Cập nhật: Thứ 4, 08/12/2010 | 11:54 GMT+7

Sinh ít con để nâng cao chất lượng cuộc sống

(QT) - Đến thôn Nhất Hoà, xã Gio Hoà, huyện Gio Linh (Quảng Trị), hỏi chuyện làm ăn của vợ chồng anh Võ Văn Quang và chị Nguyễn Thị Hiệp ai cũng tấm tắc khen ngợi: Đó là một cặp vợ chồng tiêu biểu cho mô hình gia đình ít con, chăm chỉ, biết cách làm ăn, sống hoà đồng với bà con lối xóm, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm về phát triển kinh tế để cùng nhau xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng. Không quản khó khăn, vất vả, gần 10 năm nay, chị Hiệp đi khắp các thôn trong xã, các địa phương khác trong huyện thu mua mủ cao su về bán lại cho nhà máy chế biến. Anh Quang luôn sát cánh, đồng hành, sẵn sàng chia sẻ mọi việc to, nhỏ của gia đình, không nề hà gánh vác việc buôn bán cùng người vợ tần tảo. Để không phí thời gian nhàn rỗi, anh chị bàn nhau mua bò về nuôi để tận dụng đồi cỏ ở gần nhà. Từ một vài con, đến nay đàn bò của anh chị lên gần 10 con, con nào cũng béo tốt. Chắt chiu từng đồng tiền bằng công sức mình làm nên, anh Quang và chị Hiệp đã có được một số vốn kha khá, trung bình mỗi năm trên 50 triệu đồng từ thu mua mủ cao su, có năm được giá, lãi trên 100 triệu đồng/năm.

Anh Quang và chị Hiệp bên chuồng trại nuôi nhím.

Đam mê với việc làm ăn nên anh Quang hay xem những chương trình hướng dẫn kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt trên truyền hình và tìm hiểu qua tài liệu, sách báo. Anh Quang cho biết: “Năm 2007, tôi được xem chương trình do Giáo sư Nguyễn Lân Hùng hướng dẫn cách chăn nuôi nhím, trong đó nói rõ, nhím rất dễ nuôi, ít dịch bệnh, hiệu quả kinh tế cao, chăm sóc nuôi dưỡng rất đơn giản. Suốt ngày hôm đó, tôi băn khoăn muốn chuyển từ chăn nuôi bò qua nuôi nhím, nhưng lại lo vì vợ không đồng tình. Mấy ngày sau, tôi mạnh dạn bàn với vợ, không ngờ được vợ nhất trí cao. Chúng tôi quyết định bán đàn bò để làm vốn vào huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh mua 2 cặp nhím giống về nuôi.” Chị Hiệp sử dụng số tiền dành dụm được và vay thêm ngân hàng qua kênh Hội Nông dân 25 triệu đồng để đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi nhím với tổng số tiền trên 100 triệu đồng. Vừa lấy từng lá bắp cải cho nhím ăn, chị Hiệp vừa phấn khởi nói: “Nghe tin vợ chồng mình nuôi nhím, lúc đầu có một vài người can ngăn, cho là mình dại vì bỏ ra mấy chục triệu đồng để mua 4 con nhím, mỗi con chưa đầy 2kg về nuôi. Song anh Quang đã từng vào thăm mô hình nuôi nhím trong miền Nam rồi nên khi bắt tay vào nuôi, vợ chồng mình luôn hy vọng sẽ sớm thành công. Sau gần 3 năm gây giống, giờ số nhím đã lên đến 51 con. Hiện đã có nhiều người trong tỉnh đến thăm mô hình nuôi nhím của vợ chồng mình và cũng có nhiều mối đặt hàng nhím giống. Năm 2011, vợ chồng mình sẽ mở rộng chuồng trại và xuất chuồng”. Theo anh Quang và chị Hiệp cho biết, thức ăn cho nhím chủ yếu là rau, cỏ ở vườn nhà, thỉnh thoảng mua thêm bắp cải, chi phí mua rau chỉ khoảng 1,5 nghìn đồng/con/ngày. Một cặp nhím mỗi năm đẻ được 2 lứa, trung bình mỗi lứa từ 1 - 3 con. Giá của một cặp nhím giống nặng 2kg/con trung bình sẽ bán được 14 triệu đồng/cặp, nặng 4kg/ con bán được 40 triệu đồng/cặp, không lâu anh chị sẽ thu lại vốn và có lãi ròng. Khi được hỏi tại sao không khó khăn về kinh tế nhưng anh chị chỉ sinh một con gái, anh Quang, chị Hiệp cho biết: Ngày trước, thấy bố mẹ, anh chị và những gia đình xung quanh ai cũng đông con, suốt ngày phải lam lũ ngoài đồng ruộng nhưng vẫn không đủ cái ăn, cái mặc, con cái nheo nhóc, lấy đâu ra điều kiện để bọn mình được đến trường đầy đủ. Vợ chồng mình lấy nhau cũng thiếu trước, hụt sau. Khi sinh được một cô con gái, sợ không đảm bảo điều kiện nuôi con nên cả hai vợ chồng quyết tâm làm kinh tế để có điều kiện lo cho con học hành đến nơi đến chốn. Nguyện vọng của anh Quang và chị Hiệp là mở rộng chuồng trại chăn nuôi nhím, được nhà nước quan tâm cho vay vốn ưu đãi. Ngoài ra, anh chị mong những cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ nên dừng lại từ 1 - 2 con để nuôi, dạy cho tốt, vừa có thời gian phát triển kinh tế, chăm sóc bản thân, gia đình, tham gia vào các hoạt động của xã hội. Mong rằng, ngày càng có nhiều gia đình thực hiện tốt công tác Dân số- KHHGĐ để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống như vợ chồng anh Võ Văn Quang và chị Nguyễn Thị Hiệp. Bài, ảnh: KÔ KĂN SƯƠNG



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Sinh con ít, lợi ích nhiều
22:55 29/06/2023

Nhờ được tuyên truyền, vận động, hiện nay, nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn tỉnh hiểu được những lợi ích của việc sinh con ít và nghiêm ...

Sống mẫu mực, nuôi con nên người
22:33 27/06/2023

Trở về từ chiến trường Campuchia ác liệt, chuyển ngành rồi cưới vợ và hai vợ chồng lần lượt sinh ra những đứa con khoẻ mạnh, ngoan ngoãn và sống cuộc sống bình ...

Gánh ve chai nuôi chồng bệnh, con thơ
23:00 13/09/2024

Người chồng bị phát hiện mắc bệnh hiểm nghèo, trụ cột gia đình đổ dồn lên đôi vai gầy của người vợ. Một mình xoay xở với gánh ve chai, chị gắng gượng kiếm tiền ...

Người mẹ tảo tần nuôi 3 con ăn học
22:10 05/12/2023

Ở thôn Đạo Trung, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong, nhiều người vẫn dành sự cảm phục khi nhắc về câu chuyện của chị Phan Thị Nhung (sinh năm 1972). Chồng đột ...

Để nụ cười của con được vẹn nguyên
23:10 05/04/2024

Đó là mơ ước của vợ chồng anh chị Hồ Văn Phao, Hồ Thị Liễu người Pa Kô ở thôn Tân Đi 2, xã A Vao, huyện Đakrông, khi con họ là cháu Hồ Gia Huy (sinh năm 2023) ...

Khó khăn bủa vây gia đình nghèo
23:05 16/02/2024

Chồng vừa mất vào cuối năm 2023, sau thời gian dài chống chọi với căn bệnh ung thư đại tràng, chị Nguyễn Thị Hiệp (sinh năm 1977), ở thôn Gia Độ, xã Triệu Độ, ...

Mong có sức khỏe để nuôi con khôn lớn
22:12 28/10/2022

Chồng vừa mất đột ngột vì bệnh tật, chị Nguyễn Thị Như Quỳnh (sinh năm 1986), ở thôn Tân An, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, lại thường trực nỗi lo sợ mình ...

Gia đình nghèo có hai con bị bệnh
21:44 31/03/2023

Nhiều năm qua, gia đình chị Nguyễn Thị Liên (50 tuổi) ở thôn Mai Xá, xã Gio Mai, huyện Gio Linh, phải tất bật mưu sinh, vay mượn khắp nơi để thuốc thang, chữa ...

Nghề đã chọn anh

Nghề đã chọn anh
04:48 08/12/2010

(QT) - Trong xã hội, không ít người theo đuổi nghề nghiệp bằng niềm đam mê và sự yêu thích của mình. Tuy nhiên vẫn có những người như bác sĩ Phạm Văn Vân, Giám đốc Trung tâm...

Trường công lập cũng không đạt chất lượng

Trường công lập cũng không đạt chất lượng
04:34 08/12/2010

Theo bà Lê Thị Điệp - Phó trưởng phòng phụ trách Mầm non, Phòng GD Q.4, điểm lẻ trường mầm non thực chất là các nhà dân được tiếp quản từ sau năm 1975 đến nay. Trải qua nhiều...

POWERED BY
Việt Long