
{title}
{publish}
{head}
QTO - Giáo viên mầm non là công việc của nữ giới, điều đó không có quy định nhưng gần như là mặc định. Bởi thật khó hình dung một nam nhân “vai u thịt bắp” ngày ngày dạy một đám trẻ mầm non múa hát, chơi trò chơi, dọn vệ sinh hay dỗ ăn dỗ ngủ và trăm thứ công việc không tên. Thế nhưng ở huyện Vĩnh Linh vẫn có một chàng trai xác định đến với nghề nuôi dạy trẻ ngay khi vừa tốt nghiệp THPT. Không chỉ tạo ấn tượng bởi một trong số rất ít trong tổng số hơn 500 giáo viên bậc mầm non toàn tỉnh, mà đặc biệt, tuy tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ song với năng lực, tâm huyết, thầy giáo này đã có nhiều đóng góp quan trọng đưa giáo dục mầm non vùng nông thôn huyện Vĩnh Linh phát triển, được các cấp, ngành ghi nhận, đánh giá cao. Đó là thầy Nguyễn Hồ Tây Phương (sinh năm 1985), Hiệu trưởng Trường Mầm non Hiền Thành. Tất cả đều xuất phát từ tấm lòng yêu nghề mến trẻ.
![]() |
Thầy giáo Nguyễn Hồ Tây Phương luôn nỗ lực để nâng cao chất lượng giáo dục bậc mầm non - Ảnh: NGUYỄN TRANG |
Chia sẻ về quá trình tròn 15 năm công tác trong ngành, thầy Nguyễn Hồ Tây Phương tâm sự, có 2 thời điểm đáng nhớ nhất. Vào năm 2006, Tây Phương, nam sinh viên duy nhất tốt nghiệp Khoa Giáo dục mầm non, Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị được nhận về công tác tại Trường Mầm non Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh. Dù đã được đào tạo bài bản song khi trực tiếp đứng lớp, là nam giới nên thầy giáo trẻ gặp không ít bỡ ngỡ, khó khăn. Mầm non, cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của trẻ về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ. Do vậy, đặc thù người giáo viên không chỉ dạy học mà còn đảm nhận việc nuôi dưỡng, chăm sóc giúp trẻ hình thành nhận thức và kỹ năng sống.
Để có những yếu tố cần, đủ của giáo viên mầm non, thầy Phương không ngừng tự học, tham khảo đồng nghiệp, rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy. Được sự hỗ trợ của nhà trường, thầy nhanh chóng vượt qua những thử thách ban đầu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, vươn lên gặt hái nhiều thành tích, đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh với nhiều sáng kiến lan tỏa năng lượng “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Khẳng định được bản thân sau 5 năm vừa đứng lớp vừa hoàn thành chương trình đại học, năm 2011, thầy Tây Phương được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Vĩnh Giang. Tại đây, với trách nhiệm của mình, thầy Phương tích cực tham mưu, góp phần xây dựng Trường Mầm non Vĩnh Giang đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
Năm 2016, thầy Phương nhận quyết định điều chuyển, bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Mầm non Vĩnh Hiền. Tháng 9/2020, Trường Mầm non Vĩnh Hiền sáp nhập với Trường Mầm non Vĩnh Thành (sau khi xã Vĩnh Hiền sáp nhập với xã Vĩnh Thành thành xã Hiền Thành), thầy Phương được tin tưởng giao trọng trách Hiệu trưởng Trường Mầm non Hiền Thành, phụ trách chung, chỉ đạo tất cả các hoạt động của nhà trường. “Đây cũng chính là thời điểm bản thân tôi như được thử thách lần thứ 2”, thầy Tây Phương trải lòng.
Sau sáp nhập, Trường Mầm non Hiền Thành có đến 3 điểm trường cách nhau hơn 5 km, tổng số trên 290 trẻ, chia thành 13 nhóm, lớp và 36 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Môi trường mới sau sáp nhập không tránh khỏi tâm lý lo lắng ở một bộ phận giáo viên, thầy Phương cùng ban giám hiệu nhà trường sát sao nắm bắt tình hình để ổn định tinh thần cho giáo viên.
Mặt khác thầy chủ động đổi mới phương pháp lãnh đạo, quản lý, đảm bảo bố trí nhân lực đúng vị trí. Đôn đốc, đẩy mạnh nhiều phong trào đoàn thể, thi đua dạy tốt - học tốt; động viên, khen thưởng kịp thời để củng cố mối đoàn kết, tạo sự thống nhất cao, phát huy sức mạnh của tập thể hướng đến mục tiêu chung là nâng cao chất lượng đào tạo. Sau sáp nhập, cơ sở vật chất Trường Mầm non Hiền Thành còn thiếu đồng bộ trong khi nguồn lực đầu tư hạn chế. Kế hoạch rà soát, cải tạo, nâng cấp chưa hoàn thiện thì tháng 10/2020, ảnh hưởng từ những trận lũ lịch sử liên tiếp đã làm hạ tầng các điểm trường Trường Mầm non Hiền Thành hư hỏng nặng.
Với vai trò người đứng đầu, thầy Phương nêu cao tinh thần gương mẫu, vận động tập thể quyết tâm vượt khó, dồn sức khắc phục thiệt hại trước mắt, sắp xếp trường lớp hợp lý để sớm đón trẻ trở lại trường, đảm bảo công tác dạy và học. Bên cạnh đó, thầy Phương còn tập trung kết nối, làm tốt công tác tham mưu, xã hội hóa, huy động đầu tư cơ sở vật chất nhà trường. Sử dụng đúng mục đích, hiệu quả những nguồn trợ giúp từ các cấp, ngành, hội cha mẹ học sinh, nhiều công trình đã được khởi công và hoàn thành trong năm học 2020 - 2021.
Quy mô, mạng lưới cơ sở vật chất Trường Mầm non Hiền Thành ngày càng được chuẩn hóa, đáp ứng nhu cầu dạy và học trong tình hình mới, hỗ trợ hiệu quả tăng cường đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm. Nhờ đó, tỉ lệ trẻ phát triển bình thường đạt 95,3%, trẻ chuyên cần đạt trên 92%, trẻ hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non đạt 100%. Từ những phấn đấu của cả tập thể và nỗ lực của người hiệu trưởng trách nhiệm Nguyễn Hồ Tây Phương, tháng 5/2021, Trường Mầm non Hiền Thành được công nhận đạt kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3 và đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, trở thành 1/5 đơn vị mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 trong toàn huyện.
Theo thông tin từ Sở GD&ĐT, bậc giáo dục mầm non toàn tỉnh hiện chỉ có 2 giáo viên nam chính thức. Trong đó thầy Nguyễn Hồ Tây Phương giữ nhiệm vụ quản lý, còn thầy Phạm Văn Thụn (sinh năm 1979) trực tiếp đứng lớp, miệt mài “ươm mầm xanh” tại Trường Mầm non Pa Nang, xã Pa Nang, huyện Đakrông. Dẫu mỗi người một cơ duyên, trải qua hành trình khác nhau khi đến với nghề giáo viên mầm non song đều là những người thầy “đặc biệt”, tấm gương sáng góp phần tiếp lửa nhiệt huyết trong sự nghiệp trồng người ở tỉnh Quảng Trị.
Nguyễn Trang
Không bảng đen, phấn trắng, không bài học văn hóa đầy ắp kiến thức cuộc sống, lớp học của những giáo viên này rất khác biệt bởi học trò của họ là trẻ tự kỷ, ...
Được thực hiện từ năm 2017, đến nay, chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” đã mang lại nhiều kết quả tích cực đối với các cơ sở giáo dục ...
Không những có thành tích nổi bật về chuyên môn, có tâm huyết cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, cô giáo Lê Thị Mỵ Nương (sinh năm 1990), Bí thư Chi đoàn Trường ...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam vừa ký quyết định phê duyệt kế hoạch thực hiện năm 2025 dự án “Giáo viên mầm non áp dụng kiến thức và kỹ năng giảng dạy tạo ...
Sau 2 năm thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021 - 2025, tại huyện Vĩnh Linh, với sự chỉ đạo sâu sát và triển khai ...
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chất lượng chăm sóc, giáo dục mầm non tốt có tác dụng quan trọng với sự phát triển của ...
Để chuẩn bị các điều kiện cho năm học 2024- 2025, thời gian qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Vĩnh Linh chủ động tham mưu UBND huyện ban hành Kế ...
QTO - Những năm qua, Hội Khuyến học huyện Triệu Phong luôn tăng cường vận động tài trợ, kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp, những tấm lòng vàng để cùng...
QTO - Cùng với các địa phương khác trong tỉnh và cả nước, cả hệ thống chính trị ở thị xã Quảng Trị huy động mọi nguồn lực để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho...
QTO - Thời gian gần đây, nhiều hộ dân sinh sống ở Kiệt 92 đường Đặng Dung, thành phố Đông Hà phải sống trong tình cảnh đi lại khó khăn lúc trời nắng, nguy...
QTO - Nhiều năm qua, đoàn viên công đoàn - thầy giáo Phan Hoàng Bách, giáo viên bộ môn Lịch sử, Trường THPT Đakrông, huyện Đakrông luôn nỗ lực vì sự nghiệp...
QTO - Chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức công đoàn nói chung và Công đoàn ngành giáo dục và...
QTO - Kế hoạch Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2021 tại Quảng Trị có chủ đề “Đảm bảo an sinh xã...
QTO - Trong bối cảnh phức tạp của COVID-19, thời gian qua, Tổ công tác xã hội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh vẫn luôn phát huy tốt vai trò của mình trong việc xây...
QTO - Trong chuyến công tác gần đây tại xã A Vao, huyện Đakrông, chúng tôi xúc động khi nghe thầy Nguyễn Hoài Phương (sinh năm 1979), giáo viên Trường Phổ...