{title}
{publish}
{head}
Năm hết Tết đến. Một điều tất yếu vậy thôi mà sao cứ mỗi lần thoáng thấy một cành mai vàng bung nụ hay nhành nghinh xuân chớm nở, lòng những người con xa quê lại thấy xốn xang, nhung nhớ. Cũng như mọi miền quê khác, những người con Quảng Trị dẫu ở phương xa vẫn luôn đau đáu nhớ những ngày Tết đến, xuân về, mùi vị quê nhà, cảm nhận mùi ruộng đồng, khói bếp, phiên chợ quê ngày cuối năm và cùng gói bánh chưng, bánh đòn (bánh tét) chuẩn bị đón tết.
Hình ảnh minh họa - Ảnh: S.T
Vì điều kiện đi lại và kinh tế gia đình chưa khá giả nên có những người con xa quê không thể trở về cùng gia đình vui xuân đón Tết tại quê nhà. Nhưng dù ở đâu họ cũng tổ chức gặp gỡ bà con đồng hương, sắm sửa để có một cái tết cổ truyền ấm áp.
Chị Nguyễn Thị Thúy Ái ở xã Triệu An (huyện Triệu Phong) đang công tác ở phố núi Pleiku cho biết, với tuổi thơ của chị, Tết luôn là nỗi mong chờ. Chỉ những ngày Tết là lúc cha mẹ mới được nghỉ ngơi làm bánh trái, nấu nướng món ngon dâng cúng ông bà.
Tết là lúc được mẹ dẫn đi chợ Tết dù chỉ để ngắm nhìn là chính những hàng hóa bày la liệt, người người đi lại đông đúc nói cười rôm rả. “Tết còn là lúc chúng tôi được xúng xính trong những bộ quần áo mới, đội chiếc mũ mới, mang đôi dép mới mà nhìn nhau đầy thích thú, tự hào”, chị Ái hồi ức.
Lớn dần lên, mọi người dần hiểu những chắt chiu của mẹ. Khoảng tháng 9, 10 Âm lịch, khi mùa màng đã thu hoạch xong, mẹ bắt đầu vun vén những cây trái quanh vườn, trồng thêm những luống hoa, luống rau, nuôi thêm đàn gà, vịt cho kịp bán Tết. Mẹ dành dụm để lần lượt sắm sửa từng chiếc áo chiếc quần cho mỗi đứa con, cho con có được niềm vui ngày Tết với bạn bè. Mọi thứ đều dành cho Tết.
Mỗi ngày đi chợ, mẹ lại gom góp nào bột, nào đường; trứng gà, trứng vịt cũng được cất dồn lại; một con heo còi được nuôi để làm thịt chia hai ba gia đình anh em cùng ăn Tết. Càng những ngày sát Tết, việc chuẩn bị lại càng rộn ràng hơn; nhà cửa phải sạch sẽ, mùng mền phải giặt phơi, cứ như thể qua Tết rồi là không làm được những việc đó nữa vậy. Rau trái trong vườn cũng được mẹ nhặt nhạnh đem bán kiếm tiền mua thêm các loại thức ăn dành cho ngày tết.
Với những người con xa quê, việc trở về với gia đình ngày cuối năm, cùng nhau sum họp, chuẩn bị cho cái tết rộn ràng có lẽ là điều được mong chờ nhất. Nhưng không phải ai cũng có được may mắn ấy. Khoảng cách địa lý, những công việc còn dang dở và nhiều mối lo khác khiến họ đành lỡ “chuyến tàu quê” mỗi dịp Tết đến xuân về.
Ngày cuối tuần, trời Gia Lai se lạnh, anh em trong Hội đồng hương Quảng Trị lại hẹn nhau uống ly cà phê phố núi. Trong câu chuyện, anh Lê Bá Chiến Tích xúc động nói: “Tôi xa Quảng Trị hơn 50 năm, những năm đầu tiên trong hoàn cảnh nào tôi cũng về quê cùng gia đình đón Tết. Tết Nguyên đán vui nhất, ý nghĩa nhất là thời gian đoàn tụ gia đình, được thăm hỏi người thân sau bao ngày tha phương. Tết năm nay gia đình tôi không về quê được, nhưng hương vị Tết quê hương vẫn được vợ chồng tôi chuẩn bị chu đáo”.
Khi đất trời nhích dần đến Tết, bắt đầu bừng lên sắc mai vàng, bông thọ, đồng tiền, phố phường tất bật người mua sắm, là những lúc ký ức đón xuân đầm ấm bên gia đình lần lượt ùa về. Trong câu chuyện, bà con đồng hương Quảng Trị thường hay kể cho con cháu nghe truyền thống, phong tục ngày Tết ở quê để lưu giữ mãi hình ảnh quê nhà cho con cháu.
Chị Nguyễn Thị Hoan, nguyên gốc ở Hà Tĩnh, gia đình lập nghiệp ở ĐăkLắk, nhưng lại làm dâu Quảng Trị. Chị chia sẻ, mỗi khi đến Tết là vợ chồng chị lại về quê chồng đón tết. Năm nay có cháu nội đang nhỏ, Tết không về được nên chị cảm thấy bồi hồi. Đến nay, chị vẫn nhớ mãi những kỷ niệm ngày Tết ở Quảng Trị. Đó là những ngày dậy sớm đi chợ hoa cùng với mẹ, chị gái, nhìn thấy sự vui vẻ, hạnh phúc giản đơn trên gương mặt mẹ khi chọn được cành mai, chậu bông ưng ý; đó là không khí ấm cúng khi cả gia đình quây quần ngồi nấu bánh tét, xem Táo quân, đi chúc Tết họ hàng...
Dù sinh sống xa quê hương, nhưng khi Tết đến, xuân về những gia đình con em Quảng Trị sẽ mua sắm chu tất, rồi cùng nhau ngâm gạo nếp, rửa lá chuối để gói bánh đòn, bánh bột lọc hay trang trí lại nhà cửa. Đến nay, bà con mình vẫn giữ phong tục khi cúng ông bà vào ngày 30, chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên để hướng về quê hương, về ông bà tiên tổ rồi chúc nhau những điều tốt đẹp nhất vào đầu năm mới.
Lê Quang Hồi
VOV.VN - Kết quả ngoại hạng Anh hôm nay 27/12 được người hâm mộ quan tâm khi hai đội bóng thành Manchester lại gây thất vọng.
VOV.VN - ĐT Việt Nam đã có chiến thắng giàu cảm xúc 2-0 khi thi đấu trên sân khách trước ĐT Singapore tại bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024.
QTO - Ca sĩ - thạc sĩ âm nhạc Võ Thành Tâm là một giọng hát nam xuất sắc của Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Quê hương anh ở một vùng quê nghèo thuộc xã...
(Zing) - Đêm 3/2, Qatar hòa Uzbekistan 1-1 trong 120 phút, sau đó giành chiến thắng 3-2 ở loạt luân lưu để giành tấm vé cuối cùng vào bán kết Asian Cup 2023.
QTO - Dù mới đồng hành trong một thời gian ngắn nhưng huấn luyện viên (HLV) Hoàng Văn Tùng (sinh năm 1996), quê ở thôn Dinh Mười, xã Gia Ninh, huyện Quảng...
QTO - Hòa bình là ước mơ, khao khát từ nghìn xưa của cha ông ta. Có thể thấy điều này suốt chiều dài lịch sử và quan niệm của những vĩ nhân.
VOV.VN - Wolves gỡ hoà ở phút 90+5, nhưng Kobbie Mainoo toả sáng ở phút 90+7 giúp MU giành chiến thắng nghẹt thở 4-3 tại vòng 22 Ngoại hạng Anh.
Bài hát "Khắc ghi tên Người - Bác Ba Lê Duẩn” của nhạc sĩ Ngọc Khuê, phổ thơ Lê Khánh Hưng được Hội Nhạc sĩ Việt Nam trao Giải thưởng tác phẩm xuất sắc năm 2023. Lễ trao giải...
VOV.VN - Asian Cup 2023 đã xác định được 4 đội vượt qua vòng 1/8 và lộ diện cặp đấu tứ kết đầu tiên.
QTO - Nhà phê bình văn học Hoàng Đăng Khoa, Trưỏng Ban Lý luận - phê bình Tạp chí Văn nghệ Quân đội nhận xét: Văn nhân thường là “tương khinh”, nhưng ở Ngô...
QTO - 5 năm trở lại đây, phong trào marathon Quảng Trị có bước phát triển khá mạnh mẽ, trong đó nổi bật là việc hình thành và phát triển các câu lạc bộ...
QTO - Sáng mồng 1 Tết hằng năm, sau khi dâng trà bánh lên bàn thờ tổ tiên, gia đình quây quần chúc nhau đầu năm mới, tôi lại đi chợ mua lộc đầu năm cầu...