Cập nhật: Thứ 7, 14/02/2009 | 11:07 GMT+7

"Vua rừng" vùng cát

Từ thị trấn Diên Sanh theo con đường nhựa dẫn về bãi tắm Mỹ Thủy bây giờ đã rợp một màu xanh ngút mắt, những hàng cây tràm trồng trên cát trắng kiêu hãnh vươn vút lên bầu trời như minh chứng sống động cho sự cần cù, chịu thương chịu khó của những con người miền cát Hải Lăng, những người luôn biết cách vượt qua sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Người có công đầu trong việc "khai sinh" những cánh rừng đó là ông Nguyễn Đình Thả, 53 tuổi, ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, người được mệnh danh là "vua trồng rừng trên cát"... 13 năm và gần 500 hecta rừng trồng trên cát

Rừng cây do ông Thả trồng đã ngăn được nạn cát bay cát lấp
Gặp ông vào những ngày đầu xuân, người đàn ông vẫn được người dân địa phương quen gọi là "vua rừng" vùng cát với dáng vẻ tất bật tiếp chúng tôi trong căn nhà khá khang trang nằm sát ngay bãi tắm Mỹ Thủy. Chuyện người, chuyện đời một hồi rồi cũng quanh quẩn với chuyện rừng, chuyện cây. Với ông dường như một phần cuộc đời đã dành cho miền cát, cho những cánh rừng tràm che chắn những phong ba, gió bão quê nhà. Lật quyển sổ đã ố vàng ghi chép chi chít đầy những con số, ông cho biết: "Từ năm 1996 đến cuối năm 2008, tổng số rừng keo lá tràm trồng được là 475 ha (khoảng 2.500 cây/ha) trên tổng 1.200 ha đất cát hoang của xã. Trong năm nay chúng tôi đang tiếp tục xin trồng mới thêm khoảng 50 ha nữa...". Đó là những con số thực sự ấn tượng, khác xa so với những gì mà chúng tôi tưởng tượng trước đó về người đàn ông nhỏ nhắn này. Ở thời điểm những năm 1990, lúc đó những làng mạc ven biển các xã Hải An, Hải Khê đang ngập chìm trong những đụn cát hanh hao, những làn cát bay tung tóe đến rát mắt luôn là nỗi ám ảnh với những người dân quê biển. Cát hoang cộng với những cơn gió nam, gió biển lùa vào như chỉ chực chờ nhấn chìm những ngôi làng nghèo khó. Những buổi trưa hè chói chang, nhìn ra giữa đồng cát chỉ một màu trắng mênh mông, ông Thả hiểu rằng: "Người dân quê tui sẽ không thể nào sống nổi chứ chưa nói gì đến chuyện làm ăn. Vậy là tui đánh bạo bàn với một số anh em trong làng phải trồng rừng trên cát để ngăn cát, ngăn gió. Có như thế người dân mới sinh sống và làm ăn ổn định được. Tuy nói là nói vậy chứ thực ra lúc đó đâu dễ dàng thực hiện ngay được, không vốn, không kinh nghiệm thì không thể làm nổi". Thực ra, với ông ấp ủ về những cánh rừng xanh thay màu cát trắng đã từ lâu, từ hồi ông mới xuất ngũ trở về. Rồi cơ hội trồng rừng cũng đến. Vào năm 1996, khi đó có chương trình trồng rừng trên cát do tổ chức PLAN tài trợ cùng với Phòng NN-PTNT huyện Hải Lăng tổ chức lớp tập huấn trồng rừng phòng hộ chắn cát bay, cát lấp (nay gọi là chương trình 661), ông cùng với một số người đăng ký theo học. Sau mấy tuần tập huấn, ông về làng mang theo một đống tài liệu cùng với những kinh nghiệm học hỏi được rồi bắt tay ngay vào việc trồng rừng. Những cây giống keo lá tràm được hỗ trợ đầu tiên được ông trồng ngay ở quả đồi gần nhà phát triển tốt đã tiếp thêm cho ông niềm tin. Thế là làm đại trà, mỗi ngày ông cùng với một số người trong thôn cơm đùm, muối mắm ra đồng cát trồng cây đến tối mịt mới về nhà. Ban đầu cũng gặp không ít khó khăn, có những cây trồng không đúng kỹ thuật đã chết héo chỉ sau mấy ngày trồng. Tuy nhiên, cũng chính những điều đó đã giúp ông rút ra được những kinh nghiệm quý báu trong việc trồng cây của mình. "Ở những đồi cao phải biết trồng cây mới sống được, ban đầu mình trồng cây xung quanh chân đồi, sau vài tháng khi cây sống thì mình mới đào hố trên đỉnh đồi và bứng những cây bên dưới lên trồng. Nói không khoe chứ bọn tui trồng tỉ lệ cây sống luôn đạt 85-90%... ", ông Thả "bật mí" kinh nghiệm của mình. Cứ như vậy, những quả đồi chót vót vốn ngán ngẩm với người trồng cây trên cát dần phủ một màu xanh tươi tốt. Thời gian thấm thoắt trôi, "công dã tràng xe cát" cũng đã được đền đáp xứng đáng bằng tổng số cây keo lá tràm mà ông cùng những người bạn trồng của mình đã lên đến 475 ha kéo dài từ xã ông đến các xã giáp ranh như Hải Ba, Hải Khê, Hải Quế, Triệu Lăng, cơ bản phủ xanh toàn bộ diện tích đất cát hoang hóa. Ước mơ thay màu cát trắng
Ươm mầm xanh trên cát
Sinh ra và lớn lên ở làng chài Mỹ Thủy, cũng như nhiều thanh niên làng chài khác, Nguyễn Đình Thả cũng sớm theo cha lênh đênh trên biển cả để kiếm sống nuôi gia đình. Đến năm 22 tuổi, đó là vào năm 1978, ông tình nguyện nhập ngũ. Được biên chế vào Trung đoàn 1, Sư đoàn 9, sau 3 tháng huấn luyện ông cùng đơn vị lên đường sang chiến trường Campuchia chiến đấu. Ròng rã trong hai năm trời, hết Kôngpôngchàm, Kôngpôngthom lại đến Xiêm Riệp rồi Phnôm Pênh..., những trận đánh ác liệt khiến ông và đồng đội nhiều lần suýt chết. Khi tình hình chiến sự đã yên ắng ông được rút về làm kế toán ở đơn vị, 3 năm sau ông xuất ngũ trở về quê nhà. Về quê, ông được nhân dân tín nhiệm bầu làm Phó Công an xã, rồi mấy năm sau chuyển qua làm kế toán xã, Bí thư chi bộ... rồi đến nay là Chủ tịch Hội Nông dân xã Hải An. Tiếp xúc với người đàn ông này nhiều người hẳn sẽ dễ nhận ra ở ông có tố chất của một người lính đầy bản lĩnh, một người nông dân cần cù, chịu khó. Chính điều đó đã giúp ông vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, và dồn tâm sức vào hoàn thành việc trồng rừng trên cát của mình. Đến bây giờ, khi những cánh rừng trồng đã phủ xanh tươi tốt, "miền đất chết" quê ông đã được hồi sinh thì tâm nguyện của ông cũng phần nào vơi bớt. Tuy vậy, với ông mọi việc vẫn chưa kết thúc. "Sắp tới tui sẽ tiếp tục trồng thêm nhiều nữa, trồng đến khi mô hết đất cát hoang mới thôi. Nếu xã tui hết đất tui sẽ xin đất các nơi khác để trồng....Tui nói thiệt đó!", ông quả quyết. Những ngày này, ông cùng những bạn trồng cây của mình đang tích cực vun gốc lên luống cho cây đồng thời cử người canh gác thường xuyên để bảo vệ rừng cây. Nhiều người biết ông về tài nghệ trồng rừng, tuy nhiên không nhiều người biết ông còn là một trong những người đi đầu trong việc bảo vệ loài rùa biển quý hiếm. Đã nhiều lần ông cùng với một số ngươi trong nhóm Bảo vệ rùa biển xuống đoạn bờ biển giáp ranh giữa xã Hải An và Hải Khê để trực tiếp đưa rùa xuống biển khi chúng lên bờ đẻ trứng cũng như nhiều lần khác bỏ tiền túi ra mua lại rùa biển của bà con ngư dân đánh bắt được để thả, tránh cho chúng bị giết thịt. Chia tay chúng tôi khi trời đã xế trưa, dưới nắng xuân ấm áp ông vẫn miệt mài vun đất cho những cây keo vừa mới trồng trước Tết. Ông bảo rằng mình trồng cây không để cho riêng mình mà là trồng cho quê hương, cho con cháu mai sau được hưởng màu xanh, thứ màu xanh mà suốt đời ông ước mơ theo đuổi. Bài, ảnh: Lê Đức Việt


 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hàng rào dâm bụt tuổi thơ

Hàng rào dâm bụt tuổi thơ
10:20 tối qua

QTO - Có một loài hoa mộc mạc, dân dã trong số rất nhiều những loài hoa mãi neo đậu trong ký ức tuổi thơ biết bao đứa trẻ quê như tôi ngày ấy chính là hoa...

Xôn xao mùa nắng

Xôn xao mùa nắng
10:00 tối Chủ nhật

QTO - Tôi về lại làng vào một buổi trưa đầu hạ. Nắng trải vàng trên mái rạ cũ kỹ, rơi lấp lánh như những hạt bụi của ký ức, chỉ có tiếng gió khẽ khàng luồn...

“ Mùa quả ngọt” của Duy Anh

“ Mùa quả ngọt” của Duy Anh
10:30 tối Thứ 7

QTO - Tuy còn trẻ nhưng cái tên Nguyễn Duy Anh (sinh năm 1991), công tác tại Đoàn Nghệ thuật truyền thống tỉnh Quảng Trị (cũ) đã gắn liền với nhiều danh...

Chúng tôi yêu Quảng Trị!

Chúng tôi yêu Quảng Trị!
10:00 tối Thứ 7

QTO - Từ những quốc gia châu Âu xa xôi, một nhóm bạn trẻ đã đến Quảng Trị để thu thập dữ liệu cho đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ. Tại đây, họ đã có...

Dưới ánh trăng đêm hè

Dưới ánh trăng đêm hè
22:15 01/07/2025

QTO - Những đêm hè quê tôi luôn thấm đượm ánh trăng vàng óng. Khi mặt trời tắt nắng, bầu trời tối dần cũng là lúc mặt trăng lặng lẽ nhô lên từ phía rặng...

Giữ “hồn” Pa Kô theo cách riêng

Giữ “hồn” Pa Kô theo cách riêng
22:00 27/06/2025

QTO - Trân quý giá trị cha ông để lại, nhiều chàng trai, cô gái Pa Kô hôm nay đang âm thầm gìn giữ, bảo tồn và lan tỏa nét đẹp văn hóa truyền thống của dân...

Gửi mùa xuân ở lại

Gửi mùa xuân ở lại
02:59 13/02/2009

Mùa Xuân đang về trên mọi nẻo đường quê, đất trời, lòng người cũng đang tràn ngập sắc xuân.  Gửi lại tất cả mùa Xuân ở quê hương, cán bộ, chiến sĩ Đội quy tập 584, Bộ CHQS tỉnh...

Làng quê bên dòng Thạch Hãn

Làng quê bên dòng Thạch Hãn
07:56 11/02/2009

Một mùa xuân nữa lại về, xuân bình yên mang theo hương nắng ấm áp về với muôn người, muôn nhà và vạn vật. Con thuyền nhỏ cưỡi lên từng con sóng ngược dòng sông dẫn chúng tôi...

Quê quán tôi xưa

Quê quán tôi xưa
01:56 10/02/2009

Đấy chính là quê nhà thương khó của đời tôi. Của hương hỏa riêng mang mà lắm khi quay quắt nhớ, không chỉ lúc lang thang xứ lạ quê người mà ngay cả khi ngồi trên bờ cỏ bên...

Người giữ gìn hồn bản

Người giữ gìn hồn bản
07:46 08/02/2009

“Phải cố gắng mà lưu giữ truyền thống văn hoá bản làng chứ. Không mai này, người già các bản lần lượt về với Giàng hết thì không khéo người Pa Cô không còn là người Pa Cô...

Nghề kéo rớ

Nghề kéo rớ
03:30 08/02/2009

Trong cái lạnh cứa vào da thịt, chúng tôi ra chòi kéo cá của gia đình anh Hoàng Viết Diệu nằm sát mé sông Vĩnh Định. Vào mùa mưa nên nước sông chảy xiết hơn mọi ngày. Những...

Thời tiết

29°C - 35°C
Có mây, không mưa
  • 29°C - 33°C
    Nhiều mây, không mưa
  • 28°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long