{title}
{publish}
{head}
Vì khoảng cách địa lý và những bộn bề trong công việc, cuộc sống, không phải người lao động Quảng Trị ở Nhật Bản nào cũng có điều kiện về quê ăn Tết. Để vơi đi nỗi nhớ quê hương, vào những ngày này, họ lại cùng nhau sửa soạn cho bản thân, gia đình và góp sức để ai cũng có một cái Tết cổ truyền yên vui, hạnh phúc.
Các bạn trẻ Việt Nam ở Nhật Bản quây quần đón Tết - Ảnh: NVCC
Tết xa mà lại rất gần
Những ngày Tết, căn hộ của vợ chồng anh Trương Quang Tùng (sinh năm 1989), trú tại tỉnh Hyogo, Nhật Bản, đông vui hơn thường nhật. Sau giờ làm việc, vợ chồng anh Tùng và bạn bè lại nhóm họp, cùng nhau nấu, thưởng thức những món ăn truyền thống, rồi hàn thuyên, tâm sự về những mùa Tết đã qua.
Hay tin vợ chồng anh Tùng ở lại Nhật ăn Tết, nhiều bạn trẻ Quảng Trị từng được anh chị cưu mang, giúp đỡ những ngày đầu sang Nhật cũng ghé thăm, gửi lời chúc mừng. Điều tưởng chừng đơn sơ, mộc mạc ấy lại trở thành ngọn lửa sưởi ấm lòng hai vợ chồng, giúp họ vơi đi phần nào nỗi nhớ người thân, bạn bè ở quê hương Quảng Trị.
Tính đến nay, anh Tùng đã có gần 7 năm sinh sống, làm việc tại Nhật. Trong quãng thời gian ấy, anh và vợ chỉ có 2 lần về quê ăn Tết. Thế nhưng, dù đón xuân mới ở đâu, vợ chồng anh Tùng cũng bày biện, chuẩn bị khá chu đáo. Đặc biệt, từ khi hai người con chào đời và ngày một lớn khôn, anh chị càng chú tâm vào việc lo liệu để đón Tết chu toàn.
Hơn ai hết, vợ chồng anh Tùng muốn con hiểu sâu sắc về ý nghĩa và cảm nhận một cách trọn vẹn hương vị của Tết cổ truyền dân tộc. Năm nay, cận Tết, anh chị lại cùng nhau dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa; chuẩn bị nguyên liệu để chế biến các món ăn truyền thống; tìm người viết đôi câu đối... “Tôi nghĩ rằng, Tết luôn ở trong tim chúng ta. Dù ở đâu, làm gì, chúng ta còn nghĩ đến ngày ý nghĩa này, nghĩ đến quê hương... nghĩa là vẫn còn Tết”, anh Tùng nói một cách đầy chiêm nghiệm.
Vợ chồng anh Trương Quang Tùng chụp ảnh lưu niệm khi tham gia chương trình “Xuân yêu thương” tổ chức tại Nhật Bản - Ảnh: NVCC
Là thành viên Ban Quản trị Hội đồng hương Quảng Trị tại Nhật Bản, thời gian qua, anh Tùng và các thành viên khác dành nhiều sự quan tâm đến tâm tư, tình cảm của hội viên, đặc biệt là vào dịp Tết đến, xuân về. Hiện nay, ước tính có khoảng 6.000 người Quảng Trị đang sinh sống, làm việc tại Nhật Bản. Phần lớn họ đều là những người trẻ, sang Nhật chưa lâu.
Vì thế, khi thấy không khí xuân mới tràn ngập ở quê nhà qua trang mạng xã hội, hầu hết những người con xa xứ đều có chút chạnh lòng. Hiểu điều đó nên Hội đồng hương Quảng Trị tại Nhật Bản thường xuyên tổ chức các hoạt động kết nối, giao lưu vào dịp Tết đến, xuân về. Họ khuyến khích các hội viên đến thăm hỏi, cùng nhau chuẩn bị và tổ chức Tết.
Nỗ lực của Hội đồng hương Quảng Trị tại Nhật Bản đã góp phần làm khỏa lấp khoảng trống trong lòng những người con xa xứ. 4 năm đón Tết Việt ở Nhật, anh Cao Xuân Thọ (sinh năm 1998), trú tại TP. Osaka luôn biết ơn duyên lành đã giúp mình đến với hội, qua đó gặp gỡ, thân quen với nhiều người Quảng Trị nơi đất khách, quê người.
Từ đây, anh không chỉ vơi bớt nỗi cô đơn mà còn được quan tâm, hỗ trợ. Cứ đến dịp Tết cổ truyền, anh Thọ và những người bạn lại quây quần bên nhau. Người đi trước động viên, dìu dắt người sang sau. Anh Thọ chia sẻ: “Cứ mỗi dịp Tết đến, nỗi nhớ người thân lại trỗi dậy mạnh mẽ trong em. Qua zalo, facebook, thấy cả nhà chuẩn bị đón năm mới, em cũng có chút xốn xang. Nhờ những hoạt động vui Tết, đón xuân của hội và tình cảm mọi người dành cho nhau mà nỗi nhớ quê hương, gia đình trong em vơi bớt”.
Để Tết thêm yêu thương
Đầu năm 2024, một trận động đất nghiêm trọng xảy ra tại Nhật Bản, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Sống, làm việc ở Nhật, nhiều lao động Việt Nam, trong đó có người Quảng Trị gặp rất nhiều khó khăn. Với tấm lòng sẻ chia, ngay sau trận động đất, nhiều thành viên Hội đồng hương Quảng Trị tại Nhật đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ. Trước thời khắc giao mùa, những hoạt động này lại được nhân lên với phương châm: “Chung sức để ai ai cũng có Tết”.
Hội đồng hương Quảng Trị tại Nhật Bản tổ chức giải bóng đá gây quỹ giúp đỡ trẻ em vùng cao - Ảnh: NVCC
Chia sẻ về điều này, anh Tùng, thành viên Ban Quản trị Hội đồng hương Quảng Trị tại Nhật Bản cho biết, đây không phải là lần đầu tiên những người con miền gió Lào, cát trắng san sẻ, kết nối yêu thương. Như một nét đẹp truyền thống, nhiều năm nay, hễ hay tin con em Quảng Trị nào ở Nhật Bản gặp khó khăn, hoạn nạn, các thành viên trong hội lại có mặt, chung tay, góp sức giúp đỡ.
Mới đây nhất, một lao động Quảng Trị không may qua đời ở Nhật Bản vào những ngày cuối năm. Biết hoàn cảnh gia đình lao động này rất khó khăn, mọi người đã cùng nhau đóng góp kinh phí đưa thi hài anh về nước. Số tiền huy động còn lại được trao cho người thân, giúp gia đình ổn định cuộc sống. Những câu chuyện như thế càng tô thắm thêm tình đồng hương nơi xứ người.
Không chỉ hướng về nhau, sống, làm việc tại đất nước mặt trời mọc, phần lớn người Quảng Trị ở Nhật Bản vẫn luôn hướng về quê hương với cả tấm lòng. Tết cũng là dịp để họ thể hiện một cách trọn vẹn sự hướng về ấy. Đó cũng chính là lý do thôi thúc Hội đồng hương Quảng Trị tại Nhật Bản thường chọn thời điểm này để tổ chức các hoạt động giao lưu gây quỹ thiện nguyện.
Ba năm gần đây, giải bóng đá chào xuân OPEN CUP là một trong những hoạt động thu hút sự tham gia của đông đảo người lao động Quảng Trị đến từ khắp mọi miền trên đất nước Nhật Bản. Ngoài giao lưu, tranh tài, nhiều người còn góp mặt tại giải để chung tay hỗ trợ bà con Quảng Trị có hoàn cảnh khó khăn.
Năm nay, từ giải bóng đá chào xuân OPEN CUP lần thứ III, ban tổ chức đã huy động được hơn 84 triệu đồng. Số tiền quyên góp sớm được chuyển về cho các đơn vị, doanh nghiệp trước tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 để tổ chức chương trình thiện nguyện “Tết ấm vùng cao”, hỗ trợ học sinh Trường Tiểu học và THCS A Dơi, huyện Hướng Hóa.
Ở Nhật Bản, những ngày này, thấy hình ảnh các em nhỏ miền núi nhận những món quà ý nghĩa với nụ cười trên môi, những người con Quảng Trị xa quê đều như có tết ở trong lòng. Ai cũng thấy dường như có một sợi dây vô hình giữ chặt mình hơn với quê nhà, giúp họ thấm thía hơn thứ được gọi là tình quê hương, nghĩa đồng bào. Từ đây, những người lao động Quảng Trị tại Nhật Bản càng có thêm động lực để bước sang một năm mới với nhiều niềm tin, hy vọng.
Tây Long
QTO - Ngày 7/11, tại Khu di tích quốc gia Thành Tân Sở, huyện Cam Lộ, diễn ra lễ mắt sách “Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - nghệ sĩ ở Alger” và khai trương...
QTO - Sau một thời gian tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn...
QTO - “Mãi mãi là dòng sông” là tập thơ đầu tay của nhà thơ Vĩnh Hà. Nhưng trước đó, bạn bè và người đọc đã biết anh qua những bài thơ in rải rác trên các...
QTO - Đến Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên - nơi linh thiêng miền biên ải, trong lòng mỗi người dân đất Việt lại trào dâng ý thức bảo vệ chủ quyền...
QTO - Ẩm thực Việt Nam giờ đây, tại nơi này không chỉ còn gói gọn mỗi phở và nem. Việc mua cho được một suất ăn đậm chất Việt, đặc biệt là trong những dịp...
QTO - Nổi lên như một “hiện tượng mới” với loạt hit được nhiều người yêu thích, Tăng Duy Tân (sinh năm 1995) nhanh chóng tìm thấy chỗ đứng trong làng âm...
QTO - Thật lạ, tôi xa quê đã lâu nhưng hương vị món ăn quê nhà luôn đằm sâu trong ký ức. Những món ăn quê in dấu sự tảo tần, mộc mạc, thoảng mùi khói đốt...
QTO - Tính ham chơi, những ngày vừa nắng ấm sau mưa, đón chờ xuân đến, có người bạn rủ đi thăm chiến khu Ba Lòng, tôi chợt nhớ đến mấy câu thơ của Lương...
QTO - Trong bảng màu thi ca, dường mỗi người ứng với một sắc đậm nhạt khác nhau. Lê Bá Duy cho ta hình dung về sự lựa chọn trung hòa những thái cực vốn phù...
QTO - 1 . Sau hơn 2 chặng với xấp xỉ 30 giờ bay, chưa kể thời gian quá cảnh ở Hàn Quốc tôi mới đặt chân đến thành phố Boston ở bờ Đông nước Mỹ đúng vào giờ...
QTO - Trong văn chương Hoàng Phủ Ngọc Tường, phần tinh túy nhất chính là bút ký, trong đó có những trang viết đặc sắc về mùa xuân. Trong bút ký “Hành lang...
QTO - Bùi Đình Thùy là một họa sĩ trẻ đang tham gia sinh hoạt tại Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Trị. Tuy bén duyên chưa lâu với hội họa nhưng anh đã tạo...