{title}
{publish}
{head}
Tham gia Liên hoan Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc vừa diễn ra, Đoàn Nghệ thuật truyền thống (NTTT) tỉnh Quảng Trị gặt hái được nhiều thành tích ấn tượng. Thành tích ấy là sự kết tinh một quá trình dài vượt khó của tập thể lãnh đạo và các nghệ sĩ, diễn viên của đoàn. Nhân dịp này, phóng viên Báo Quảng Trị đã phỏng vấn NSƯT PHẠM HỒNG PHONG, Trưởng Đoàn NTTT tỉnh.
Niềm vui sau 15 năm chờ đợi
- Trước tiên, xin cảm ơn NSƯT Phạm Hồng Phong đã nhận lời mời phỏng vấn của Báo Quảng Trị. Được biết, anh và các thành viên trong đoàn vừa trở về từ Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024. Đề nghị anh chia sẻ về kết quả đáng mừng mà đoàn gặt hái được?
- Liên hoan Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 2024 do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) giao Cục Nghệ thuật biểu diễn phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan tổ chức 3 năm 1 lần. Năm nay, liên hoan được chia làm 2 đợt. Đợt 1 diễn ra tại tỉnh Vĩnh Phúc và đợt 2 tổ chức tại tỉnh Bình Dương. Đoàn NTTT tỉnh cùng 23 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp khác tham gia liên hoan đợt 2. Tại liên hoan, với chương trình “Đi lên cùng nắng gió”, Đoàn NTTT tỉnh xuất sắc đoạt Huy chương Bạc toàn đoàn, trong đó có 2 Huy chương Vàng, 3 Huy chương Bạc cá nhân; 1 giải nhạc sĩ sáng tác, phối khí xuất sắc của Hội Nhạc sĩ Việt Nam; 1 giải tập thể múa xuất sắc của Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam.
- Lần trở lại này có ý nghĩa gì đối với đoàn, thưa anh?
- Năm 2009, đoàn chúng tôi tham gia Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc tổ chức tại Khánh Hòa. Đây là lần đầu tiên đoàn tham gia một liên hoan mang tầm vóc quốc gia về lĩnh vực ca múa nhạc sau ngày tỉnh nhà lập lại. Thời điểm ấy, do khó khăn về kinh phí, nhân lực, điều kiện chuẩn bị... nên kết quả mà các nghệ sĩ, diễn viên gặt hái không như mong đợi. Từ đó đến nay, 15 năm đã trôi qua, đoàn mới trở lại với Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc. Vì thế, sự trở lại lần này có ý nghĩa rất lớn đối với chúng tôi. Khi có thông báo từ Cục Nghệ thuật biểu diễn, lãnh đạo Đoàn NTTT tỉnh đã xin chủ trương tham gia. Điều khiến chúng tôi rất mừng là nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện tốt từ lãnh đạo tỉnh.
- Sự quan tâm ấy đã tiếp thêm động lực cho lãnh đạo, nghệ sĩ, diễn viên của đoàn như thế nào?
-Trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn nhưng lãnh đạo tỉnh vẫn dành sự quan tâm đến Đoàn NTTT tỉnh. Đó chính là động lực rất lớn đối với chúng tôi. Vì thế, dù thời gian chuẩn bị không nhiều, nhân lực còn thiếu... nhưng đoàn vẫn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn. Chúng tôi chạy đua với thời gian, tập luyện suốt ngày đêm. Tất cả chất xám, kinh nghiệm, tài năng, tâm huyết... của anh chị em trong đoàn được phát huy cao độ để xây dựng kịch bản, tạo dựng một chương trình chất lượng cao.
Một tiết mục của Đoàn NTTT tỉnh tại Liên hoan Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 2024 - Ảnh: NVCC
- Ngoài các giải thưởng trên, xin anh cho biết, liên hoan lần này còn để lại những dấu ấn gì đối với các nghệ sĩ, diễn viên của đoàn?
- Ngoài giải thưởng, Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024 mang lại cho Đoàn NTTT tỉnh nhiều điều ý nghĩa. Trước tiên, nhờ liên hoan, các nghệ sĩ, diễn viên được thể hiện tài năng, khát khao sáng tạo, cống hiến. Đây cũng là cơ hội để các nghệ sĩ, diễn viên có cơ hội giao lưu, học hỏi, trau dồi kinh nghiệm. Đến với liên hoan, chúng tôi được theo dõi nhiều chương trình nghệ thuật phong phú với sự tham gia của khoảng 1.500 nghệ sĩ, diễn viên, từ những tiết mục ca múa truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc đến các tác phẩm mới mang hơi thở đương đại. Mỗi đơn vị nghệ thuật đều mang đến liên hoan những gì tinh túy nhất.
Tạo động lực từ chính thách thức
- Hiện nay, đời sống tinh thần của người dân ngày càng cao. Đây là thuận lợi nhưng cũng là thách thức đối với các đoàn nghệ thuật nói chung, Đoàn NTTT tỉnh nói riêng. Đề nghị anh chia sẻ để khán giả rõ hơn về điều này?
- Ngày nay, khán giả có nhiều sự lựa chọn các loại hình giải trí mọi lúc, mọi nơi mà không cần phải đến rạp hoặc chờ những chương trình biểu diễn nghệ thuật ngoài trời. Đây là thách thức không hề nhỏ đối với các đoàn nghệ thuật, trong đó có Đoàn NTTT tỉnh. Tuy nhiên, NTTT là di sản cha ông để lại, là bản sắc văn hóa trường tồn của dân tộc, là kết quả của quá trình hình thành, dựng nước và giữ nước, được chắt lọc, tinh túy lại qua hình thức sân khấu hóa. Vì thế, Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn quan tâm, chỉ đạo cần phải bảo tồn, gìn giữ và phát huy NTTT.
Quảng Trị là cái nôi văn hóa, đặc biệt là văn hóa truyền thống về chiến tranh cách mạng. Hằng năm, tỉnh đều tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật lớn nhỏ, trong đó có những chương trình mang tầm vóc quốc gia, quốc tế. Hiện nay, Đoàn NTTT tỉnh là đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp duy nhất của tỉnh. Vì thế, hằng năm, đoàn thường xuyên được giao nhiệm vụ xây dựng các chương trình nghệ thuật lớn nhỏ, phục vụ sự kiện chính trị của địa phương. Bên cạnh đó, chúng tôi còn tiếp nhận, xây dựng các chương trình theo đơn đặt hàng của nhiều địa phương, cơ quan, ban, ngành... Như vậy, bên cạnh khó khăn, đoàn cũng có những cơ hội, điểm thuận lợi nhất định
- Vậy, Đoàn NTTT tỉnh có bước đi như thế nào để nắm bắt cơ hội?
- Thời gian qua, các đoàn nghệ thuật nói chung, Đoàn NTTT tỉnh nói riêng luôn nỗ lực phát huy tốt vai trò, vị trí và thế mạnh của mình, đặc biệt là trong việc thu hút sự quan tâm, ủng hộ từ khán giả. Chúng tôi tập trung nâng cao chất lượng nghệ thuật các chương trình, đáp ứng tiêu chí, đảm bảo sự hài hòa giữa tính truyền thống và hiện đại; nắm bắt thị hiếu, nhu cầu khán giả; đưa chương trình nghệ thuật vào các lễ hội du lịch văn hóa theo xu thế của thời kỳ mới... Bên cạnh phát huy nội lực, Đoàn NTTT tỉnh cũng nỗ lực tham mưu lãnh đạo có các chính sách kích cầu phát triển mảng nghệ thuật biểu diễn, phục vụ đời sống tinh thần của người dân tại địa phương. Đơn cử, nắm bắt chủ trương của tỉnh về phát triển kinh tế đêm, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Sở VH-TT&DL, tới đây, đoàn sẽ chủ động xây dựng kịch bản chương trình nghệ thuật phù hợp với các điểm hoạt động tại những khu kinh tế đêm... Nhận thấy có một “khoảng trống” về hoạt động văn hóa nghệ thuật phục vụ đời sống tinh thần của người dân TP. Đông Hà, sắp tới, chúng tôi sẽ đề xuất với các cấp lãnh đạo đầu tư cho đoàn cơ sở vật chất tổ chức những chương trình nghệ thuật theo yêu cầu, thị hiếu của khán giả vào dịp cuối tuần.
- Ngoài yếu tố khách quan, trên tiến trình phát triển, còn điều gì khiến NSƯT Phạm Hồng Phong và các nghệ sĩ, diễn viên của đoàn trăn trở?
- Qua nắm bắt tình hình chung và từ đợt liên hoan vừa rồi, chúng tôi nhận thấy ở Quảng Trị hiện có nhiều hạt nhân văn hóa, văn nghệ chất lượng tốt đang sống, làm việc rải rác khắp các tỉnh, thành trên toàn quốc. Nếu có điều kiện thu hút, quy tụ những hạt nhân này, chắc chắn Đoàn NTTT tỉnh sẽ có lực lượng diễn viên rất mạnh. Nhìn lại thực tế, hiện nay, đoàn đang thiếu nhiều về nhân lực. Lứa diễn viên đang cống hiến cho đoàn phần lớn cũng ngấp nghé hết tuổi nghề. Theo đánh giá của chúng tôi, thế mạnh của đoàn hiện nay là có đội ngũ sáng tác về âm nhạc và biên đạo múa. Song, thầy tốt mà trò không mạnh thì cũng khó xây dựng được các chương trình hay. Vì thế, chúng tôi rất mong các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư phát triển nguồn nhân lực cho văn hóa nghệ thuật tỉnh nhà để đón đầu xu thế phát triển thời gian tới.
- Thời gian tới, Đoàn NTTT tỉnh có những mục tiêu, giải pháp nào để vượt khó, tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò của mình?
- Thời gian tới, đoàn sẽ nỗ lực vượt qua khó khăn, tập trung làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình là xây dựng những chương trình nghệ thuật phục vụ các sự kiện quan trọng của tỉnh. Về lâu dài, chúng tôi sẽ tập trung tham mưu xây dựng các chính sách ưu đãi nghề nghiệp đặc thù đối với đội ngũ nghệ sĩ, diễn viên. Hiện nay, đoàn đang xây dựng Đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Đoàn NTTT Quảng Trị đến năm 2025 - 2030”. Chúng tôi rất mong sẽ nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh để vai trò, vị thế của đoàn ngày càng được nâng lên. Không dừng lại ở đó, đoàn cũng sẽ tham mưu xây dựng các chính sách văn hóa của Nhà nước hướng đến hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn... để giúp bà con nâng cao đời sống tinh thần.
- Xin cảm ơn NSƯT Phạm Hồng Phong!
Tây Long (thực hiện)
QTO - Tháng 11/2024, Chính phủ ban hành quyết định công nhận xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị là xã An toàn khu của trung ương đặt tại tỉnh...
QTO - Nhờ công tác giáo dục ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) được quan tâm nên nhiều con em người DTTS đã theo đuổi được ước mơ...
QTO - Trường Phổ thông dân tộc nội trú Vĩnh Linh hiện đang có gần 300 học sinh người đồng bào dân tộc Vân Kiều của 3 xã miền núi Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà...
QTO - Nhằm đảm bảo chấp hành tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã tổ chức các đợt...
QTO - 12 năm qua kể từ ngày thành lập, Câu lạc bộ (CLB) “Người cao tuổi giúp người cao tuổi” thôn Nại Cửu (xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong) luôn là sân...
QTO - Thực hiện Nghị quyết số 39/2019/NQ-HĐND ngày 6/12/2019 về thông qua Đề án “Đầu tư cải tạo, xây dựng nhà vệ sinh và cung cấp nước sạch trong trường...
QTO - Trên hành trình về với dân bản vùng cao huyện Đakrông, chúng tôi được nghe nhiều lời trìu mến về một người phụ nữ đã chọn huyện miền núi này làm quê...
QTO - Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị xã Quảng Trị đã chỉ đạo hội LHPN các phường, xã trên địa bàn thực hiện cuộc vận động (CVĐ) “Xây dựng...
QTO - Với tinh thần nhiệt huyết, không ngừng phấn đấu trong công tác chuyên môn và hoạt động công đoàn, chị Trần Thị Lệ Thu, Trưởng Ban Nữ công Công đoàn...
QTO - Sau hơn 11 năm thực hiện Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) trên địa bàn huyện Triệu Phong, nhận thức về tác hại của thuốc lá đối với sức...
QTO - Đến thôn Ba De (xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị), chúng tôi được nghe nhiều người kể về chị Hồ Thị Thương, nữ trưởng thôn năng động,...
QTO - Nhiều bác sĩ đã đến tuổi nghỉ hưu trong khi không tuyển dụng được bác sĩ trẻ, thực tế này đang khiến các trung tâm y tế (TTYT) huyện, trạm y tế xã...