên làm cho ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, dịch bệnh diễn biến phức tạp và lây lan ra diện rộng.

Vì vậy, nhiều hồ nuôi tôm bị bệnh, các hộ nuôi bị thua lỗ nên bỏ hoang hoặc chuyển sang mục đích khác. Trước thực trạng này, việc tìm ra một đối tượng nuôi, hình thức nuôi mới nhằm hạn chế rủi ro dịch bệnh, đảm bảo tính ổn định bền vững và nâng cao hiệu quả trên mỗi đơn vị diện tích nuôi là vấn đề cấp thiết cần quan tâm.

Trong 2 năm 2021 và 2022, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị triển khai thí điểm mô hình nuôi cá dìa trong ao tại xã Trung Giang, huyện Gio Linh nhằm đa dạng đối tượng nuôi ở địa phương. Sau 2 năm triển khai, mô hình nuôi cá dìa đã khẳng định được tính thích nghi và cho hiệu quả kinh tế cao.

Chị Trương Thị Quyết, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh phụ trách mô hình cho biết: “Mục đích của việc xây dựng mô hình nuôi cá dìa là nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi, chuyển đổi đối tượng nuôi tại những vùng nuôi tôm kém hiệu quả hay bị dịch bệnh. Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn, bền vững và tận dụng diện tích mặt nước ao hồ bỏ hoang. Thông qua mô hình để nâng cao trình độ kỹ thuật nuôi, thay đổi cách nhìn của người dân trong quá trình lựa chọn hình thức và đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện tại địa phương”.

Thôn Nam Sơn, xã Trung Giang là địa phương được chọn thực hiện mô hình với diện tích mặt ao triển khai nuôi là 0,4 ha. Ao nuôi lựa chọn để thực hiện mô hình là ao đã qua nuôi tôm lâu năm nhưng hiệu quả không cao. Ao nuôi được tháo cạn nước, thu dọn cỏ quanh bờ ao, tu sửa lại bờ ao chắc chắn. Sau đó tiến hành bón vôi với lượng 10 kg/100m². Vôi được rải đều khắp ao để sát khuẩn và ổn định pH trong ao.

Nước được cấp vào ao nuôi qua túi lọc có kích thước từ 30 - 50µm cho đến khi đạt 1,4 m nước trong ao. Sau đó tiến hành gây màu nước bằng vi sinh để tạo nguồn thức ăn tự nhiên và ổn định môi trường nước.

Sau 3 - 5 ngày thì tiến hành kiểm tra các yếu tố môi trường trong ao nuôi đảm bảo thích hợp để thả giống như: độ mặn từ 10 - 25‰; pH từ 7,5 - 8; hàm lượng oxy hòa tan trên 4mg/l thì tiến hành thả giống. Con giống được chọn có kích cỡ đồng đều, màu sắc tươi sáng, không có dấu hiệu bệnh lý, không bị trầy xước, không bị dị tật dị hình, hoạt động mạnh.

Qua gần 5 tháng nuôi, tốc độ sinh trưởng của cá vượt yêu cầu chương trình đề ra. Cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện theo dõi, kiểm tra và ghi chép số liệu. Nhờ chất lượng con giống khi thả nuôi được chọn lọc kỹ cùng với sự chăm sóc quản lý tốt, đúng quy trình kỹ thuật nên trong quá trình nuôi số lượng cá dìa hao hụt ít, tỉ lệ sống đạt khoảng 85%.

Trọng lượng bình quân của cá dìa đạt 4 con/kg, tốc độ phát triển của cá tốt, không xảy ra dịch bệnh, năng suất đạt khoảng 4,25 tấn/ha. Với việc lựa chọn loại thức ăn có hàm lượng đạm cao để làm thức ăn cho cá nên thời gian nuôi được rút ngắn, tốc độ tăng trưởng của cá khá nhanh, hệ số chuyển đổi thức ăn đạt 1,3, thấp hơn so với yêu cầu của chương trình (1,5).

Giá bán cá vào thời điểm thu hoạch khoảng 160.000 đồng/kg, mô hình cho tổng thu nhập là 272 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lãi ròng đạt khoảng 64 triệu đồng/0,4 ha/vụ, tương đương hơn 160 triệu đồng/ha/vụ.

Chị Quyết cho biết thêm, so với tôm nuôi thì mức lợi nhuận của cá dìa không bằng nhưng độ rủi ro thấp, số vốn đầu tư ít, ít dịch bệnh, môi trường nuôi phù hợp và ổn định hơn. Khi nuôi có phối hợp thức ăn tự nhiên nên giảm được lượng thức ăn công nghiệp và chi phí nuôi.

Quá trình nuôi hạn chế sử dụng các loại thuốc hóa chất xử lý môi trường, chỉ sử dụng vi sinh hướng an toàn thực phẩm nên chất lượng thịt cá ngon, giá thị trường được đảm bảo ở mức cao. Tận dụng diện tích nuôi tôm kém hiệu quả để chuyển qua các đối tượng nuôi cá để tăng thu nhập, tăng hiệu quả kinh tế cho người dân, tránh bỏ hoang ao hồ.

So với các đối tượng nuôi khác trong môi trường nước lợ thì cá dìa là đối tượng ăn tạp, sinh trưởng nhanh, ít dịch bệnh, có giá trị thương phẩm cao nên rất thích hợp để nhân ra diện rộng. Tuy nhiên, nếu mở rộng diện tích nuôi cá dìa thì người nuôi cần chú ý đến yếu tố thời tiết bất lợi ảnh hưởng đến môi trường nước trong ao nuôi dễ làm cho tốc độ phát triển của cá chậm lại. Mặt khác, nguồn giống cá dìa trên địa bàn tỉnh chưa tự sản xuất được nên khó chủ động để có thời vụ nuôi thích hợp và giá cá giống khá cao.

Trong quá trình nuôi cần đầu tư bờ lót bạt nhằm quản lý chất lượng nước, xử lý nền đáy tốt hơn. Hạn chế thất thoát nước. Điều chỉnh cỡ thức ăn phù hợp theo từng giai đoạn nuôi để cá sử dụng và hấp thụ tốt hơn các chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Cần tìm hiểu về nguồn cung cấp giống sớm hơn để mùa vụ nuôi được điều chỉnh thích hợp. Nên thả giống vào tháng 3 hằng năm; thả cá giống với kích cỡ lớn giúp thời gian nuôi được rút ngắn, tốc độ phát triển nhanh, ít bệnh, dễ chăm sóc, tỉ lệ sống cao.

Cá dìa phát triển tốt, phù hợp với khí hậu, thời tiết tại địa bàn tỉnh, có giá trị kinh tế cao, cần nhân rộng và phát triển mô hình một cách bền vững. Thông qua mô hình đã hoàn thiện hơn quy trình nuôi thương phẩm cá dìa trong ao. Chuyển giao kỹ thuật tới người dân trên địa bàn về phương pháp nuôi cá dìa trong ao ổn định hơn với điều kiện địa phương.

Để mô hình nuôi cá dìa được nhân rộng đạt hiệu quả cao, Sở Nông nghiệp và PTNT và chính quyền các cấp cần có chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở sản xuất giống cá nước mặn, lợ, trong đó có cá dìa nhằm cung cấp nguồn giống đảm bảo chất lượng và đặc biệt là chủ động được con giống nuôi đúng mùa vụ. Hỗ trợ thêm cho người dân về giống, thị trường tiêu thụ, sản phẩm được đăng ký truy xuất nguồn gốc để đầu ra được đảm bảo hơn.

Trần Anh Minh

Tin liên quan:
  • Xây dựng thành công mô hình nuôi cá dìa
    Thành công với mô hình thử nghiệm nuôi cầy vòi hương

    Cơ sở nuôi động vật rừng nguy cấp, quý hiếm của anh Trần Đức Bình tại thôn Thượng Hòa, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh vừa xuất bán lứa cầy vòi hương giống đầu tiên ra tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Tuy đưa vào nuôi thử đối tượng khá mới, chưa có ở huyện Vĩnh Linh nhưng với sự đầu tư đảm bảo từ nguồn giống đến quy trình, kỹ thuật chăm sóc, anh Bình đã bước đầu gây nuôi, phát triển được đàn cầy vòi hương theo hướng trang trại.

  • Xây dựng thành công mô hình nuôi cá dìa
    Hiệu quả từ mô hình nuôi cá lóc ở Vĩnh Thái

    Nhằm từng bước đa dạng hóa nghề nuôi trồng thủy sản, nhiều hộ dân ở xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh đã phát triển mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trong bể xi măng lót bạt. Phương thức nuôi này không chỉ tận dụng được quỹ đất cát không canh tác được mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao.


Trần Anh Minh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Thành công với mô hình thử nghiệm nuôi cầy vòi hương
21:34 31/01/2023

QTO - Cơ sở nuôi động vật rừng nguy cấp, quý hiếm của anh Trần Đức Bình tại thôn Thượng Hòa, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Linh vừa xuất bán lứa cầy vòi hương giống đầu tiên ra tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Tuy đưa vào nuôi thử đối tượng khá mới, chưa có ở huyện Vĩnh Linh nhưng với sự đầu tư đảm bảo từ nguồn giống đến quy trình, kỹ thuật chăm sóc, anh Bình đã bước đầu gây nuôi, phát triển được đàn cầy vòi hương theo hướng trang trại.

Hiệu quả từ mô hình nuôi cá lóc ở Vĩnh Thái
22:18 02/01/2023

QTO - Nhằm từng bước đa dạng hóa nghề nuôi trồng thủy sản, nhiều hộ dân ở xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh đã phát triển mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trong bể xi măng lót bạt. Phương thức nuôi này không chỉ tận dụng được quỹ đất cát không canh tác được mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Sản phẩm OCOP kể chuyện

Sản phẩm OCOP kể chuyện
5 giờ trước

QTO - Không chỉ là những sản phẩm đặc trưng của địa phương, các sản phẩm OCOP còn mang trong mình những câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng của những người...

Lan tỏa khát vọng khởi nghiệp từ một dự án

Lan tỏa khát vọng khởi nghiệp từ một dự án
21:26 31/03/2023

QTO - Dự án “Thiết kế mô hình ảo Thành Cổ Quảng Trị phục vụ giáo dục và du lịch” được tái hiện trên môi trường 3D và thực tế ảo VR của nhóm học sinh đến từ...

Thời tiết

16°C - 24°C
Nhiều mây, có mưa, mưa rào
  • 18°C - 20°C
    Nhiều mây, có mưa, mưa rào
  • 15°C - 25°C
    Nhiều mây, có mưa, mưa rào
POWERED BY
Việt Long