Cập nhật: Thứ 6, 04/10/2013 | 12:30 GMT+7

Xã Thuận chuyển mình từ nội lực

(QT) - Chúng tôi đến xã Thuận, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đúng vào mùa thu hoạch sắn. Câu chuyện xây dựng nông thôn mới cũng khởi đầu một cách tự nhiên, mộc mạc xoay quanh những đồi ngô, nương sắn, rừng cao su xanh ngút ngàn. Xã Thuận là xã vùng sâu, vùng xa của huyện miền núi Hướng Hóa, người Vân Kiều, Pa Kô chiếm 80% dân số địa phương. Từng có thời, vấn đề thiếu lương thực trở thành nỗi ám ảnh của người dân xã Thuận. Trước thực trạng đó, lãnh đạo xã Thuận đã lặn lội đến các địa phương học tập kinh nghiệm thoát nghèo và quyết định vận động bà con trồng ngô để giải quyết bài toán lương thực. Từ chỗ trồng 10 ha thí điểm, đến nay, toàn xã đã nhân rộng diện tích ngô lai lên đến 84 ha. Nhờ đó, tình hình thiếu đói cơ bản được giải quyết Từ ngày bắt tay xây dựng nông thôn mới, chính quyền và nhân dân xã Thuận luôn nỗ lực phát triển kinh tế, xem đây là nhiệm vụ hàng đầu và là động lực để thúc đẩy các lĩnh vực khác. Ông Phạm Xuân San, Phó Chủ tịch UBND xã Thuận cho biết: “Với một xã không thể trồng lúa nước, chúng tôi xác định, cây sắn cao sản chính là cơm áo. Muốn xây dựng xã Thuận thành xã điểm nông thôn mới phải bám vào cây sắn, từ cây sắn đi lên”.

Những ngôi nhà khang trang mọc lên ngày càng nhiều trên địa bàn xã Thuận

Dẫu khí hậu khá khắc nghiệt, mùa khô có khi lên đến hơn 40 0 C, mưa lũ khiến đất rửa trôi, cây sắn vẫn sinh trưởng tốt. Đến nay, toàn xã Thuận có gần 700 ha đất trồng sắn. Chính quyền xã phối hợp với doanh nghiệp phát triển vùng sắn nguyên liệu tập trung. Nhờ thế, nhiều gia đình đã có của ăn, của để. Danh sách các hộ dân tham gia câu lạc bộ thu nhập trên 100 triệu nhờ sắn ngày càng dài thêm. Ngoài sắn, chính quyền xã Thuận tiếp tục vận động người dân giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng các giống cây trồng khác như: Chuối, hồ tiêu, cà phê, xoài, nhãn, vải... Được sự tư vấn của Đồn Biên phòng 613, bà con đã chuyên tâm trồng chuối. Hợp khí hậu, thổ nhưỡng, chuối sinh trưởng nhanh, cho quả to tròn, vị ngọt thơm. Hiện tại, toàn xã có hơn 350 ha chuối. Ước tính, thu nhập từ các loại cây trồng của người dân xã Thuận đạt hơn 20 tỷ đồng/năm. Để thúc đẩy kinh tế phát triển, chính quyền xã Thuận hợp đồng với Công ty Thương mại Sài Gòn chuyển hơn 500 ha đất hoang hóa sang trồng cao su tiểu điền, đồng thời phát triển xen canh cao su trên đất nương rẫy. Dự kiến đến năm 2015, cây cao su sẽ giúp thu nhập bình quân đầu người của xã Thuận đạt chuẩn nông thôn mới. Có thể khẳng định, ít địa phương nào người dân hào phóng như ở xã Thuận. Gắn bó rẫy nương, chuyện giàu nghèo đều từ đất mà ra. Thế nhưng, phong trào hiến đất xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã lại phát triển rất rầm rộ. Đến nay, người dân địa phương đã hiến hơn 55 ha đất để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội. Ông Lê Văn Biện, Phó Bí thư Đảng ủy xã Thuận cho biết: “Khi quy hoạch nông thôn mới, chúng tôi xác định điều khó nhất là giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội. Vì vậy, lãnh đạo xã quyết tâm làm tốt công tác tuyên truyền. Phương châm là nói một, hai lần, bà con chưa thông thì phải nói năm, bảy lần. Trường hợp không tuyên truyền được ở nhà thì lên nương rẫy; vận động già làng, trưởng bản, người có uy tín cùng tham gia”. Ý thức vì cộng đồng của người dân xã Thuận khá cao một phần nhờ sự tiên phong của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Ông Pả Ký, trưởng bản 7 là một điển hình. Trước đây, con đường vào bản 7 nhỏ hẹp, chi chít ổ gà. Mùa mưa, đường trơn như đổ mỡ, bùn lầy đặc quánh khiến việc đi lại rất khó khăn. Tiếp thu ý kiến của Đảng ủy, chính quyền xã, Pả Ký liền nhóm họp dân bản, vận động hiến đất làm đường. Trong cuộc họp, Pả Ký đưa ra phép tính: “Dùng xe máy chở hai tạ sắn tươi vượt 20 km đường từ nhà ra thị trấn, bà con bán được tầm 100 ngàn đồng. Trừ 15 ngàn tiền xăng, 10 ngàn tiền ăn sáng thì chỉ còn 75 ngàn, chưa kể mình mất nửa ngày công. Có đường lớn, ô tô vào tận nơi thu mua, bà con lợi cả đôi bề”. Để làm gương, Pả Ký tự nguyện đốn hạ vườn cây sắp thu hoạch để hiến 4.000m 2 đất. Nhiều hộ dân trong xã nói chung và bản 7 nói riêng biết chuyện, liền noi gương, hiến đất như: Pả Phương (bản 8), Hồ Văn Hạnh (bản 7), Hồ Văn Khỏa (bản Úp ly 2)... Nhiều hộ gia đình còn tự giác chặt cây, san mặt bằng, góp công làm đường. Được biết, thời gian qua, nhiều công trình ở xã Thuận được xây dựng trên diện tích đất người dân hiến tặng như ngôi trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở trung tâm xã, các điểm trường mầm non, nhà học tập cộng đồng. Đặc biệt, các tuyến đường liên thôn, liên xã được đầu tư xây dựng rộng rãi, sạch đẹp. Chứng kiến diện mạo địa phương đổi thay, người dân xã Thuận càng nêu cao quyết tâm xây dựng nông thôn mới. Họ tích cực tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật; tiết kiệm tiền để mở quán bán hàng hóa, xây nhà; vận động con em đến trường. Tại xã Thuận, 100% hộ dân trên địa bàn đã có điện sinh hoạt, sản xuất, hơn 70% số hộ có ti vi, 60% có xe máy, 100% trẻ em trong độ tuổi được đến trường... Từ một xã vùng cao từng bị nghèo khó bủa vây, đến nay xã Thuận đã thực sự chuyển mình và đạt 9 tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, theo lãnh đạo địa phương, hiện nay xã vẫn gặp một số khó khăn do trình độ sản xuất, khả năng áp dụng khoa học - kỹ thuật của người dân còn hạn chế; kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao song còn chưa bền vững; vẫn còn một số vùng sản xuất độc canh... “Lãnh đạo xã nhìn nhận rõ những khó khăn ấy. Với sự ủng hộ của Nhà nước và người dân địa phương, chúng tôi tin, mọi khó khăn trên con đường xây dựng nông thôn mới của địa phương sẽ nhanh chóng được tháo gỡ", ông Nguyễn Xuân San, Phó Chủ tịch UBND xã Thuận khẳng định. Bài, ảnh: QUANG HIỆP



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Bước chuyển mình ở một vùng quê cách mạng
01:10 29/04/2025

Xã Lìa, huyện Hướng Hóa có phần lớn đồng bào dân tộc Pa Kô sinh sống. Đây là một vùng quê giàu truyền thống cách mạng của những người con mang họ Bác Hồ một ...

Qua nẻo Làng Vây
22:40 31/12/2023

Những lần đi về trên Quốc lộ 9 qua di tích cứ điểm Làng Vây, xã Tân Long, huyện Hướng Hóa, tôi lại nhớ đến dự cảm khai phóng trong câu thơ của nhà thơ Ngô Kha ...

Nông dân phấn khởi vì giá sắn tăng cao
22:20 08/01/2024

Hiện đang là thời kỳ cuối vụ thu hoạch sắn tại các địa phương miền núi của tỉnh. Năm nay, giá sắn cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái từ 500.000 - 700.000 ...

Phát triển giá trị thương hiệu

Phát triển giá trị thương hiệu
10:25 tối qua

QTO - Chỉ dẫn địa lý không chỉ là công cụ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, mà còn là minh chứng cho chất lượng, uy tín và danh tiếng của những sản phẩm gắn...

Cù Bai trong sắc xanh bời lời

Cù Bai trong sắc xanh bời lời
00:38 03/10/2013

(QT) - Ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), cây bời lời đang trở thành cây xoá đói giảm nghèo hiệu quả cho người dân, được nhiều người trồng với diện tích lớn. Đến thôn Cù Bai, xã...

Không cam chịu đói nghèo

Không cam chịu đói nghèo
02:58 02/10/2013

(QT) - Không quản ngại khó khăn, gian khổ, muốn vươn lên thoát nghèo bằng chính sức lực và khả năng của mình, đó chính là hai vợ chồng anh Côn Trâu và chị Nguyễn Thị Thu Sương,...

Thời tiết

24°C - 30°C
Có mây, có mưa rào và dông
  • 25°C - 34°C
    Có mây, có mưa rào và dông
  • 27°C - 34°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long