
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Học ngoại ngữ, nhất là môn Tiếng Anh đối với những học trò lam lũ vùng vùng cao, vùng nông thôn dường như là điều khá mới mẽ, nhiều em gặp trở ngại khi tiếp cận với môn học này. Nắm bắt được những khó khăn mà các em gặp phải, thầy giáo Lê Phước Thành ở xã Cam Thủy (Cam Lộ, Quảng Trị) đã tình nguyện đứng ra mở những lớp phụ đạo miễn phí, giúp các em củng cố kiến thức để học tốt hơn.
Gần 8 năm qua, những lớp học miễn phí của thầy đã bổ sung thêm kiến thức tiếng Anh cho hàng trăm trẻ em nghèo hiếu học. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo, 2 em trai song sinh thường xuyên đau ốm nên được bao nhiêu tiền bạc gom góp được, ba mẹ Thành đều tập trung chữa bệnh cho các em. Cuộc sống khó khăn, gánh nặng mưu sinh đặt lên đôi vai nhọc nhằn của ba. Là con trai lớn trong gia đình, từ nhỏ Thành đã có tính tự lập và nỗ lực học tập để không làm ba mẹ phiền lòng. Ngoài thời gian phụ giúp ba việc đồng áng và phụ mẹ chăm các em, Thành dồn sức cho việc học, quyết tâm vươn lên bằng chính khả năng của mình. Thành chia sẻ: “Tôi sinh ra trong gia đình nghèo, muốn thoát nghèo, có điều kiện giúp đỡ ba mẹ và các em chỉ có con đường duy nhất là tập trung học thật giỏi. Do vậy, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã nuôi giấc mơ vào giảng đường đại học”.
Với quyết tâm của cậu học sinh nghèo, năm 2006, anh thi đỗ vào Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Sư phạm Huế. Để giảm bớt gánh nặng cho gia đình, ngay từ năm học thứ nhất, anh đã tìm nơi dạy kèm để có thu nhập. Cứ thế, vừa học, vừa làm thêm, anh tự bươn chải để hoàn thành chương trình học đại học. Khó khăn là vậy nhưng mỗi lần về quê nghỉ hè, ban ngày anh phụ giúp ba mẹ việc đồng áng, thời gian rảnh ban đêm, anh mượn hội trường Trạm y tế xã Cam Thủy để mở lớp học hè miễn phí cho những học sinh nghèo trên địa bàn. “Lớn lên trong nghèo khó, tôi ý thức được sự thiệt thòi của trẻ em nông thôn, nhất là trong học tập. Hy vọng rằng với sự đóng góp nhỏ bé của mình sẽ giúp các em có thêm những kiến thức bổ ích về môn Tiếng Anh, chuẩn bị sẵn sàng bước vào năm học mới. Mỗi kỳ nghỉ hè, tôi dạy thêm cho khoảng 30 học sinh là con em địa phương”, thầy Thành cho biết.
Năm 2009, sau khi tốt nghiệp đại học, chàng trai trẻ mong muốn dấn thân và thử sức mình ở mọi điều kiện nên anh đã chọn Trường Tiểu học và THCS xã A Vao (Đakrông) xa xôi để gieo chữ. Là một xã vùng sâu, vùng xa, học sinh ở đây chủ yếu là con em đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô, điều kiện sống còn gặp nhiều khó khăn. Xã có 1 điểm trường chính nhưng có đến 7 điểm trường lẻ tại các thôn bản, số lượng học sinh cũng khá đông. Để giúp các em củng cố thêm kiến thức, ngoài thời gian giảng dạy trên lớp, thầy giáo trẻ Lê Phước Thành đã vận động thêm một số giáo viên khác trong trường tổ chức phụ đạo môn Tiếng Anh ngoài giờ cho các em.
Cứ thế, khi núi rừng chìm vào giấc ngủ, anh cùng với nhiều giáo viên khác phân công nhau đến tại các điểm trường lẻ để dạy thêm cho học sinh. “Để các em đến lớp đầy đủ, tôi cùng các giáo viên khác phải thay phiên nhau đến tận gia đình của từng học sinh để vận động, tuyên truyền phụ huynh cho con em đến lớp. Ban đầu, mỗi lớp học phụ đạo chỉ có vài học sinh nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, các em đã đi học đều đặn hơn, trung bình có khoảng 20 em tại mỗi điểm trường. Sau gần 1 tháng miệt mài dạy học, nhiều em đã có sự tiến bộ rõ nét trong học tập, đây là sự động viên lớn để tôi cùng với các đồng nghiệp quyết tâm vượt qua khó khăn tiếp tục gieo chữ cho những học sinh vùng cao”, thầy Thành tâm sự.
![]() |
Thầy giáo Lê Phước Thành tận tình chỉ dạy cho các em tại lớp học thêm miễn phí |
Hiện tại, anh đang thực hiện phụ đạo 2 lớp học tiếng Anh với gần 50 học sinh tham gia, trong đó 1 lớp dành cho học sinh lớp 3 và 1 lớp dành cho học sinh lớp 7. Chúng tôi đến thăm lớp học phụ đạo tiếng Anh dành cho học sinh lớp 3 được tổ chức tại nhà một người dân ở thôn Tam Hiệp, lớp có gần 20 học sinh, trong đó nhiều em con gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.
Chiều cuối đông, mưa, rét không ngăn được bước chân của các em đến với lớp học nhỏ này. Trò chuyện với chúng tôi, em Trương Quỳnh Như, thôn Tam Hiệp cho biết: “Nhà em nghèo, mẹ mất sớm nên không có điều kiện tham gia các lớp học thêm như các bạn, được học lớp phụ đạo miễn phí của thầy Thành em rất phấn khởi. Sau một thời gian được thầy tận tình chỉ dạy, em đã dần làm quen với môn Tiếng Anh và có nhiều tiến bộ trong học tập. Em mong muốn thầy sẽ tiếp tục mở thêm nhiều lớp học miễn phí như thế này giúp những bạn có điều kiện như em được bổ sung thêm kiến thức để học tốt hơn”.
Là một phụ huynh học sinh, chị Hoàng Thị Chanh, thôn Tam Hiệp cũng xúc động cho biết: “Những lớp học miễn phí của thầy Thành không chỉ truyền thụ cho các em kiến thức mà còn truyền dạy cho các em động lực để phấn đấu vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, vươn lên học tốt, trở thành người có ích cho xã hội”. Để thu hút các em đến với lớp học, thầy Thành luôn đổi mới phương pháp giảng dạy. Mỗi bài giảng thầy đều chú trọng đến phương pháp giao tiếp, đối thoại giữa các học sinh và nhất là việc luyện phát âm chuẩn các từ mới. Bởi theo thầy, trong học các môn ngoại ngữ nói chung, điều quan trọng nhất mà các em cần đó chính là sự tự tin trong giao tiếp, từ đó tích lũy những kiến thức bổ trợ giúp các em học ở trường tốt hơn.
Để những buổi học không còn nhàm chán, thầy Thành thường làm mới mình bằng những câu chuyện thú vị về cuộc sống thông qua việc vận dụng kiến thức tiếng Anh ngay trong mỗi câu chuyện. Lòng nhiệt huyết với nghề cùng với sự sáng tạo trong cách giảng dạy đã giúp cho những lớp học miễn phí của thầy thu hút đông đảo các em đến tham gia học tập.
Trong cái lạnh tê tái của những ngày cuối năm, câu chuyện đẹp về người thầy tình nguyện đứng ra mở những lớp học tiếng Anh miễn phí cho học trò nghèo làm chúng tôi ấm lòng hơn. Chính những tâm huyết, nghị lực của thầy giáo làng đã tiếp thêm sức mạnh để thế hệ trẻ của quê hương, nhất là những trẻ em nghèo hiếu học vững vàng hơn trên con đường chinh phục đỉnh cao tri thức. Ngoài kia, một mùa xuân nữa đang về…
LỆ NHƯ
Trước thực trạng cứ mỗi dịp hè về thì trẻ em bị đuối nước lại xảy ra nhiều hơn, anh Nguyễn Tuấn Tùng (30 tuổi), Bí thư Xã đoàn Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh ...
Với mong muốn giúp các em học sinh ở vùng quê có cơ hội nâng cao trình độ, kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cũng như có sân chơi lành mạnh trong dịp hè, Trung tâm ...
Trong những ngày hè nắng nóng, trẻ em vùng cao thường rủ nhau đi tắm sông, suối nhưng kỹ năng bơi, phòng chống đuối nước của các em còn rất hạn chế nên tiềm ẩn ...
Ngày 5/6/2023, theo thông tin từ Huyện đoàn Hướng Hóa, để thiết thực hỗ trợ học sinh vùng cao có hoàn cảnh khó khăn đón một mùa hè vui tươi, lành mạnh, bổ ích, ...
Từ một việc làm nhỏ lẻ, tự phát, nhiều năm nay, dạy bơi miễn phí đã trở thành hoạt động sôi nổi, phát triển mạnh mẽ của tuổi trẻ huyện Hải Lăng. Phóng viên Báo ...
Sáng nay 30/5, Đồn Biên phòng Thanh phối hợp với Trường Tiểu học & THCS Xy và Đoàn Thanh niên xã Xy (huyện Hướng Hóa) tổ chức lớp dạy bơi miễn phí cho ...
Từ cửa sổ lớp học nhìn ra xa có thể thấy một trảng cát dài bất tận. Vĩnh luôn nghĩ trảng cát ấy mênh mông như thể nỗi hoang mang vô định của mình, dài và hình ...
Gắn bó với học sinh ở Hướng Hóa khá lâu năm nên thầy Võ Chiến Thuật, giáo viên bộ môn Tiếng Anh, Trường THCS Khe Sanh luôn trăn trở làm thế nào để góp phần ...
QTO - Những năm trở lại đây, nhờ tăng cường chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên cây lúa nước trên địa bàn huyện miền núi...
QTO - Hiện nay, phầm mềm Olympia RĐ đang được nhiều ngôi trường trên toàn quốc lựa chọn để góp phần mang tới cho học sinh, sinh viên những sân chơi trí tuệ...
(QT) - Từ trên cao nhìn xuống, lòng hồ Thủy điện Rào Quán tựa như một chiếc chảo lớn nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi rừng huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Không biết từ bao giờ, nơi...
(QT) - Từ nhiều năm nay, căn nhà số 23, đường Ngô Thì Nhậm, phường 3, thị xã Quảng Trị của cựu chiến binh Nguyễn Thanh Bình trở thành nơi đón tiếp đồng đội và gia đình thân...
(QT) - Nơi miền cát dằng dặc gian khó, hơn 15 năm nay có một người phụ nữ âm thầm tự bỏ tiền túi và vận động thêm từ người thân, bạn bè để tổ chức trao quà cho người nghèo mỗi...
(QT) - Trầm, Cóc là 2 thôn bản vùng biên giáp nước bạn Lào nằm trên đỉnh Trường Sơn thuộc xã Pa Nang, huyện Đakrông (Quảng Trị). Cuộc sống của người dân nơi đây còn rất nhiều...
(QT) - Ông Kim In tự nhận mình là một công dân Việt Nam, “người con” của Quảng Trị. Người đàn ông đến từ đất nước Hàn Quốc thường phấn khởi khi nghe ai đó bảo mình trông rất...
(QT) - Anh Mai Quang Duy (sinh năm 1989), ở khu phố 5, phường 5, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) được nhiều người biết đến với những việc làm tình nguyện. Cũng vì đam mê đó nên...