{title}
{publish}
{head}
Việt Nam ghi dấu nhiều thành tựu ấn tượng trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, thể hiện cam kết và quyết tâm mạnh mẽ của mình, nhất là trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức do tác động bất ổn từ môi trường chính trị, kinh tế, xã hội thế giới.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Việt Nam hiện có hơn 58.000 chức sắc, 148.000 chức việc, 29.800 cơ sở thờ tự, trên 50.000 cơ sở tín ngưỡng trong đó khoảng 3.000 di tích gắn với cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, một số loại hình tín ngưỡng và di tích được UNESCO ghi danh là di sản thế giới. Đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam đã có nhiều diễn biến mới, nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo tăng lên; số người tin theo tín ngưỡng, tôn giáo gia tăng. Hoạt động tôn giáo được tạo điều kiện, bảo đảm theo đúng quy định pháp luật.
Hình ảnh minh họa - Ảnh: S.T
Hiện nay, các tôn giáo đã được nhà nước công nhận và cấp đăng ký hoạt động, tăng 10 tôn giáo với 35 tổ chức so với trước khi ban hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Có 1.112 điểm nhóm đã đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, 5.572 người được phong phẩm suy cử làm chức sắc, 12.421 người được bổ nhiệm bầu cử suy cử làm chức việc. Cả nước có 62 cơ sở đào tạo tôn giáo tại 36 tỉnh, thành phố. Việt Nam hiện có 15 tờ báo và tạp chí của các tổ chức tôn giáo đang hoạt động và phần lớn các tổ chức tôn giáo đều có website riêng.
Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia các hoạt động xã hội hóa về y tế, giáo dục và từ thiện nhân đạo, góp phần đáng kể vào công tác an sinh xã hội, cụ thể: thành lập trên 500 cơ sở y tế, gần 2.300 trường lớp mầm non, trên 50 cơ sở dạy nghề, 800 cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em mồ côi, trẻ tàn tật, người già cô đơn, bệnh nhân tâm thần, HIV/AIDS.
Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, thông tin
Bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và quyền được thông tin cho mọi người dân là chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam. Các quyền này đã được quy định rõ trong Hiến pháp, pháp luật; được đảm bảo ngày càng tốt hơn nhờ sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về loại hình và phong phú về nội dung của các phương tiện thông tin đại chúng.
Báo chí là diễn đàn ngôn luận của các tổ chức chính trị, xã hội và Nhân dân; là công cụ quan trọng bảo vệ lợi ích chung của xã hội và các quyền tự do dân chủ của nhân dân; kiểm tra, giám sát việc thực thi luật pháp, chính sách của Nhà nước, đặc biệt về quyền con người. Mọi người dân đều có quyền đề đạt nguyện vọng, bày tỏ chính kiến, đóng góp ý kiến về mọi vấn đề.
Hình ảnh minh họa - Ảnh: S.T
Sự phát triển nhanh chóng, đa dạng về loại hình, phong phú về nội dung của các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua là minh chứng sinh động về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thông tin ở Việt Nam. Tính đến tháng 12/2022, Việt Nam có 816 cơ quan báo chí; khoảng 18.000 người được cấp thẻ nhà báo.Ở cấp cơ sở, hiện cả nước có 666 cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện và 9.792 đài truyền thanh cấp xã. Tính đến tháng 12/2022, Việt Nam có 57 nhà xuất bản.
Hiện có 57 kênh truyền hình nước ngoài đã được cấp phép biên tập, biên dịch, phát sóng (so với 40 kênh năm 2018). Ngoài 57 kênh trên, các tổ chức, cá nhân nước ngoài có thể đăng ký thu trực tiếp kênh truyền hình nước ngoài từ vệ tinh. 30 cơ quan báo chí nước ngoài có phóng viên thường trú tại Việt Nam.
Tính đến tháng 9/2022, Việt Nam có hơn 72,1 triệu người sử dụng internet (chiếm 73,2% dân số); 72 triệu người sử dụng mạng xã hội, xếp thứ 13 thế giới về số lượng người dung. Tỉ lệ người sử dụng điện thoại di động đến năm 2021 đạt 86,91%. Với những con số này, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á. Khoảng 94% người dùng Việt Nam sử dụng Internet thường xuyên. Người dân có thể tự do chia sẻ, bày tỏ thông tin, quan điểm cá nhân thông qua Internet, nhất là qua các mạng xã hội.
Quyền tự do hội họp, lập hội
Hiến pháp 2013 quy định công dân có quyền tự do hội họp, lập hội, biểu tình. Nguyên tắc hiến định này đã được cụ thể hóa và đảm bảo thực hiện bằng nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Các hội ở Việt Nam phát triển đa dạng với quy mô, phạm vi, tính chất hoạt động khác nhau và đã có nhiều đóng góp vào quá trình xây dựng và phát triển đất nước; thể hiện vai trò là cầu nối giữa các hội viên với cơ quan chính quyền, qua đó phản ánh nguyện vọng của hội viên, hỗ trợ hội viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ giải quyết các tranh chấp thương mại, cung cấp thông tin tư vấn về sản xuất và thị trường...
Hình ảnh minh họa - Ảnh: S.T
Hoạt động của các hội cơ bản tập trung vào các lĩnh vực xã hội, nhân đạo, từ thiện, đặc biệt là cung ứng dịch vụ trong một số lĩnh vực như giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao, bảo vệ môi trường... Các hội tham gia tích cực vào đời sống xã hội, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng pháp luật, chính sách, triển khai các chính sách phát triển kinh tế xã hội, hỗ trợ các nhóm dễ bị tổn thương, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm quyền con người.
Tính đến cuối năm 2022, cả nước có tổng số 93.438 hội trong đó gồm 571 hội hoạt động phạm vi cả nước hoặc liên tỉnh và 92.854 hội hoạt động phạm vi địa phương. Cả nước có 125.342 công đoàn cơ sở, tổng số 10.579.045 đoàn viên công đoàn, tỉ lệ đoàn viên trên công nhân lao động ở cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là 87%.
Việt Nam đã chủ động phát huy, có nhiều sáng kiến mở rộng quan hệ với đối tác mới, công tác hội ở nước ngoài và hỗ trợ phụ nữ, thanh niên trong các giao dịch có yếu tố nước ngoài...; đưa nội dung liên quan đến hội nhập quốc tế vào nội dung giáo dục chính trị - tư tưởng, sinh hoạt đoàn, hội tạo điều kiện cho các đoàn, hội tham gia các diễn đàn, hội thảo quốc tế.
Quyền của người bị giam giữ được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm
Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, mọi người không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Nhiều luật được ban hành đã cụ thể hóa quy định của Hiến pháp 2013.
Hình ảnh minh họa - Ảnh: S.T
Việc thi hành án hình sự đã đảm bảo các nguyên tắc tôn trọng nhân phẩm, quyền, lợi ích hợp pháp của người chấp hành án; khuyến khích người chấp hành án ăn năn hối cải, tích cực học tập, lao động cải tạo và việc thi hành án đối với người chưa thành niên chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, trở thành người có ích cho xã hội. Việt Nam đã ban hành các biện pháp triển khai Luật Đặc xá năm 2018, từ năm 2018 đến nay, 5.465 phạm nhân được đặc xá, 673 phạm nhân được tạm đình chỉ thi hành án; 406.878 phạm nhân được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù; 9.008 phạm nhân được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
Các chế độ ăn, ở, mặc và tư trang, chăm sóc y tế, hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ đối với phạm nhân, chế độ đối với phạm nhân nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi...được pháp luật quy định cụ thể. Từ năm 2018 đến nay, các đơn vị trại giam đã mở hơn 1.130 lớp dạy nghề cho gần 37.280 phạm nhân; hơn 17.000 lớp giáo dục pháp luật cho gần 11.000.000 lượt phạm nhân; gần 10.000 lớp phòng chống tác hại ma túy, HIV cho hơn 4.100.000 lượt phạm nhân, gần 9.000 lớp dạy văn hóa xóa mù chữ cho hơn 111.000 lượt phạm nhân, cấp chứng chỉ cho gần 10.000 phạm nhân. Phạm nhân có quyền được cung cấp thông tin về thời sự, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phạm nhân được bố trí ngày thứ bảy để học tập, học nghề và được nghỉ ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Phạm nhân trước khi chấp hành xong án phạt tù, được phổ biến thời sự, chính sách, pháp luật, tình hình kinh tế - xã hội, trang bị kiến thức cần thiết khác.
Các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
Các quyền kinh tế, xã hội đã được thực hiện tốt, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đời sống của người dân, đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nổi bật là quyền được hưởng an sinh xã hội đã được Hiến pháp năm 2013 và được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành. Qua đó, bảo đảm tốt hơn các quyền của công dân được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng, các dịch vụ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội...
Hình ảnh minh họa - Ảnh: S.T
Chính phủ Việt Nam luôn đẩy mạnh thực hiện các chính sách an sinh xã hội; mở rộng diện đối tượng hưởng trợ cấp xã hội; các chương trình, đề án, chính sách trợ giúp xã hội được tiếp tục thực hiện hiệu quả, nhất là chính sách hỗ trợ, chăm lo đời sống người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Đến năm 2022, cả nước đã thành lập được 425 cơ sở trợ giúp xã hội; số người tham gia bảo hiểm xã hội là 17,49 triệu người, chiếm 38% lực lượng lao động trong độ tuổi.
Đã ban hành, triển khai hiệu quả nhiều chương trình, mục tiêu, chính sách về giảm nghèo vững. Việt Nam là một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới và là quốc gia đầu tiên của châu Á áp dụng chuẩn nghèo đa chiều, bảo đảm mức sống tối thiểu và thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản (6 chiều về việc làm; y tế, giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin).
Tỉ lệ hộ nghèo đa chiều năm 2022 là 4,3%, giảm 0,1% so với năm 2021 và giảm bình quân 0,81% trong giai đoạn 2016-2022. Thu nhập bình quân hộ nghèo đến cuối năm 2020 tăng gấp 2,3 lần so với năm 2015. Năm 2022, có khoảng 3,6 triệu đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng với tổng kinh phí thực hiện trên 28 nghìn tỷ đồng; 3,6% dân số đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, được hỗ trợ kinh phí chăm sóc và cấp thẻ BHYT. Năm 2021, số người tham gia bảo hiểm y tế là 88,837 triệu người, đạt tỉ lệ 91,01% dân số.
Việt Nam đã tham gia 25/189 công ước của ILO liên quan đến quyền của người lao động. Cụ thể hóa quyền có việc làm, quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp trong các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, hệ thống pháp luật Việt Nam đều ghi nhận quyền làm việc và tự do lựa chọn việc làm của cá nhân.
Đã ban hành các chính sách về việc làm và phát triển thị trường lao động. Giai đoạn 2016 - 2020, giải quyết việc làm cho 7.94 triệu lao động, tỉ lệ lao động qua đào tạo ngày càng tăng, chất lượng việc làm, năng suất lao động được củng cố, thu nhập bình quân của người lao động tăng lên.
Tín dụng chính sách xã hội góp phần hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho trên 867 nghìn lao động, trong đó có trên 7 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi năm 2022 là 2,32%, giảm 0,88% so với năm 2021, trong đó khu vực thành thị là 2,79%; khu vực nông thôn là 2,03%. Hệ thống chính sách tiền lương khu vực sản xuất, kinh doanh được tiếp tục hoàn thiện theo cơ chế thị trường, đảm bảo hài hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động.
Quyền văn hóa được đảm bảo như Điều 41 Hiến pháp năm 2013: “Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa” thông qua nhiều đề án, chương trình, đặc biệt là Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020”...
Quyền của người dân tộc thiểu số
Việt Nam là quốc gia thống nhất của 54 dân tộc trong đó có 53 dân tộc thiểu số chiếm 14,68% tổng dân số với 14,119 triệu người với 3,6 triệu hộ, cư trú đan xen. Điều 5, Điều 6 của Hiến pháp năm 2013 khẳng định chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ, các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội và được đảm bảo bằng Hiến pháp và pháp luật. Nguyên tắc trên được thể chế trong toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam.
Hình ảnh minh họa - Ảnh: S.T
Ngoài ra, người dân tộc thiểu số còn được hưởng những quyền ưu tiên đặc thù theo quy định của Hiến pháp và pháp luật như: được bảo đảm quyền tham gia hệ thống chính trị, tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân theo quy định tại điều 27 và 28 Hiến pháp năm 2013.
Các chương trình, chính sách xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam được thực hiện hiệu quả góp phần cải thiện rõ rệt tình hình kinh tế -xã hội ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. 1,2 triệu hộ (chiếm 36,9% tổng số hộ đang sống trong các xã vùng dân tộc thiểu số) được hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật từ các chương trình chính sách, dự án của Nhà nước hoặc các đơn vị, tổ chức, cá nhân.
Các hộ dân tộc thiểu số được tiếp cận vay vốn tín dụng chính sách xã hội để phát triển kinh tế, nâng cao trình độ quản lý, sản xuất kinh doanh từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống và tạo động lực để thoát nghèo. Tỉ lệ đất ở của hộ dân tộc thiểu số tăng từ 97,26% năm 2015 đến 99,1% năm 2019, trong đó diện tích đất chủ yếu từ 200 mét vuông trở lên, nhà kiên cố và bán kiên cố là 86,4%; số hộ dân tộc thiểu số sử dụng điện lưới thắp sáng tăng từ 93,9% năm 2015 lên 96,7% năm 2019. 99,5% các xã vùng dân tộc thiểu số có trạm y tế, tỉ lệ đạt chuẩn về y tế cấp xã năm 2020 đạt 83,5%, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2015.
Tính đến tháng 6/2023, tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế đạt trung bình 91,9%; tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình đạt 94,9%; nghe đài phát thanh đạt 94%; tỉ lệ đồng bào dân tộc thiểu số từ 15 tuổi trở lên đọc thông viết thạo tiếng phổ thông đạt 92,1%...
Những thành tựu trên là bằng chứng thuyết phục, không thể phủ nhận những nỗ lực của Việt Nam trong đảm bảo, thúc đẩy quyền con người để mọi người dân Việt Nam được thụ hưởng đầy đủ nhất quyền con người, được quyết định vận mệnh, con đường phát triển của mình.
Anh Quân (tổng hợp)
QTO - Lâu nay, thủ lĩnh đoàn, hội được xem là “linh hồn”, người truyền cảm hứng cho phong trào tuổi trẻ. Nhận thức rõ trách nhiệm ấy, thời gian qua, chị...
QTO - Dù cần nhau nhưng thời gian qua, nhiều doanh nghiệp và lao động trẻ trong tỉnh vẫn chưa tìm thấy tiếng nói chung về vấn đề việc làm. Nhận thức rõ...
QTO - Tỉnh Quảng Trị xác định, xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất,...
VOV.VN - Trong một bài bình luận của hãng thông tấn Tân Hoa đăng sau khi có thông báo chính thức về chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình...
QTO - Thời gian qua, cảm phục trước sự tận tụy, vì dân của cán bộ, chiến sĩ công an, nhiều người dân đã viết thư để bày tỏ lòng cảm ơn. Mỗi bức thư là một...
QTO - 5 năm liên tục được công nhận “Đơn vị Quyết thắng” - đó chính là sự ghi nhận của lãnh đạo công an các cấp đối với Đại đội Cảnh sát Cơ động, Phòng...
(CLO) Với hơn 40 tham luận của các đại biểu 8 quốc gia khu vực ASEAN cùng hai phiên họp thẳng thắn và nghiêm túc, Hội thảo “Thực tiễn, kinh nghiệm và giải pháp quản trị tòa...
QTO - Xác định năm 2024 là năm có vai trò quan trọng trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, là năm tăng tốc phát triển để đưa nền KT-XH của tỉnh về đích. Tuy nhiên,...
QTO - Trong 3 ngày 5 - 7/12/2023, HĐND tỉnh Quảng Trị khóa VIII tổ chức khai mạc kỳ họp thứ 21 để bàn thảo, đưa ra nhiều quyết sách quan trọng thúc đẩy...
QTO - Thực hiện kế hoạch tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2024, đến thời điểm này, các địa phương trong tỉnh đã hoàn thành khám sơ tuyển nghĩa vụ...
QTO - Những ngày cuối tháng 11/2023, trong khuôn khổ chuyến thăm và tổ chức các hoạt động giao lưu tại Việt Nam, đoàn sĩ quan trẻ của Bộ Các lực lượng vũ...
QTO - Để cải thiện, nâng cao chỉ số cải cách hành chính (CCHC), tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, trong năm 2023, nhiều giải pháp đồng bộ,...