Cập nhật: Thứ 6, 03/09/2010 | 09:51 GMT+7

Nỗ lực cho giáo dục vùng khó

(QT) - Sự nghiệp gieo chữ Bác Hồ đến với các bản làng xa xôi, hẻo lánh trên địa bàn huyện miền núi Đakrông (Quảng Trị) đang nhận được những tín hiệu vui: 100% xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học chống mù chữ; 13/14 xã, thị trấn duy trì vững chắc đạt chuẩn phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi và 14/14 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục THCS. Đồng chí Hồ Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Đakrông khẳng định: Những kết quả đạt được trên lĩnh vực giáo dục- đào tạo của Đakrông trong thời gian qua là sự nỗ lực không biết mệt mỏi của các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương nhằm tạo ra bước đột phá trong việc nâng cao đời sống dân trí cho đồng bào dân tộc thiểu số Vân kiều, Pa cô, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội địa phương. Xuất phát điểm từ một huyện miền núi đặc biệt khó khăn, gần 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số nhưng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, Đakrông luôn nhận được sự đầu tư về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực phục vụ cho công tác đào tạo.

Học sinh trường Tiểu học số 1 Hướng Hiệp trong giờ học chính khóa.

Đến nay, 14/14 xã, thị trấn đều có trường học ở các bậc học từ mầm non đến THCS. Tổng số phòng học đạt 359 phòng, trong đó, ngành học mầm non 81 phòng, cấp tiểu học 221 phòng, THCS 57 phòng và số phòng học kiên cố, cao tầng đạt 127 phòng, có 185 phòng học xây dựng cấp 4. Riêng năm học 2009-2010, tiếp tục xây mới 19 phòng học, 4 phòng học bộ môn và 23 nhà công vụ cho giáo viên với tổng kinh phí hơn 11 tỷ đồng. Ngoài ra, nhiều thiết bị dạy học ở các cấp học được đầu tư khá đầy đủ nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên không ngừng được tăng cường cả số lượng lẫn chất lượng. Năm học 2009-2010, toàn ngành có 852 cán bộ, giáo viên với chất lượng chuyên môn ngày càng được nâng lên, tỷ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn trở lên hiện nay ở ngành học mầm non chiếm 93,85%; tiểu học 96,08%; THCS 99, 55%, trong đó, có 3 cán bộ, giáo viên có trình độ thạc sĩ, 200 giáo viên có trình độ đại học, cao đẳng 310 giáo viên. Nhờ sự đầu tư đúng đắn, chất lượng giáo dục- đào tạo ở các bậc học của huyện đã có sự chuyển biến rõ nét và hình thành phong trào xã hội học tập phát triển sâu rộng. Công tác phổ cập giáo dục được xác định là nhiệm vụ chính trị hết sức quan trọng và được triển khai bằng nhiều giải pháp đồng bộ như điều tra, thống kê số liệu, kế hoạch huy động, vận động mở lớp đến việc bố trí ngân sách nhằm thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả cao. Trong 5 năm qua, các trường học trên địa bàn đã thực hiện công tác “Một hội đồng hai nhiệm vụ”, vừa đào tạo chính khoá, vừa tổ chức các lớp học bổ túc văn hoá. Hiện có 22 lớp bổ túc THCS với 324 học viên của 6 đơn vị gồm Pa Nang, Đakrông, Tà Long, A Ngo, A Bung, A Vao. Trong đào tạo chính khoá, chất lượng học sinh ngày càng được nâng lên rõ rệt. Ngành học mầm non được tổ chức ở hầu hết các địa phương và phấn đấu 100% trẻ em trong độ tuổi đến trường. Công tác xã hội hoá giáo dục mầm non ở vùng thuận lợi được thực hiện tốt và hiện nay ngành học này đã có 1 trường mẫu giáo đạt chuẩn quốc gia. Bậc học tiểu học, tỷ lệ huy động trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 94,78%. Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo đã được nâng lên rõ rệt khi phong trào thi đua “Dạy tốt- Học tốt” được triển khai sâu rộng trong giáo viên, học sinh. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,68%, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm xuống còn 0,36%. Ở bậc học THCS, công tác đổi mới phương pháp dạy học được quan tâm đã nâng tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi lên 3,39%, khá 26,78%; tỷ lệ học sinh có hạnh kiểm tốt chiếm 50,89% và từng bước hạn chế tình trạng học sinh bỏ học xuống còn 1,54%. Ở bậc học THPT tiếp tục được quan tâm đầu tư, trong đó chất lượng đào tạo không ngừng được nâng lên. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giáo dục- đào tạo ở Đakrông vẫn còn những khó khăn, trăn trở cần được tháo gỡ, trong đó, đáng kể nhất là cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học chưa được đầu tư đồng bộ. Một số địa phương học sinh vẫn đang học trong các phòng học tạm bợ, mượn trụ sở của các tổ chức, đơn vị, nhà dân. Chất lượng giáo viên đứng lớp chưa đồng bộ, công tác đổi mới phương pháp dạy và học triển khai còn chậm. Tỷ lệ học sinh bỏ học vẫn còn cao do điều kiện đời sống kinh tế- xã hội của người dân khó khăn, giao thông cách trở, phong tục, tập quán lạc hậu.... Những khó khăn trên khiến chất lượng giáo dục ở Đakrông chưa đáp ứng yêu cầu phát triển chung. Vì vậy, sự quan tâm, đầu tư của các cấp, các ngành thực sự cần thiết và có ý nghĩa với Đakrông trong việc đẩy mạnh phong trào xã hội học tập, đào tạo thế hệ trẻ - đội ngũ tri thức có chất lượng để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh. Bài, ảnh: LÊ MINH



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nỗ lực với giáo dục vùng khó
21:45 15/11/2022

Gặp thầy giáo Trần Thanh Hòa, Hiệu trưởng Trường TH&THCS Triệu Nguyên, huyện Đakrông ngay ở cổng trường, bằng cái bắt tay ấm áp, nghĩa tình và nụ cười trìu ...

Hùm xám Đường 9

Hùm xám Đường 9
02:37 03/09/2010

(SGGP) - Năm 1965, việc ngăn chặn hệ thống đường Trường Sơn đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của Mỹ. Cắt ngang đường Trường Sơn Tây, Quốc lộ 9 kéo dài từ Quảng Trị...

Cổng trường xa ngái

Cổng trường xa ngái
02:27 03/09/2010

Để đến trường, các HS vùng cao nơi đây phải có “thần kinh thép”. Ví như ở trường THCS Tà Long, có tới gần chục bản mà HS muốn đến trường phải vượt sông Đakrông. Riêng những đứa...

Thêm niềm vui cho ngày khai trường

Thêm niềm vui cho ngày khai trường
02:04 03/09/2010

(GD&TĐ) – Từ những ngày đầu tháng 9, tiếng trống trường đã bắt đầu vang lên rộn rã, nô nức đón chào 19,6 triệu học sinh bước vào năm học mới. Nhiều trường học đã được...

Thời tiết

29°C - 36°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 34°C
    Có mây, có mưa rào và dông
  • 27°C - 37°C
    Ít mây, trời nắng nóng gay gắt
POWERED BY
Việt Long