Cập nhật: Thứ 5, 17/09/2015 | 05:54 GMT+7

Xây dựng nông thôn mới, nhìn từ Cẩm Xuyên

(QT) - Trong chuyến thực tế tham quan các mô hình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở tỉnh Hà Tĩnh do Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Quảng Trị tổ chức vào đầu tháng 9 năm 2015, chúng tôi có dịp về thăm huyện Cẩm Xuyên, quê hương Tổng Bí thư Hà Huy Tập. Thời điểm này khắp làng quê, ngõ phố nơi đây đang náo nức, phấn khởi chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện Cẩm Xuyên lần thứ XXXI thành công tốt đẹp. Cờ Đảng, cờ Tổ quốc phấp phới làng quê. Nhiều phong trào thi đua yêu nước được Đảng bộ và nhân dân hưởng ứng tích cực hướng tới chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.

Mô hình nuôi cá mú cho thu nhập cao
Mặc dù bận nhiều công việc, nhưng khi Hội Nhà báo Hà Tĩnh và Văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh giới thiệu có đoàn nhà báo Quảng Trị đến Cẩm Xuyên tham quan một số mô hình về xây dựng NTM, đồng chí Trần Hữu Duyệt, Phó Chủ tịch UBND huyện vẫn dành thời gian đưa đoàn đi tham quan một số mô hình tiêu biểu mà huyện đạt được trong những năm qua. Đi trên những con đường nhựa và bê tông rộng rãi, thoáng đẹp, trải dài tít tắp, ngắm những khu dân cư kiểu mẫu; tận mắt chiêm ngưỡng những khu vườn mẫu được quy hoạch bài bản ở các xã Cẩm Thành, Cẩm Bình, Cẩm Thăng; được du ngoạn lên hồ Kẻ Gỗ, mới thấy được sự đổi thay nhanh chóng trên quê hương Cẩm Xuyên anh hùng. Giới thiệu về khu du lịch sinh thái hồ Kẻ Gỗ, đồng chí Trần Hữu Duyệt thuộc lòng từng con số, từng loài động, thực vật nơi này. Đồng chí cho biết: “Công trình hồ chứa nước Kẻ Gỗ được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng vào năm 1976 và đưa vào sử dụng năm 1979, có chiều dài gần 30 km, chiều rộng gần 2 km, độ sâu 30 m, với trữ lượng 340 triệu khối nước phục vụ tưới 21.000 ha cho 3 địa phương Cẩm Xuyên, Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh. Khu du lịch sinh thái hồ Kẻ Gỗ còn có tổng diện tích rừng tự nhiên là 35.000 ha, trong đó rừng nguyên sinh 22.000 ha với nhiều loại cây cổ thụ và nhiều loại động vật quý hiếm như: voi, bò tót, khỉ, hươu, nai, lợn, gà lôi... Nhiều dãy núi nhấp nhô giữa lòng hồ hình thành một quần thể sinh thái rộng lớn, đa dạng. Đây là khu du lịch sinh thái thu hút du khách đến với Cẩm Xuyên nói riêng và Hà Tĩnh nói chung”. Khi chúng tôi hỏi về những thành tích mà Cẩm Xuyên đã đạt được trong quá trình xây dựng NTM, đồng chí Trần Hữu Duyệt cho biết: “Sau 4 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, tính đến cuối năm 2014, Cẩm Xuyên đã có 22 xã hoàn thành từ 8 - 15 tiêu chí, không còn xã dưới 7 tiêu chí. Huyện đã có 3 xã là Cẩm Bình, Cẩm Thăng, Cẩm Thành (toàn tỉnh Hà Tĩnh có 26 xã) đã về đích trong chương trình xây dựng NTM. Huyện Cẩm Xuyên cũng được tỉnh công nhận đơn vị xuất sắc trong phong trào xây dựng NTM năm 2014. Phấn đấu đến cuối năm 2015 Cẩm Xuyên có thêm 4 xã đạt chuẩn NTM, không còn xã dưới 10 tiêu chí, mỗi xã tăng tối thiểu 3 tiêu chí”. Để thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng NTM, Cẩm Xuyên đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, hình thành các trang trại, gia trại, HTX, tổ hợp tác, hình thành các cánh đồng lớn, đưa năng suất lúa lên trên 55 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực đạt hơn 10 vạn tấn/năm. Không chỉ làm giàu từ cây lúa, huyện Cẩm Xuyên còn có sự bứt phá về chăn nuôi gia súc, gia cầm, khai thác và nuôi trồng thủy sản. Đến cuối năm 2014, toàn huyện có 639 mô hình, trong đó có 334 mô hình chăn nuôi lớn, 61 mô hình chăn nuôi tập trung theo chuỗi liên kết cho thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm. Còn ở vùng không đủ điều kiện phát triển chăn nuôi tập trung thì địa phương khuyến khích thành lập các tổ hợp (quy mô từ 10 đến 20 hộ), huyện hỗ trợ một phần kinh phí làm chuồng (20 đến 50 con/lứa) và bể bi-ô-ga, tổ chức nuôi theo hình thức liên kết với doanh nghiệp. Nhờ vậy, trong quá trình xây dựng NTM, ngoài những mô hình chăn nuôi cho thu nhập tiền tỷ, đến nay Cẩm Xuyên có trên 500 mô hình sản xuất doanh thu đạt 100 triệu đến 500 triệu đồng/năm. Trong đó, có nhiều mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị liên kết bền vững như chăn nuôi lợn, bò, nuôi tôm thâm canh, trồng rau, củ, quả chất lượng cao. Điển hình là mô hình chăn nuôi lợn liên kết của Công ty TNHH MTV Tịnh Toàn ở xã Cẩm Thăng do cựu chiến binh, thương binh hạng 2/4 Trần Nghệ Tịnh làm giám đốc, năm 2014 xuất chuồng lứa lợn đầu tiên thu về trên 6,5 tỷ đồng. Theo tính toán, mỗi năm công ty xuất chuồng 3 lứa lợn thương phẩm khoảng 18 nghìn con, doanh thu ước đạt 90 tỷ đồng. Cơ sở còn giải quyết việc làm thường xuyên cho 16 lao động với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng. Qua trao đổi với đồng chí Trần Hữu Duyệt, Phó Chủ tịch UBND huyện và các anh trong Văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh, chúng tôi được biết thêm, bằng sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể, hiệu quả từ các mô hình trồng rau, củ, quả trên cát do Tổng Công ty Khoáng sản &Thương mại Hà Tĩnh khởi xướng, đến nay, vùng đất cát ven biển các xã Cẩm Hòa, Cẩm Dương quanh năm hoang hóa, với nạn cát bay, cát lấp, nay đã trở thành những vùng rau, củ, quả mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân nơi đây. Nhờ có các chính sách, cơ chế hỗ trợ của tỉnh, huyện, nhiều người dân đã thành lập HTX, tổ hợp tác trồng rau, củ, quả công nghệ cao theo mô hình liên kết 4 nhà, nên sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Điển hình có HTX trồng rau xanh ở xã Cẩm Hòa được thành lập gồm 9 xã viên đã khai hoang trồng 10 ha rau, củ, quả các loại. Mỗi héc ta rau cho thu nhập 200 đến 250 triệu đồng; thu nhập bình quân xã viên từ 5 đến 7 triệu đồng/tháng, đây là một khoản thu nhập khá cao của người dân nơi đây. Những bãi cát hoang ven biển Cẩm Xuyên chạy dọc dài theo tuyến Quốc lộ 15 ven biển đang được quy hoạch hình thành các vùng nuôi tôm và trồng rau, củ, quả xanh ngút ngàn với công nghệ tưới tiết kiệm nước của I-xra-en rộng hàng chục héc ta. Với mô hình mới thành công này, huyện Cẩm xuyên đang tạo bước đột phá làm hồi sinh vùng cát hoang ven biển. Cùng với các mô hình “xanh hóa” vùng cát ven biển, huyện Cẩm Xuyên còn phát huy thế mạnh của nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy, hải sản. Năm 2014 Cẩm Xuyên đã đưa diện tích nuôi trồng thủy sản tăng lên 723 ha, trong đó có 26 ha nuôi tôm công nghệ cao trên cát, tổng sản lượng đạt gần 3.000 tấn và mô hình nuôi cá mú, cá bơn cho hiệu quả kinh tế khá cao. Theo chân đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện, chúng tôi đã đến tham quan mô hình nuôi trồng hải sản của Hợp tác xã Nuôi trồng thủy sản và Kinh doanh tổng hợp Việt Hải. Hợp tác xã này đã đầu tư hơn 26 tỷ đồng, biến hơn chục héc ta đất cát tại xã Cẩm Dương thành cơ sở nuôi cá mú, cá bơn chuyên canh. Hệ thống đường điện, bơm, xả thải nước, thú ý, ao lồng... thiết kế đúng tiêu chuẩn được đối tác là Công ty Khai Tôn ở Hồng Kông (Trung Quốc) chuyển giao công nghệ. Trước mặt chúng tôi là 9 ha ao nuôi cá mú nước trong xanh, những giàn sục khí đang quẫy tung bọt nước. Các công nhân kéo nhẹ một trong số những lồng nuôi lên, hàng trăm con cá mú 4 tháng tuổi quẫy mình đầy sức sống. Được biết, mẻ cá đầu tiên được HTX thả xuống các hồ nuôi vào ngày 3/5/2015 với số lượng 80 ngàn con giống, mỗi con có trọng lượng 1,5 lạng, đến nay sau hơn 4 tháng nuôi, mỗi con đã có trọng lượng từ 1 đến 1,5 kg, dự kiến khoảng 3 tháng nữa sẽ cho thu hoạch lứa đầu tiên. Nguồn cá tự nhiên làm thức ăn ở đây dồi dào, giá cả hợp lý; người lao động tại cơ sở cũng có ý thức rất tốt. Đó là cơ sở để cho việc đầu tư vào mô hình nuôi cá mú, cá bơn mang lại hiệu quả kinh tế. Theo tính toán của Ban Chủ nhiệm HTX, đến kỳ thu hoạch, sản lượng cá mú từ 80 đến 100 tấn, số tiền thu được khoảng 260 tỉ đồng, trừ các khoản chi phí thì lãi ròng cũng khá cao, tạo công ăn việc làm thường xuyên và mùa vụ cho 35 công nhân, thu nhập bình quân hàng tháng mỗi người trên 5 triệu đồng, đó là chưa tính tiền ăn hàng ngày và tiền thưởng do HTX chi trả. Với nhiều chủ trương, chính sách và cơ chế thông thoáng, với sự tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, kết thúc năm 2014, tổng giá trị sản xuất của huyện Cẩm Xuyên đạt gần 5.400 tỷ đồng; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ đạt trên 64%, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 36%, thu ngân sách đạt 132 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt gần 30 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 6,4%. Qua trao đổi với đồng chí Trần Hữu Duyệt, Phó Chủ tịch UBND huyện, chúng tôi cảm nhận được nhiều điều, trong đó quan trọng nhất chính là quan điểm gần dân, lo cái lo của dân, cùng dân suy nghĩ, cùng dân bàn cách giải quyết nên đã làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cây trồng, con nuôi của huyện Cẩm Xuyên có nhiều đột phá, tạo đà cho nền kinh tế của huyện ngày càng phát triển bền vững. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng với những chủ trương đúng, cách làm hay đã phát huy được tiềm năng, lợi thế của địa phương. Bằng sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự dốc sức, đồng lòng của nhân dân, sự giúp đỡ của tỉnh và Trung ương, Đảng bộ và nhân dân huyện Cẩm Xuyên đã tạo ra được những dấu ấn bền vững trên hành trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Bài, ảnh: NGỌC SỸ



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hỗ trợ nông dân xây dựng nông thôn mới
22:40 24/09/2024

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), công tác khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển giao tiến bộ KHKT, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, ...

Hải Lăng nỗ lực xây dựng nông thôn mới
22:15 09/02/2025

Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của trung ương, của tỉnh, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Hải Lăng đã đoàn kết một lòng, lãnh đạo, chỉ đạo quyết ...

Bài toán giải quyết việc làm ở Gio Linh

Bài toán giải quyết việc làm ở Gio Linh
22:43 15/09/2015

(QT) - Năm 2010, toàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị còn 3.870 hộ nghèo, chiếm 21,8%, 3.657 hộ cận nghèo, chiếm 19,61%. Trước thực trạng đó, Đại hội Đảng bộ huyện lần...

Gio Linh phát triển đàn bò theo hướng Zebu hóa

Gio Linh phát triển đàn bò theo hướng Zebu hóa
22:01 14/09/2015

(QT) - Huyện Gio Linh (Quảng Trị) có tổng diện tích đất nông nghiệp là 38.207,38 ha, trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp 14.866,44 ha và đất lâm nghiệp 22.838,33 ha....

Sức hấp dẫn từ cây sắn ở Cam Lộ

Sức hấp dẫn từ cây sắn ở Cam Lộ
22:01 14/09/2015

(QT) - Những ngày đầu tháng 9, đi qua các vùng quê của huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, đặc biệt các xã trung du, gò đồi, chúng tôi đều thấy màu xanh bạt ngàn của cây sắn. Từ các...

Để doanh nghiệp vượt qua rào cản thương mại

Để doanh nghiệp vượt qua rào cản thương mại
00:55 14/09/2015

(QT) - Rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT-Agreement on Technical Bariers to Trade, gọi tắt là Hiệp định TBT) là những biện pháp kỹ thuật cần thiết để bảo vệ người tiêu dùng...

Thời tiết

28°C - 34°C
Có mây, có mưa rào và dông
  • 27°C - 37°C
    Ít mây, trời nắng nóng gay gắt
  • 27°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long