Cập nhật: 18/03/2023 04:46 GMT+7

Để con cứng cáp bước vào đời

Chăm sóc, bao bọc con là trách nhiệm của những người làm ba làm mẹ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ba mẹ làm thay con mọi việc từ khi con còn bé đến khi trưởng thành. Điều này khiến nhiều đứa trẻ trở thành “gà công nghiệp”, khó hòa nhập với xã hội khi bắt đầu cuộc sống tự lập. Thậm chí có những trường hợp vì được ba mẹ quá nuông chiều dẫn đến hư hỏng, phạm tội.

Để con cứng cáp bước vào đời

Việc tham gia các lớp học kỳ quân đội sẽ giúp trẻ rèn luyện kỹ năng tự lập -Ảnh: TĐCC

Tôi nhớ mãi gương mặt đau đớn và u buồn của người mẹ trong một phiên tòa xét xử về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy” mà con bà là bị cáo. Những lời xét hỏi, luận tội của thẩm phán và kiểm soát viên như những nhát dao cứa sâu vào tâm can bà. Con gái bà phạm tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy” với mức hình phạt rất cao. Vậy nhưng khi tòa hỏi: bị cáo có sử dụng ma túy không?, bà lại vội vã bật ra câu trả lời thay con: con gái tôi không hút đâu, nó chỉ nghe lời người khác làm bậy thôi.

Dường như thẳm sâu tận đáy lòng mình, bà không chấp nhận sự thật này. Bà chỉ có một cô con gái nên từ nhỏ, con gái muốn thứ gì bà cũng chiều thứ đó, dù cuộc sống gia đình không mấy khá giả.

“Tôi cưng con như cưng trứng, không khác gì”osin“cho con”, bà kể. Câu chuyện của bà dẫn dắt từ ngày con gái mình còn nhỏ cho đến khi trở thành thiếu nữ rất dài và xuyên suốt câu chuyện đó, bà nhiều lần khẳng định mình đã trở thành”osin" cho con, theo đúng cách hiểu của từ này. Vì thế, lớn lên con gái bà không nấu nổi một bữa cơm cho tươm tất.

Sau khi tốt nghiệp THPT, con bà xin đi học nghề ở tỉnh lân cận, hằng tuần vợ chồng bà đều phải vào thăm con để tiếp tế lương thực và dọn dẹp phòng trọ cho con chứ con gái không mấy khi ra thăm nhà, dù khoảng cách giữa hai thành phố chỉ vài chục kilomet.

“Chúng tôi không lấy làm phiền lòng về điều đó, mà còn coi đó là niềm hạnh phúc khi con gái luôn được mình bao bọc, chở che. Cho đến một ngày, nhận được tin báo từ bạn bè con về việc nó bị công an bắt giữ khi đang vận chuyển trái phép chất ma túy, tôi mới bàng hoàng. Có nằm mơ tôi cũng không thể ngờ được đứa con gái bé bỏng của mình lại liều lĩnh đến vậy. Có lẽ do chúng tôi để con vượt quá khuôn phép từ nhỏ…”, người mẹ ân hận.

Có thể, nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội của cô gái trong vụ án đó không phải chỉ xuất phát từ việc được ba mẹ chăm bẵm, nuông chiều từ nhỏ mà còn vì nhiều nguyên nhân khác. Tuy nhiên, nỗi ân hận của người mẹ cũng không phải không có cơ sở, vì một đứa trẻ nếu được dạy dỗ, bảo ban những điều được làm, nên làm từ nhỏ khi lớn lên sẽ có một lý tưởng sống tốt đẹp hơn những người chỉ biết dựa dẫm vào ba mẹ, muốn được ba mẹ đáp ứng mọi thứ vô điều kiện. Vì đến một lúc nào đó, khi ba mẹ không có khả năng đáp ứng sẽ nảy sinh nhiều hệ lụy.

Tất nhiên, không phải việc một đứa trẻ nào đó được nuông chiều từ nhỏ, lớn lên đều phạm tội như trường hợp cô gái trên. Nhưng trong nhiều trường hợp, việc nuông chiều sẽ dẫn đến sự khó hòa nhập cho con cái khi bước ra môi trường bên ngoài. Trường hợp này rất phổ biến trong xã hội ngày nay.

Chị Nguyễn Thị Trang, phường Đông Lễ, TP. Đông Hà chia sẻ: con gái tôi năm nay học lớp 9. Với mục tiêu phấn đấu thi vào trường chuyên nên hầu như tôi dành hết thời gian để con học hành, không cho đụng vào bất cứ việc gì trong gia đình. Con xin mua điện thoại để phục vụ việc học tôi cũng đồng ý không chút đắn đo, dù giáo viên chủ nhiệm khuyến cáo không nên cho trẻ dùng điện thoại thông minh.

Khi tất cả yêu cầu được đáp ứng, con tôi lại xao nhãng chuyện học, suốt ngày vùi đầu vào điện thoại, có khi thức đến 1-2 giờ sáng. Chỉ đến khi nhận kết quả thi học kỳ 1 của con quá thấp, tôi mới tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp khuyên bảo cháu kịp thời”.

Một phụ huynh khác có con học đại học năm 2 thì than phiền, vì ở nhà được ba mẹ làm cho hết việc nên khi lên đại học, ở cùng phòng với các bạn, con gái họ luôn bị các bạn góp ý vì ảnh hưởng đến sinh hoạt và vệ sinh của phòng.

Ví dụ, con gái chị ngủ dậy không gấp chăn màn; đến phiên dọn dẹp phòng hoặc nấu ăn không làm tròn nhiệm vụ khiến bạn bè không hài lòng và nhắc nhở nhiều lần… “Đã hai lần chuyển phòng nhưng con rất khó hòa hợp với các bạn trong mọi sinh hoạt. Điều này khiến cháu bị stress còn vợ chồng tôi lại thấy có lỗi khi không trang bị cho con những kỹ năng cần thiết, dẫn đến ngoài việc học cháu chẳng biết làm việc gì”, phụ huynh đó chia sẻ.

Trên thực tế, khi thấy con gặp khó một chút, nhiều ba mẹ đã sốt sắng nhảy vào can thiệp giúp con. Khi còn nhỏ, thấy con chơi vấp ngã, người lớn đã vội chạy lại đỡ con rồi “đánh chừa” cục đá, con rửa mặt không sạch cũng rửa luôn hộ con. Thậm chí có trường hợp, con không làm bài tập về nhà, ba mẹ thuê gia sư về làm giúp. Những đứa trẻ lớn lên trong môi trường được bao bọc rất khó để thích ứng với một xã hội đề cao các kỹ năng cá nhân.

Việc lệ thuộc vào phụ huynh có thể tạo ra những đứa trẻ lớn lên mà thiếu hẳn kỹ năng phục vụ bản thân, làm các công việc thông thường, cơ bản; thậm chí có cách sống ích kỷ, lười nhác. Dung dưỡng cho thói quen ỷ lại của con cái, bằng cách tự mình làm “osin” hoặc giao cho giúp việc cũng là đánh mất của con cơ hội được thực hành tự lập để chống chọi với các biến cố trong cuộc sống sau này.

Do đó, bên cạnh việc tạo mọi điều kiện để con được phát triển trong môi trường đầy đủ nhất có thể so với khả năng của ba mẹ, việc uốn nắn, tạo cho con thói quen tự lập, biết làm những công việc cần thiết để phục vụ bản thân, chan hòa với tập thể là điều nên làm. Ba mẹ có thể theo dõi con từ xa, khi thật cần thiết mới chỉ dẫn thêm để các con tự làm. Hãy để con tự dùng sức mạnh và bản lĩnh của mình để cứng cáp bước vào đời.

Minh Thảo

Tin liên quan:
  • Để con cứng cáp bước vào đời
    Đừng để con “cuồng thần tượng”

    Mỗi người trong đờiđều cóước mơ, sở thích, đam mê và nhữngmục tiêucho bản thân, đặc biệt là lứa tuổi mới lớn, khi các em có cảm xúc mạnh và nguồn năng lượng dồi dào để say mê, yêu thích một ai hay một điều gì đó. Việc có một thần tượng cho riêng mình để phấn đấu và theo đuổi là điều đáng quý. Nhưng hâm mộ đến mức “thần thánh hóa” ai đó có thể khiến con trẻ đang ở tuổi mới lớn có hành xử nông nổi, nguy hiểm nhất là khi thần tượng của trẻ có những hành vi, lời nói lệch chuẩn hay tiêu cực thì các ...

  • Để con cứng cáp bước vào đời
    Đức Quý và những vai diễn để đời

    Bằng tài năng và sự nỗ lực không ngừng trong hoạt động nghệ thuật, diễn viên Nguyễn Đức Quý (sinh năm 1983), ở thôn Tân Kiên, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, đã tạo dựng tên tuổi qua những vai diễn ấn tượng trong nhiều bộ phim truyền hình, vở kịch nổi tiếng, đặc biệt là trong các chương trình nghệ thuật sân khấu thực cảnh khi hóa thân vào hình tượng những nhà lãnh đạo kiệt xuất của dân tộc. Đức Quý còn dành tâm huyết giữ gìn và phát triển kịch nói Quảng Trị; viết và dàn dựng tiểu phẩm kịch nói, ...


Minh Thảo

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Các tin đã đưa

Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em

Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em
2023-03-18 04:38:00

QTO - Thời gian qua, nhiều địa phương ở huyện Gio Linh đã triển khai xây dựng mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em”. Mô hình này nhằm huy động sự...

Lan tỏa thông điệp “cho đi là còn mãi”

Lan tỏa thông điệp “cho đi là còn mãi”
2023-03-17 05:19:00

QTO - Những năm gần đây, hành động tình nguyện đăng ký hiến mô, tạng cứu người gắn với thông điệp “cho đi là còn mãi” đã và đang lan tỏa trong cộng đồng....

Bình yên ở một phường ven đô

Bình yên ở một phường ven đô
2023-03-17 05:18:00

QTO - Từ lâu, phường Đông Giang, TP. Đông Hà không chỉ được biết đến với làng hoa An Lạc cung ứng hoa tươi cho khắp các địa phương trong và ngoài tỉnh mà...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết