
{title}
{publish}
{head}
Xác định phát triển quỹ khuyến học góp phần quan trọng vào thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, vì vậy các cấp hội khuyến học ở huyện Vĩnh Linh đã đa dạng loại hình, duy trì và phát huy hiệu quả quỹ khuyến học. Từ đó, kịp thời triển khai nhiều hoạt động khuyến học, khuyến tài ý nghĩa, thiết thực.
Huyện Vĩnh Linh trao tặng giải thưởng “Bông sen hồng” lần thứ 17 cho các cá nhân tiêu biểu trong phong trào “Học hay - Làm sáng tạo - Sống văn hoá”-Ảnh: N.Đ
Tính đến nay, Quỹ học bổng Hoa ban đỏ của Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Vĩnh Ô đã thành lập, hoạt động hơn 1 năm. Tuy thuộc địa bàn miền núi, nhưng từ sự lan tỏa về mục đích, ý nghĩa xây dựng nguồn quỹ, Quỹ học bổng Hoa ban đỏ bước đầu nhận được sự quan tâm, ủng hộ từ các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân hảo tâm trong và ngoài tỉnh.
Qua nguồn quỹ, nhiều học sinh con em đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều được nhận học bổng vì đạt thành tích tốt trong học tập, rèn luyện. Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Vĩnh Ô Nguyễn Văn Thông cho biết: “Quỹ học bổng Hoa ban đỏ là tâm huyết của nhà trường xây dựng nên nhằm góp phần động viên học sinh hiếu học ở địa bàn kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn.
Từ khi thành lập vào tháng 1/2024 đến nay, Quỹ học bổng Hoa ban đỏ đã huy động được số tiền trên 20 triệu đồng. Nhà trường kịp thời trao học bổng đến 10 học sinh là con em đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều xã Vĩnh Ô”.
Chia sẻ về cảm xúc khi là một trong những học sinh vừa nhận học bổng, em Hồ Thị Mỹ Linh, học sinh lớp 5A, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Vĩnh Ô nói: “Em rất vui khi được nhận học bổng Hoa ban đỏ. Em cảm ơn thầy, cô giáo, các cô, chú. Em mong muốn nhiều bạn nữa cũng sẽ được nhận học bổng và cùng chăm ngoan, học giỏi”.
Huyện Vĩnh Linh hiện có 54 tổ chức hội trực thuộc hội khuyến học, trong đó gồm 18 hội cơ sở xã, thị trấn; 6 chi hội trường học, 30 ban khuyến học. Về cấp xã có 240 chi hội khuyến học; 220 ban khuyến học. Cùng với xây dựng quỹ khuyến học cấp huyện thì các xã, thị trấn, trường học đến mỗi thôn, khu phố, dòng họ ngày càng nhân rộng những mô hình, phong trào để phát triển nguồn quỹ khuyến học.
Nhiều hoạt động khuyến học, khuyến tài tổ chức rộng khắp như: tặng học bổng, xe đạp, sách vở, trang phục, trợ giúp kinh phí đến trường, nhận bảo trợ... Phó Chủ tịch thường trực Hội Khuyến học huyện Vĩnh Linh Phan Thị Gái cho biết: “Tại huyện Vĩnh Linh, rất đáng ghi nhận khi mỗi cán bộ, công chức, viên chức từ sự quan tâm đến công tác khuyến học, khuyến tài đã dành 1 người 1 ngày lương/1 năm để ủng hộ quỹ khuyến học. 18 xã, thị trấn đều có quỹ khuyến học riêng.
Nhiều đơn vị thường xuyên tổ chức những chương trình “Xuân yêu thương”, “Nối vòng tay nhân ái - Kết nối yêu thương”, “Cùng em đến trường”... thu hút sự hưởng ứng từ doanh nghiệp, con em xa quê, hội đồng hương, cá nhân hảo tâm, nhà tài trợ đóng góp vào quỹ khuyến học. Một số địa phương huy động nguồn quỹ khuyến học lớn như các xã: Vĩnh Giang, Vĩnh Tú, Vĩnh Thái, Vĩnh Long, thị trấn Hồ Xá, Cửa Tùng...
Đặc biệt xã Vĩnh Giang ngoài những hoạt động thường xuyên còn duy trì số quỹ khuyến học trên 800 triệu đồng/năm, lấy lãi để hoạt động. Đối với mỗi dòng họ cũng đã có hương ước, quy ước để phát triển quỹ khuyến học phù hợp, tiêu biểu là dòng họ Lê, họ Dương, họ Nguyễn Văn...”.
Với việc đa dạng hóa loại hình, kết nối mọi nguồn lực trong xã hội để xây dựng quỹ khuyến học, mỗi năm quỹ khuyến học toàn huyện Vĩnh Linh huy động khoảng 3,5 tỉ đồng. Huyện Vĩnh Linh hiện còn trên 1.500 học sinh, sinh viên thuộc diện khó khăn. Chính từ việc quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn quỹ khuyến học đã góp phần hỗ trợ hơn 3.000 học sinh, sinh viên/ năm thông qua nhiều hình thức, động viên các em tiếp tục vượt khó, vươn lên trong học tập.
Cũng từ nguồn quỹ khuyến học, Hội Khuyến học huyện Vĩnh Linh còn trợ giúp về trang thiết bị, máy vi tính, tivi, bổ sung cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học tại các đơn vị trường học, ưu tiên khu vực miền núi, vùng bãi ngang như xã Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, Vĩnh Thái, Vĩnh Giang...
Bên cạnh đó, hằng năm tham mưu Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập huyện trao tặng giải thưởng “Bông sen hồng” cho những cá nhân tiêu biểu trong phong trào “Học hay - Làm sáng tạo - Sống văn hóa” và đề nghị UBND huyện khen thưởng cho cá nhân là người lao động điển hình. Từ năm 2008 đến nay, với 17 lần tổ chức, đã có tổng cộng trên 680 cá nhân gồm học sinh, sinh viên, giáo viên, cán bộ quản lý, viên chức, doanh nhân, người lao động được khen thưởng.
Nguyên Đồng
QTO - Nghĩa tình tháng 7 là hành trình tri ân của Báo Kinh tế & Đô thị, Báo Quảng Trị để nhân lên tình cảm, sự ghi nhớ công lao của các gia đình chính...
QTO - Để tiếp tục tạo chuyển biến tích cực trong đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị sau khi công an cấp huyện không còn,...
QTO - Công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục (BVCSGD) trẻ em trong thời gian qua luôn được huyện Cam Lộ xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Vì vậy,...
QTO - Ở những bản làng giữa đại ngàn Trường Sơn hôm nay, điện thoại thông minh không chỉ là phương tiện thông tin liên lạc mà còn dẫn dắt những thế hệ phụ...
QTO - Để tiếp tục tạo chuyển biến tích cực trong đảm bảo trật tự, ATGT, lực lượng CSGT Công an tỉnh Quảng Trị đã quyết liệt triển khai đợt cao điểm nâng...
QTO - Quảng Trị có trên 126.000 ha rừng tự nhiên, trong đó có nhiều loại động, thực vật quý hiếm. Thời gian qua, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã phối hợp với các...
QTO - Những năm qua, tỉnh Quảng Trị đẩy mạnh thực hiện Đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai (PTTT) và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ),...
QTO - Di tích lịch sử về vụ thảm sát Hướng Điền, xã Tà Rụt, nơi ghi dấu một trong những chương bi thương và anh dũng nhất của lịch sử kháng chiến chống...
QTO - Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), xưa nay, những định kiến, quan niệm “trọng nam khinh nữ” vẫn ít nhiều tồn tại trong nhiều nếp nhà. Nam giới...
QTO - Giữa những nếp nhà sàn chênh vênh bên sườn núi, những bản làng lọt thỏm giữa đại ngàn Trường Sơn, có một sự đổi thay đang âm thầm lan tỏa. Đó là sự...