Cập nhật:  GMT+7

Về Tân Trào, nghe sục sôi khí thế Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Mùa thu tháng Tám năm 1945, tại đình Tân Trào, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, Quốc dân Đại hội thông qua chủ trương tổng khởi nghĩa giành chính quyền của Đảng và 10 chính sách lớn của Việt Minh, bầu ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Dưới gốc đa Tân Trào, ngày 16/8/1945, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đọc Bản Quân lệnh số 1 làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của hơn 60 đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội và Nhân dân Tân Trào, sau đó quân Giải phóng đã lên đường qua Thái Nguyên tiến về giải phóng Hà Nội, đưa Nhân dân Việt Nam thoát khỏi thân phận nô lệ trở thành người dân của một nước độc lập, tự do.

Về Tân Trào, nghe sục sôi khí thế Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Đoàn cán bộ, phóng viên Báo Quảng Trị đến thăm di tích lán Nà Nưa, nơi Bác Hồ ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 8 năm 1945 -Ảnh: N.T.H

79 năm đã trôi qua, quê hương Tân Trào hôm nay đã mang trên mình diện mạo mới, đời sống của Nhân dân đổi thay từng ngày. Làng Kim Long xưa, nay là Làng văn hóa du lịch thôn Tân Lập, nơi Bác Hồ và các lãnh đạo tiền bối cách mạng Việt Nam ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 8 năm 1945 để chuẩn bị lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước, giờ đây đồng bào dân tộc Tày đã bảo tồn, sửa chữa và xây mới những ngôi nhà truyền thống, đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch cộng đồng homestay, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan.

Trong ký ức của người dân nơi đây, không khí sục sôi nổi dậy giành chính quyền những ngày mùa thu Cách mạng Tháng Tám năm 1945 luôn âm vang, khởi nguồn cho cao trào cách mạng mới vươn lên xóa đói giảm nghèo, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Cụ Hoàng Ngọc, người chép sử Tân Trào, năm nay 89 tuổi, mắt mờ, chân chậm, nhưng khi nghe hỏi về ký ức những ngày mùa thu Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Thủ đô kháng chiến Tân Trào thì trở nên linh hoạt hẵn, giọng sang sảng tự hào kể về truyền thống cách mạng quê hương mình.

Tháng 5 năm 1945, trước những diễn biến nhanh chóng có lợi cho tình hình cách mạng Việt Nam, Bác Hồ chuyển từ Cao Bằng về Tuyên Quang để thuận tiện chỉ đạo phong trào cách mạng cả nước. Bác về đến xã Tân Trào khoảng 4 giờ chiều ngày 21/5/1945. Lúc mới về, Bác ở nhà ông Nguyễn Tiến Sự, Chủ nhiệm Việt Minh, được khoảng một tuần.

Khi tiếp khách, trao đổi công việc thì dùng địa điểm nhà giao liên của Bác là Hoàng Trung Nguyên, thân phụ cụ Hoàng Ngọc, sau đó, Bác lên lán Nà Nưa, dưới chân núi Hồng. Tháng 7/1945, Bác Hồ ốm rất nặng, Nhân dân trong làng đều đi tìm thuốc về chữa bệnh cho Bác. Một hôm, đồng chí Võ Nguyên Giáp xin ở lại trên lán trông Bác.

Chính tại căn lán Nà Nưa ở xã Tân Trào, Bác đã căn dặn đồng chí Võ Nguyên Giáp câu nói bất hủ về thời cơ cách mạng: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết dành cho được độc lập”.

Quán triệt tinh thần đó, Trung ương Đảng họp ngay tại lán Nà Nưa định ra vấn đề mở Quốc dân Đại hội và thành lập Chính phủ lâm thời lãnh đạo cách mạng. Ngày 16-17/8/1945, Quốc dân Đại hội họp ở đình Tân Trào. Buổi sáng 16/8 khai mạc thì chiều 16/8 nghe quân Nhật đầu hàng quân Đồng minh, Bác Hồ nhanh chóng yêu cầu đồng chí Võ Nguyên Giáp lấy quân từ Trường Quân chính kháng Nhật, tiền thân của Trường Sĩ quan lục quân bây giờ, tập trung dưới cây đa Tân Trào làm lễ xuất quân tiến về Hà Nội để bảo vệ cho cuộc Tổng khởi nghĩa 19/8.

Sau khi đồng chí Võ Nguyên Giáp đọc Bản Quân lệnh số 1 xong, đoàn quân Giải phóng hơn 200 người tuyên thệ quyết tâm hô vang cả núi rừng. Đại hội tiếp tục đến chiều 17/8 kết thúc, đoàn đại biểu Nam Phụ Lão Ấu (đàn ông, phụ nữ, người già, trẻ nhỏ) làng Kim Long, thôn Tân Lập, xã Tân Trào quyên góp mang theo gạo, gà và 1 con bò chúc mừng Quốc dân Đại hội. Ông Trần Huy Liệu ra đón tiếp đoàn vào trong đình xếp hàng ngay ngắn.

Sau đó Chủ tịch Hồ Chí Minh xuống nói chuyện, cảm ơn sự ủng hộ của người dân làng Kim Long. Người nói một số đường lối cách mạng, xoa đầu các cháu nhỏ lúc đó là Nguyễn Văn Khoái (con ông Nguyễn Tiến Sự) và Hoàng Ngọc rồi nói trước Quốc dân Đại hội phải làm sao để các cháu nhỏ có đủ cơm ăn, áo mặc, được học hành.

“Hồi đó tôi mới lên 10 tuổi, hay đi theo bố tôi là giao liên của Bác. Có lần, Bác gọi tôi hỏi cu Ngọc có muốn làm cách mạng không? Tôi hỏi lại Bác làm cách mạng là làm cái gì? Bác nói, tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tổ chức thêm 2-3 người nữa, đi chăn trâu quanh vùng, thấy người lạ thì nhanh chóng báo cho cán bộ, đó là làm cách mạng. Tôi vinh dự được theo đoàn Nam Phụ Lão Ấu đến chúc mừng Quốc dân Đại hội, nghe Bác Hồ nói về con đường cách mạng, làm sao để các cháu nhỏ như chúng tôi có đủ cơm ăn áo mặc và được học hành. Những tư tưởng, tình cảm đó của Bác Hồ làm tôi xúc động vô cùng và nguyện phấn đấu hết sức mình để làm theo lời Bác”, cụ Hoàng Ngọc tâm sự.

Sau khi Bác Hồ rời khỏi Thủ đô khu giải phóng Tân Trào, đến năm 1946 rước ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh về làng, người dân thôn Tân Lập, xã Tân Trào mới biết lãnh tụ tối cao của đất nước chính là ông Già, ông Ké của làng mình hay gọi trước đây. Nhân dân càng cảm phục và kính yêu đức tính hiền lành, giản dị của Bác cũng như tình cảm yêu thương của Bác đối với dân làng Kim Long.

Cậu bé Hoàng Ngọc chăn trâu làm cách mạng năm xưa lớn lên đi bộ đội phục vụ quân ngũ hơn 20 năm, đến khi sức khỏe yếu về nghỉ chế độ mất sức, lại miệt mài làm người chép sử Tân Trào và làng Kim Long để giáo dục truyền thống cách mạng của quê hương cho thế hệ trẻ. Nhân dân Tân Trào một lòng theo Đảng, học Bác Hồ dạy người dân cách phát động phong trào thi đua, phong trào thể dục - thể thao, học xóa mù chữ... nỗ lực phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng phát triển giàu đẹp.

Đời sống Nhân dân Tân Trào hôm nay bên cạnh nông - lâm - nghiệp đã chú trọng đẩy mạnh phát triển du lịch, dịch vụ từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phát huy khí thế sục sôi những ngày mùa thu Cách mạng Tháng Tám năm 1945, xã Tân Trào làm nên cuộc cách mạng mới, là địa phương đầu tiên của tỉnh Tuyên Quang về đích xây dựng nông thôn mới năm 2014, đang phấn đấu lên đô thị loại V giai đoạn 2026-2030.

Có cuộc sống no ấm như ngày hôm nay, đồng bào dân tộc ở Tân Trào nói riêng, tỉnh Tuyên Quang cũng như cả nước nói chung thấy công ơn của Đảng, thực hiện theo lời Bác Hồ dạy, nên đời sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Thanh Hải

Tin liên quan:
  • Về Tân Trào, nghe sục sôi khí thế Cách mạng Tháng Tám năm 1945
    Thắng lợi vẻ vang của lực lượng cách mạng Quảng Trị trong cách mạng Tháng Tám ...

    Cách mạng Tháng Tám năm 1945 với khí thế sục sôi, Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã nhất tề vùng lên đập tan xiềng xích nô lệ, giành chính quyền trong cả nước. Trong những ngày tháng lịch sử hào hùng đó, lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh từng bước được hình thành từ những đội tự vệ làm nòng cốt cùng Nhân dân và các lực lượng cách mạng đấu tranh đánh đổ thực dân, phong kiến. Ngày 23/8/1945 trở thành ngày truyền thống của LLVT tỉnh Quảng Trị trong niềm vui độc lập, tự do của quê hương, đất ...

  • Về Tân Trào, nghe sục sôi khí thế Cách mạng Tháng Tám năm 1945
    Bài học từ Cách mạng Tháng Tám 1945: Phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân

    VOV.VN - Những bài học về phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân trong cuộc Cách mạng Tháng Tám sẽ mãi còn nguyên giá trị để chúng ta huy động được sức mạnh của toàn dân tộc, đưa đất nước phát triển, vì cuộc sống ấm no, tư do, hạnh phúc.

  • Về Tân Trào, nghe sục sôi khí thế Cách mạng Tháng Tám năm 1945
    Những hiện vật ghi dấu Cách mạng Tháng Tám tại Bảo tàng tỉnh

    Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là một trong những mốc son chói lọi trong sự nghiệp giải phóng, bảo vệ đất nước của dân tộc. 78 năm đã qua nhưng ý nghĩa và giá trị của cuộc cách mạng này vẫn hiện hữu thông qua các hiện vật, hình ảnh, tư liệu lịch sử được lưu giữ trang trọng tại Bảo tàng tỉnh. Đó là những minh chứng hào hùng cho tinh thần yêu nước, đấu tranh anh dũng của quân và dân Quảng Trị để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc.


Thanh Hải

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII

Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII
2024-08-17 06:54:00

NDO - Ngày 16/8/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã bầu bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị đồng chí Thượng tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Trung ương...

Hiểu dân để giúp dân

Hiểu dân để giúp dân
2024-08-17 05:40:00

QTO - Năm 2020, đồng chí Hồ Văn Thoan được lãnh đạo Công an tỉnh điều động, bổ nhiệm chức vụ Phó trưởng Công an xã Vĩnh Khê. Trên cương vị này, anh cùng...

Hòa Bình- Từ khát vọng đến hiện thực

Hòa Bình- Từ khát vọng đến hiện thực
2024-08-15 10:20:00

QTO - Trong hành trình dựng nước và giữ nước, không có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau chia cắt. Và Quảng Trị đã gánh nỗi đau đó dằng dặc hơn hai mươi năm....

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long