Cập nhật:  GMT+7

“Nghiêng một giấc trưa", thơ một giấc xưa

Trong bảng màu thi ca, dường mỗi người ứng với một sắc đậm nhạt khác nhau. Lê Bá Duy cho ta hình dung về sự lựa chọn trung hòa những thái cực vốn phù hợp với chiếc áo trang đài của nàng thơ. Nàng không cố tạo sức nóng, không thích sự xô lệch, càng không màng đến sự va đập cọ xát lắm phiền ưu và rước nỗi buồn. Thơ như thế dễ dàng tiếp nhận, không khó bắt sóng lần tìm sự đồng cảm và chia sẻ.

“Nghiêng một giấc trưa, thơ một giấc xưa

Tôi và anh quen nhau thời vnweblog. com, một diễn đàn mạng sôi nổi, cũng từ đấy, nảy nòi thơ với nhiều cây bút trưởng thành về sau. Và lần duy nhất tại Festival Huế trên nhà hàng nổi Sông Hương chớm men nồng cho thơ cất tiếng, tôi với anh mới có cơ hội gần gũi, dù chỉ thoáng qua trong đời.

Nhiều người đánh đồng thơ với nhà thơ làm một, hệ lụy sai lầm này dẫn đến lắm phiền toái cho người hoạt động trong môi trường sáng tạo, nhất là dòng thơ tự sự/thế sự/thời sự. Thời nào cũng có tác giả vô lối buộc ăn trái đắng này. May thay, chiếc chìa khóa dân trí đã mở những cung thương đời sống cho thơ bay lượn.

Đọc thơ Lê Bá Duy, phần nào thấy hình bóng mảnh đất và con người Bình Định hùng tâm tráng chí, luôn ngẩng cao đầu trước khó khăn thử thách và đặc biệt, tình yêu lãng mạn, vô lượng. Quên sao được cành đào Nguyễn Huệ mang niềm vui chiến thắng từ thành Thăng Long theo vó ngựa vào Huế trao tặng công chúa Ngọc Hân.

Quên sao được nhóm thơ Bình Định: Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Yến Lan, Quách Tấn, Xuân Diệu... một thời khắc dấu thi ca lên vùng đất thơ mộng này. Khó có nơi đâu tự hào Đất Võ Trời Văn và văn võ đồng hành cùng sự đi lên của dân tộc, của đất nước. Chừng ấy đủ để kích hoạt sự giàu có tâm hồn người Bình Định. Lê Bá Duy hẳn ăn lộc trời cho, đất tặng, người trao ân sủng truyền đời mà có thơ gieo trồng trở lại. Không bàn chuyện chắc lép ở đây, bởi mùa vụ mỗi lúc mỗi khác. Sự đền bồi, ngoài ý trời, còn cần đến nỗ lực của một phu chữ. Là nhà giáo, Lê Bá Duy thừa nhận ra điều đó.

Có thể thấy, Nghiêng một giấc trưa nhẹ nhàng mà sâu lắng, thấm đẫm mà sáng tươi. Tình quê, tình thân như ngọn gió ngọt lành tưới lên tâm hồn thi sĩ:

Sáng nay hương thoảng thơm như mật

thị xã rực hoa thắm sắc màu

dù có đi khắp cùng trái đất

lòng tôi quê ngoại mãi muôn sau

(Quê ngoại)

Thi ca mang sức mạnh nội cảm hóa thế giới. Những gì qua con mắt thơ của tác giả, ta nghe trái tim người mẹ thiên nhiên đập nhịp bao dung:

Mùa trĩu quả trong mắt nhìn xanh thắm

Rụng yêu thương năm tháng khôn ngừng

Con se sẻ hót cuối vườn cổ tích

Lá nhân từ che kín trái bao dung...

(Trái bao dung)

Phải sẵn mang tin yêu cuộc sống như thế nào ấy mới thấu cảm đất trời hòa điệu lòng người, dưới cái nhìn ấm áp thanh tân:

Tháng Ba hoa gạo xa tầm mắt

mây cưỡi gió về giữa bâng khuâng

nắng xanh sưởi ấm không gian rộng

em ngồi hong suối tóc thanh xuân

(Tựa giấc chiêm bao)

Có lúc người thơ ẩn đi cho người con xuất đầu lộ diện bằng xương bằng thịt đầy nhân tâm, hiếu nghĩa:

Chiều nay làm mới bàn thờ mẹ

con vui sao mắt cứ cay xè

nhớ tuổi còn thơ hay vòi vĩnh...

- cái thằng bướng tính cứ ngang phè

(Với mẹ chiều nay)

Ở một chỗ khác, đôi khi trong mối quan hệ tổng hòa, hiện thực cuộc sống phiền nhiễu lắm lúc lấn át hiện-thực-mơ-mộng và thơ không thể không gánh nỗi đau rạn vỡ. May thay, nhờ có sự thanh lọc của một tâm hồn giàu có yêu thương mới cho ta một tỉnh thức:

Rớt nhau cũng bởi cạn lời

Rớt thông cảm rớt những mời mọc đau...

(Rớt)

Thế nên, dễ hiểu vì sao người thơ một đời nặng lòng nhân thế, khó đem phơi phóng “nỗi hao gầy”:

Ta cầm tóc đắng trên tay

Đi qua muôn nỗi hao gầy tháng năm

(Mùa xuân thơ)

Lê Bá Duy là chứng nhân của niềm đam mê mãnh liệt. Anh yêu con chữ và thao thức vì nó đến mệt nhoài thân phận. Đây là một ví dụ:

Ta nằm nghiêng một giấc trưa

Trở mình đau cả thân bừa ruộng văn

(Nghiêng một giấc trưa)

Nghiêng một giấc trưa, và ngay cả “giấc đêm”, lúc nào người - tình - thơ cũng ẩn hiện. Có khi thấp thoáng, có khi dãi dề như khuôn trăng mười sáu, đánh thức những con sóng mặt trời lấp lánh:

Con cá thở

giấc đêm trườn qua ngày mới

sáng khuôn mặt em

(Viết lúc 0 giờ)

Những gì có được từ tập thơ mang lại là sự bồi đắp tình yêu con người, tình yêu cuộc sống vốn gần gũi thân thuộc. Nhưng thể hiện tình yêu ấy mỗi cá thể một khác. Cái chính, thơ hóa tình yêu để khảm vào trí nhớ, lay động lòng người mới quan trọng. Nghiêng một giấc trưa, thừa sự chân thành chân thực đáng yêu của một tâm hồn. Đôi khi, chỉ cần lót ổ chắc chắn một phương diện nào đó, thơ đã sống với thời gian.

Võ Văn Luyến


Võ Văn Luyến

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Bâng khuâng Tây Nguyên

Bâng khuâng Tây Nguyên
2024-12-10 09:00:00

QTO - Bao giờ dã quỳ bung sắc lửa, em hãy đến Tây Nguyên cùng anh. Em sẽ được ru mình giữa chiều cao nguyên thơ mộng, nghe lại câu chuyện tình của đôi uyên...

Vạn dặm đường xa phở Việt 

Vạn dặm đường xa phở Việt 
2024-02-07 06:15:00

QTO - 1 . Sau hơn 2 chặng với xấp xỉ 30 giờ bay, chưa kể thời gian quá cảnh ở Hàn Quốc tôi mới đặt chân đến thành phố Boston ở bờ Đông nước Mỹ đúng vào giờ...

Quê ngoại

Quê ngoại
2023-12-13 14:01:00

QTO - Mùa này, quê ngoại tôi đẹp lắm. Hương xuân bắt đầu đượm trên những chồi non. Cũng đã lâu, tôi mới thả mình trên cánh đồng làng ngoại, ngắm những cánh...

Anh về cùng chiều đông

Anh về cùng chiều đông
2023-11-21 14:15:00

QTO - Chênh vênh chiều mưa giăng. Em cuộn mình trong chăn nghe tiếng nhạc buồn vọng lại từ một quán cà phê vắng khách nơi góc phố: “Chiều nay còn mưa, sao...

Mưa nắng quê nhà

Mưa nắng quê nhà
2023-11-21 14:10:00

QTO - Mưa! Có lẽ, không nơi đâu như ở xứ này. Những cơn mưa dai dẳng bám đất, bám người cơ hồ như duyên nợ. Trời tối sầm, mưa sũng nước, gió quét từng cơn....

Câu chuyện nhỏ nơi thường bị lụt lớn

Câu chuyện nhỏ nơi thường bị lụt lớn
2023-11-18 05:50:00

QTO - Nhà tôi nằm lọt thỏm giữa khu vườn xanh um cây trái. Nhờ những lớp phù sa đắp bồi qua bao mùa lũ lụt mà tầng đất vườn trở nên dày dặn. Có lần, tôi...

“Những cánh buồm nâu”

“Những cánh buồm nâu”
2023-11-04 05:40:00

QTO - Năm lên ba tuổi, tôi - một thằng bé nhà quê Quảng Bình - lần đầu tiên được theo bà ra Hà Nội bằng ô tô. Đó là một chiếc xe tải nồng khẳm mùi nước mắm...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long