Cập nhật: Thứ 7, 07/01/2017 | 15:57 GMT+7

Vào cắm bản “trồng người”

(QT) - Bắt đầu từ tháng 10 hàng năm, khi những cơn mưa rừng kéo dài lê thê là lúc nhiều cung đường vào điểm trường lẻ của Trường Mầm non xã Hướng Lộc, Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Hướng Lộc, huyện Hướng Hóa bị hư hỏng, bùn đất nhão nhoẹt khiến xe máy, ô tô không thể vào được. Có theo chân các thầy, cô giáo lội bùn đi bộ trong màn sương giá buốt mùa đông mới thấy hết gian nan, vất vả của sự nghiệp “trồng người” ở nơi miền biên ải...

Trước hôm vào bản Pa Ka, xã Hướng Lộc để được trải nghiệm cảm giác đi bộ lội bùn cùng các thầy, cô giáo, tôi đã ngồi trò chuyện cùng thầy giáo Hồ Sỹ Chẩm, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Hướng Lộc. Câu chuyện cứ dông dài theo năm tháng “cắm bản” của chính bản thân thầy cũng như nhiều thầy, cô giáo khác. Thầy Chẩm kể, năm 2000, khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng sư phạm Quảng Trị, thầy có 3 năm cắm bản ở xã A Túc và 9 năm cắm bản rồi làm Hiệu phó Trường THCS xã A Xing. Nhớ lại những ngày mới nhận công tác, cung đường từ thị trấn Khe Sanh vào xã A Túc có nhiều đoạn bị xuống cấp không thể đi xe máy, thầy phải cuốc bộ từ tờ mờ sáng cho đến tối mịt mới vào đến nơi.

Cô giáo Hoàng Thị Lan đi vận động học sinh đến lớp. - Ảnh: HOÀNG TIẾN SỸ

Đến tháng 12/2012, thầy Chẩm về làm Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Hướng Lộc. Có lẽ tháng ngày gieo chữ gian nan ấy khó mà nhạt phai trong tâm thức của thầy. “Cứ nói đến thầy, cô giáo cắm bản là nói đến những giáo viên giỏi chịu khó, chịu khổ. Cái khó, cái khổ đầu tiên đó là đường sá vào các bản làng thường đầy ổ gà, ổ voi lại nằm cheo leo bên vực sâu, đồi cao. Trời nắng có thể đi lại được bằng xe máy chứ trời mưa là các thầy, cô giáo phải lội bộ đến các điểm trường lẻ. Rồi phụ huynh học sinh ở các bản làng có điểm trưởng lẻ chưa chú tâm lắm đến việc học hành của con cái nên các thầy, cô giáo muốn duy trì được sĩ số học sinh phải đến tận nhà để vận động, thuyết phục bà con theo kiểu “mưa dầm thấm đất” họ mới cho con em đến lớp. Và còn muôn vàn khó khăn khác mà các thầy, cô giáo cắm bản phải vượt qua bằng cái tâm cũng như nhiệt huyết với nghề”, thầy Chẩm tâm sự.

Thầy giáo Hồ Sỹ Chẩm cho biết, hiện tại Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Hướng Lộc có tổng số 33 lớp với 728 em học sinh. Trường có 4 điểm trường lẻ thì có 3 điểm trường còn gặp nhiều khó khăn đó là điểm trường bản Toa Roa có 6 thầy, cô giáo giảng dạy, điểm trường này có 2 lớp 1 và 4 lớp từ lớp 2-5; điểm trường bản Ra Ty có 3 thầy, cô giáo dạy 5 lớp từ lớp 1- 5; điểm trường bản Của có 5 thầy, cô giáo giảng dạy 5 lớp từ lớp 1-5. “Cả tháng nay trời mưa kéo dài nên các thầy, cô giáo ở các điểm trường lẻ khổ lắm. Như điểm trường Ra Ty, Toa Roa, Của…các thầy, cô giáo phải lội bộ trên con đường bùn đất nhão nhoẹt từ 4-8 km mới đến nơi để giảng dạy cho học sinh.

Riêng điểm trường Ra Ty, do đường sá đi lại quá khó khăn nên nhiều hôm các thầy, cô giáo phải ngủ lại nhà dân hoặc tại điểm trường để giảng dạy vài hôm, thậm chí là cả tuần lễ mới về nhà”, thầy Chẩm cho biết thêm. Buổi sáng. Đường vào bản Pa Ka mờ mịt trong màn sương mù dày đặc. Tôi bắt đầu lội bộ sau khi gửi xe máy ở xã Tân Liên (xe máy chỉ có “tác dụng” trên đoạn đường từ thị trấn Khe Sanh đến xã Tân Liên). Đi khoảng vài trăm mét thì bắt kịp cô giáo Hoàng Thị Lan (SN 1983), hiện là giáo viên mầm non ở điểm trường Mầm non Pa Ka, Trường Mầm non xã Hướng Lộc cùng các cô, thầy giáo dạy ở điểm trường Pa Ka, Toa Roa… mặc ủng cao su đang bì bõm lội bùn. Trên đường đi, cô giáo Lan say sưa kể về những năm tháng cắm bản của mình. Tốt nghiệp Khoa Mầm non, Trường Cao đẳng sư phạm Quảng Trị, cô về nhận công tác tại Trường Mầm non xã Hướng Sơn. Đến năm 2004 cô được trường phân công dạy ở điểm lẻ bản Ping, sau đó là bản Hồ. Đến giữa năm 2005 thì cô vào dạy ở điểm trường lẻ xa kỷ lục, đó là bản Cát, xã Hướng Sơn cách trung tâm xã 22 km.

Thầy giáo Hồ Sỹ Chẩm chăm lo từng miếng ăn cho học sinh tại Trường PTDT bán trú Tiểu học và THCS Hướng Lộc. - Ảnh: HOÀNG TIẾN SỸ

Hồi đó, mỗi lần vào điểm trường để dạy học sinh, các thầy, cô giáo từ bậc học Mầm non đến THCS phải hẹn nhau tập trung thành nhóm 4-5 người mới dám lội bộ băng rừng, vượt suối vào điểm trường. Cứ đi từ sáng sớm đến khoảng 4-5 giờ chiều mới vào đến bản Cát. Nhiều hôm đang đi, cả nhóm chợt khựng lại vì nhìn thấy trên cây dẻ rừng to trước mặt một con gấu đang ngồi vắt vẻo trên cành cây. Không ai dám nhúc nhích, phải một lúc sau mọi người mới nhẹ nhàng đi tránh một quãng rồi đi tiếp. Có hôm thì thấy con rắn to trườn trong đám lá khô trước mặt. Rồi đường vào bản Cát phải vượt qua một dốc cao dựng đứng được dân bản gọi là dốc “Mạ ơi”. Cứ mỗi lần lên đến đỉnh dốc là phải ngồi thở dốc cả tiếng đồng hồ mới có sức để xuống dốc.

Đó chỉ là những “sự cố” nhỏ mà nhiều thầy, cô giáo gặp phải trên đường đi. Bản Cát lúc ấy là bản “3 không” theo cách nói đùa của các thầy, cô giáo, có nghĩa là không điện, không nước sạch, không sóng điện thoại. Đêm đêm ở lại trong căn lều mái lợp tranh, xung quanh thưng che bằng nhiều miếng gỗ mỏng mà dân bản dựng lên cho giáo viên cắm bản, mỗi lần mở giáo án soạn bài bên ngọn đèn dầu leo lét…nhiều thầy cô cứ suy nghĩ mông lung, váng vất nỗi buồn. Nhưng rồi, những ánh mắt trẻ thơ chan chứa niềm vui mỗi khi đến lớp đã xua tan đi nỗi buồn để các thầy, cô giáo tiếp tục ở lại cắm bản.

Dạy bậc học Mầm non ở các điểm trường lẻ có một cái khó nữa, đó là các em do tuổi còn quá nhỏ nên hầu như không nói thành thạo tiếng Việt. Mà muốn các em tiếp thu được bài giảng cũng như giao tiếp với các em trong cuộc sống hàng ngày thì cách tốt nhất là các thầy, cô giáo phải học tiếng đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô. Hiện tại, nhiều thầy, cô giáo cắm bản trong đó có cô giáo Hoàng Thị Lan đã tự học tiếng đồng bào dân tộc Vân Kiều để thu hẹp khoảng cách về ngôn ngữ giữa thầy, cô giáo với học sinh.

Đến đầu năm 2006, do công việc gia đình nên cô đành giã từ nghề dạy học. Đến năm 2014, cô quay lại với nghề khi về công tác tại Trường Mầm non Hướng Lộc, tiếp tục vào những điểm trường lẻ khó khăn là điểm trường Mầm non Ra Ty rồi bây giờ là điểm trường Mầm non Pa Ka, xã Hướng Lộc. Trên con đường bùn lầy nhão nhẹt để trở ra xã Tân Liên trong sương giá, rét mướt mùa đông, lòng tôi chợt ấm lại bởi câu nói của các thầy, cô giáo cắm bản khi chia tay, rằng dẫu có khó khăn, gian khổ đến mấy nhưng được mang cái chữ vào “gieo ươm” cho học sinh trong các bản làng đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô là niềm hạnh phúc của các thầy, cô giáo ở huyện vùng cao Hướng Hóa.

HOÀNG TIẾN SỸ


 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hướng Hóa sẵn sàng cho năm học mới
22:00 31/08/2022

Huyện miền núi Hướng Hóa có 60 trường học, gồm 26 trường mầm non (MN), 11 trường tiểu học (TH), 7 trường trung học cơ sở (THCS), 10 trường TH&THCS, 3 ...

“Mẹ hiền” dạy ở bản xa
06:43 03/11/2024

Vẫn còn lưu trong ký ức chưa xa của cô giáo Hồ Thị Táo là hình ảnh trẻ mầm non đồng bào dân tộc Pa Kô trên tay cầm chiếc cặp lồng đựng mì tôm pha sẵn ở nhà ...

“Trồng người” nơi vùng khó
03:40 16/11/2022

Vượt qua bao gian nan vất vả, nhiều giáo viên công tác ở những địa bàn vùng khó đang dốc bầu nhiệt huyết thực hiện sứ mệnh “trồng người”. Họ chính là thầy, cô ...

Cắm bản trọn tuổi thanh xuân
22:00 15/12/2023

Hơn 20 năm gắn bó với nghề giáo cũng là ngần ấy thời gian thầy Phan Trí (sinh năm 1978), giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở ...

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi
10:00 tối Thứ 6

QTO - Tại Trường THPT thị xã Quảng Trị những ngày này, niềm vui như được nhân đôi khi thầy trò nhà trường đang tưng bừng chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thành lập...

Quảng Trị làm sao quên!

Quảng Trị làm sao quên!
08:14 31/03/2025

QTO - Đã định ăn Tết Hà Nội trọn vẹn, sáng mồng Một Tết 2025, nhớ nhà quá, tôi lên xe khách về Hà Tĩnh. Vắng khách, tôi yêu cầu người lái xe mở cho nghe...

Từ Italia nhớ lời Tổng Bí thư Lê Duẩn

Từ Italia nhớ lời Tổng Bí thư Lê Duẩn
02:38 02/01/2017

(QT) - Tôi có nhiều kỷ niệm rất đáng nhớ, nhiều bài học hữu ích cho bản thân. Nhưng kỷ niệm được gặp và làm việc với đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn cùng lời dặn dò của đồng chí...

Ngư phủ trên núi

Ngư phủ trên núi
16:36 25/12/2016

(QT) - Từ trên cao nhìn xuống, lòng hồ Thủy điện Rào Quán tựa như một chiếc chảo lớn nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Không biết từ bao giờ, nơi...

Người cựu binh 35 năm tìm đồng đội

Người cựu binh 35 năm tìm đồng đội
09:50 18/12/2016

(QT) - Từ nhiều năm nay, căn nhà số 23, đường Ngô Thì Nhậm, phường 3, thị xã Quảng Trị của cựu chiến binh Nguyễn Thanh Bình trở thành nơi đón tiếp đồng đội và gia đình thân...

“Mạnh thường quân” nơi miền cát

“Mạnh thường quân” nơi miền cát
09:32 18/12/2016

(QT) - Nơi miền cát dằng dặc gian khó, hơn 15 năm nay có một người phụ nữ âm thầm tự bỏ tiền túi và vận động thêm từ người thân, bạn bè để tổ chức trao quà cho người nghèo mỗi...

Gieo chữ ở thôn Trầm, Cóc

Gieo chữ ở thôn Trầm, Cóc
02:20 11/12/2016

(QT) - Trầm, Cóc là 2 thôn bản vùng biên giáp nước bạn Lào nằm trên đỉnh Trường Sơn thuộc xã Pa Nang, huyện Đakrông (Quảng Trị). Cuộc sống của người dân nơi đây còn rất nhiều...

Thời tiết

22°C - 28°C
Có mây, không mưa
  • 22°C - 28°C
    Có mây, không mưa
  • 23°C - 31°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long