
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Bỏ lại đằng sau ồn ào của phố xá, tôi lên với bản làng đồng bào Vân Kiều, Pa Kô chỉ để được tận hưởng hương rừng xông thơm cánh mũi. Để được ngắm nhìn những cánh rừng già nguyên sinh ôm lấy núi đá cheo leo hay sườn đồi với vô số loài hoa dại nở sặc sỡ trong mây. Hoặc đơn giản chỉ là ngồi trong chòi canh lúa rẫy, phóng tầm mắt theo nhấp nhô sườn đồi nằm cạnh bản làng đang vào mùa lúa chín vàng rực; những hiên nhà sàn ngập tràn thóc nếp với muôn mây bay về hoan vũ. Đêm đến. Ngồi cạnh bếp lửa nhóm lên giữa chòi canh lúa rẫy cùng đồng bào Vân Kiều, Pa Kô chỉ để nghe chuyện bản, chuyện làng… trong mùa ngủ rẫy.
![]() |
Chòi canh lúa của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô |
Mướt mồ hôi với chặng đường mòn chỉ vừa người đi, cứ dài dằng dặc băng qua khe, suối rồi leo ngược lên ngọn đồi nằm tựa vào đỉnh núi cao sừng sững, tôi cùng anh Mười ở bản Húc Nghì, xã Húc Nghì, Đakrông mới đặt chân đến căn chòi dựng lên bên đám rẫy trồng lúa rộng chừng 3 - 4 sào. Có theo chân anh Mười, tôi mới hiểu được ngọn nguồn sức dẻo dai vốn có của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô. Thì ra, người Vân Kiều, Pa Kô sống ở núi cao, quanh năm làm bạn với mây gió và những đồi dốc ngoằn ngoèo trơn trượt. Họ trèo dốc nhanh nhẹn và dẻo dai như loài báo đốm. Và không ai khác, chính đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô qua bao mùa du canh thuở xa xưa đã tạo ra những tấm rẫy trồng lúa cao ngút lưng đồi, cứ ngỡ dẫm lên những tấm rẫy ấy, người ta sẽ đến được trời. Bản tính tộc người đã cho họ nếp cư ngụ hết sức khác biệt so với những cư dân đồng bằng. Quanh năm, người Vân Kiều, Pa Kô làm quen với sương, với mây và sống trong bềnh bồng, thả hồn trôi theo tiếng sáo khui mây khói. Vừa đặt chân đến chòi canh, mây đen cuộn trên đầu, dồn ứ lại thành khối lớn trên đỉnh trời rồi rỉ rả mưa. Ở vùng này vào buổi chiều tối hay đổ những cơn mưa bất chợt, mưa đám mây, mưa nhanh cũng tạnh nhanh, vờ quấy rầy người lên rẫy, lên nương. Mưa sơn cước nhè nhẹ như sương…
Mưa rơi đều trên mái chòi canh rẫy, hòa cùng tiếng suối reo ngoài xa êm đềm như những cung đàn xa vắng một trời sơn cước. Anh Mười lúi húi dọn lại căn chòi cho đêm ngủ rẫy. Căn chòi khoảng chừng vài mét vuông này là nơi các thành viên trong gia đình anh thay phiên nhau ngủ để canh thú rừng phá lúa vào mùa lúa chín. Vừa làm việc, anh vừa giải thích cho tôi hiểu tại sao lại phải ngủ rẫy? Hóa ra, từ thuở lập bản, lập làng, đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô sống giữa núi rừng Trường Sơn đã gắn bó mật thiết với cây lúa rẫy. Nương rẫy trồng lúa, nếp thường nằm ở bìa rừng hoặc bên sườn đồi tiết giáp với rừng già. Đến mùa lúa chín, nhiều loại hoang thú trong rừng tìm về ăn và phá lúa. Phải dựng chòi canh ngay tại nương rẫy mới xua đuổi được đám thú rừng hung dữ.
“Bây giờ, chòi canh lúa chỉ làm giản đơn đủ che mưa, che nắng. Và nói là hoang thú, nhưng cũng chỉ là mấy con lợn rừng, chim chóc… Chứ ngày xưa, chòi canh lúa rẫy của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô thực sự là một “pháo đài” chắc chắn, vững chãi. Trước ngày dựng chòi, bà con phải lên rừng tìm chặt các loại gỗ lim, sến… vận chuyển xuống tập kết ở rẫy và phải mất cả tuần mới dựng xong chòi canh rẫy. Chòi canh rẫy phải đảm bảo độ cao để tránh thú dữ tấn công và quan sát được tất cả nương rẫy của gia đình mình. Trong chòi canh phải trang bị cung, nỏ đủ dùng cho người canh rẫy đối phó với mọi loại thú rừng hung dữ như hổ, báo, gấu… cho đến loại muông thú bình thường như lợn rừng, mang, nai, chim chóc. Sở dĩ bây giờ dựng chòi canh đơn giản là bởi ít có loài thú dữ lang thang về nương rẫy phá lúa. Ở lại chòi canh rẫy cũng chỉ để xua đuổi vài con lợn rừng, chim chóc… mà thôi”, anh Mười nhớ lại.
Bữa tối đạm bạc với nồi canh lá giang nấu với cá cơm, chén muối ớt cùng mấy con cá khô nướng được anh Hồ Văn Mười dọn ra. Trong bữa cơm, anh Hồ Văn Mười tiếp tục câu chuyện đang dang dở. Nương rẫy ngày xưa ngoài trồng lúa còn trồng thêm Đệp A Hăm (nếp huyết), Đệp Cù Cha (nếp than). Đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô hiện nay còn ít gia đình trồng hai loại nếp này vì năng suất thấp. Cứ đầu vụ gieo một a choi thì cuối vụ gặt được khoảng 7 - 8 a choi là xem như vụ đó được mùa. Mà mỗi năm cũng chỉ trồng được một vụ Đệp A Hăm, Đệp Cù Cha. Muốn trồng được Đệp A Hăm, Đệp Cù Cha thì ngay từ đầu năm (từ tháng 1 đến tháng 3 dương lịch) phải lên đồi cao chặt cây, phát sim mua, cỏ tranh để hình thành nên đám rẫy rồi sau đó chờ nắng ráo thì đốt thực bì. Đến tháng 4 bắt đầu mang hạt giống lên rẫy dùng cây chọc lỗ để tra hạt giống xuống. Phải đến tháng 10, tháng 11 thì mới vào vụ gặt Đệp A Hăm, Đệp Cù Cha. Mà cũng lạ, giống Đệp A Hăm, Đệp Cù Cha nếu mang xuống gieo trồng ở chân ruộng trồng lúa nước là không bao giờ nảy mầm, mọc cây. Đệp A Hăm, Đệp Cù Cha phải trồng ở đồi cao, ở lưng chừng núi và dù cho mùa hè nắng như đổ lửa, mùa đông rét buốt, sương giá đến mấy thì giống nếp này vẫn phát triển xanh tốt. Một điều lạ nữa là giống Đệp A Hăm, Đệp Cù Cha nếu bón phân thì đến cuối vụ xem như “gặt lá” chứ chẳng có hạt nào. Có lẽ năng suất thấp cộng với việc khi gieo trồng giống nếp này đòi hỏi điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết khắt khe như đã nêu ở trên nên hiện có ít gia đình đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô trồng. Hầu hết đồng bào Vân Kiều, Pa Kô bây giờ tập trung chọn trồng lúa nước, sắn, ngô…cho năng suất, giá trị kinh tế cao để cải thiện cuộc sống vốn khó nghèo của gia đình họ. Không biết có phải do sinh trưởng, phát triển trong điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết khắc nghiệt đã tạo nên độ dẻo thơm, giàu chất dinh dưỡng của giống Đệp A Hăm, Đệp Cù Cha mà không một giống nếp nào sánh kịp. Giống nếp này còn là phương thuốc của người Vân Kiều, Pa Kô dùng để chữa bệnh đường ruột; dùng cho trẻ nhỏ mới ốm dậy hay phụ nữ sau khi sinh… Ngày xưa, trong bếp ăn của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô luôn hiện diện Đệp A Hăm, Đệp Cù Cha mỗi khi có khách quý đến nhà chơi hay các dịp lễ cúng trọng đại trong gia đình, bản làng.
Một đêm ngủ rẫy trôi qua trong bình yên mà không có bất cứ tiếng động nào của thú rừng mon men về phá lúa. Chỉ có giàn hợp xướng côn trùng cứ hoan ca ru giấc ngủ của tôi. Núi rừng Trường Sơn buổi sáng sau đêm mưa trở nên ảo mờ trong làn sương mây. Trước khi rời khỏi chòi canh rẫy, tôi ngắm lần nữa nương rẫy đang vào mùa lúa chín. Rẫy bám trên sườn đồi; rẫy chạy dọc bờ suối; rẫy ngự trên đỉnh đồi rồi mất hút trong sương mây. Sương mây kéo xuống vấn vít quanh chòi canh. Bầu trời như gần hơn. Ngửa mặt lên thấy mây giăng trên đầu. Mây phủ nương rẫy. Tôi chợt tượng tưởng rằng ẩn hiện trong sương mây kia là thiên đường. Thì trong tầm tay với, tôi sẽ lẩn vào sương mây mà quên hết nỗi muộn phiền nơi nhân thế.
An Phong
Bây giờ, bản làng của đồng bào dân tộc Pa Kô đang chìm trong mùa đông với màn sương trắng đục như sữa thấm vào núi đá, phả hơi lạnh tê cóng ngấm vào da thịt. ...
Từ thuở lập bản, lập làng, giống lúa nếp than (đệp cù cha) đã theo bước chân thiên di bất định của đồng bào Pa Kô lang bạt khắp các cánh rừng Trường Sơn để ươm ...
Từ ngày xa xưa, cuộc sống của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô giữa núi rừng miền Tây Quảng Trị luôn gắn với phương thức sản xuất nương rẫy. Ngày nay, được sự quan tâm ...
Vẫn còn trong ánh hồi quang soi chiếu từ quá khứ chưa xa của nhiều già làng người đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Kô là bao lần băng rừng, lội suối gùi ...
Cách đây mấy chục năm, đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô của nhiều bản làng nằm dọc theo dòng sông Sê Pôn cứ ký thác cuộc sống khó nghèo của mình vào những cánh ...
Hướng Việt là một trong số địa phương có diện tích rừng trẩu nhiều nhất ở huyện Hướng Hóa. Những năm trở lại đây, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, ...
Khi những hạt thóc khô khén được chất đầy một góc nhà sàn, nông cụ được làm sạch cất giữ cẩn thận; những ché rượu cần đã lan tỏa hương nồng; đàn dê, lợn, gà ...
So với miền xuôi, vụ mùa của bà con dân tộc Vân Kiều trên miền biên cương Hướng Phùng, Hướng Hóa có muộn hơn một chút về thời gian nhưng năm nay thời tiết khá ...
VOV.VN - Kết quả bóng đá hôm nay 26/5: Chelsea, Man City giành vé dự Cúp C1 châu Âu sau những chiến thắng ở vòng cuối cùng của Ngoại hạng Anh.
QTO - Từng là vận động viên (VĐV) Đội tuyển Karate quốc gia, Nguyễn Thị Kim Thi (sinh năm 1987) ở Khu phố 7, Phường 3, TP. Đông Hà, đã tham gia thi đấu...
(Bongda 24h) - HLV Park Hang Seo sẽ có dịp đấu "Siêu HLV" Sven Goran Eriksson ở bán kết AFF Cup 2018 và đó là cuộc chiến của 16 năm duyên nợ.
(QT) - Đại hội Thể thao toàn quốc lần thứ VIII-2018 với chủ đề “Hào khí Việt Nam vươn tầm cao mới” diễn ra từ ngày 15/11-10/12/2018 tại TP.Hà Nội, tỉnh Hòa Bình và Khánh Hòa....
(Zing) - Sau 16 năm, hai chiến lược gia này lại cùng xuất hiện ở một giải đấu khi nắm giữ vị trí HLV trưởng của đội tuyển quốc gia Việt Nam và Philippines tại AFF Cup 2018.
(QT) – Hôm nay 25.11.2018, Trung tâm TDTT Huyện Hải Lăng tổ chức khai mạc giải Bóng đá truyền thống các Câu lạc bộ (CLB) huyện Hải Lăng lần thứ I-năm 2018.
(QT) - Trong những năm qua, phong trào thể dục thể thao (TDTT) quần chúng trong toàn tỉnh tiếp tục có nhiều bước phát triển khá toàn diện, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân...
(QT) - Tham gia cuộc thi Micro vàng 2018 do Đài Tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (VOH) tổ chức, bạn Thế Thị Thùy An (thường gọi là Thế An), hiện đang công tác tại Đài...