Cập nhật: Thứ 6, 08/04/2011 | 11:43 GMT+7

Tạo đột phá trong cải cách hành chính

(QT) - Theo báo cáo của Bộ Nội vụ tại hội nghị tổng kết Chương trình cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2001-2010 đã có trên 5.500 thủ tục hành chính (TTHC) được rà soát. Trong đó có 453 TTHC được kiến nghị bãi bỏ, hủy bỏ; 3.749 TTHC được kiến nghị sửa đổi, bổ sung theo hướng thuận lợi hơn cho người dân và doanh nghiệp; 288 TTHC được thay thế. Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đến nay đã có 96,7% cấp xã, 98,5% cấp huyện và 88,3% các sở, ban, ngành cấp tỉnh triển khai. Kết quả CCHC nhà nước trên tất cả các nội dung cải cách thể chế; cải cách tổ chức bộ máy; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính...đã góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội đất nước.

Có thể khẳng định rằng, việc đẩy mạnh CCHC là yêu cầu cấp thiết trong thời kỳ hội nhập, là đòi hỏi bức bách của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Việc tạo dựng được niềm tin, sự đồng thuận, hiểu biết và hợp tác giữa cơ quan công quyền với người dân, doanh nghiệp là yếu tố quan trọng để tiến tới xây dựng một nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp và minh bạch, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng các dịch vụ hành chính chất lượng cao, đồng thời đảm bảo cho bộ máy công quyền vận hành thông suốt và có hiệu quả.

Tuy nhiên, công tác CCHC 10 năm qua cũng tồn tại một số hạn chế như tốc độ CCHC còn chậm, kết quả chưa đạt được so với mục tiêu chung đặt ra là đến năm 2010 xây dựng được một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại; hệ thống thể chế còn thiếu đồng bộ, thống nhất, vẫn còn chồng chéo, nhiều về số lượng nhưng hạn chế về chất lượng; CCHC công thực hiện mới chỉ là bước đầu... Do vậy, trọng tâm của chương trình CCHC trong giai đoạn 10 năm tới (2011-2020) là: Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, trong đó có yếu tố hết sức quan trọng là cải cách chế độ, chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức làm việc; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ sự nghiệp công. Để thực hiện có hiệu quả chương trình CCHC trong giai đoạn tới trước hết cần chọn lựa ra những vấn đề trọng tâm để tiến hành cải cách, tạo đột phá vào một số lĩnh vực hành chính quan trọng. Từ thực tế triển khai CCHC, nhiều địa phương trên cả nước đề xuất nhà nước tiếp tục chỉ đạo triển khai hiệu quả mô hình một cửa, một cửa liên thông hiện đại ở tất cả các cấp; xây dựng chế tài xử lý nghiêm khắc tệ cửa quyền, quan liêu, tham nhũng…Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt chính sách cải cách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự cho cán bộ, công chức làm việc, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong CCHC. Trước mắt, việc thực hiện CCHC nhằm vào mục đích làm cho thể chế kinh tế thị trường được hoàn thiện hơn, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. CCHC để phát huy dân chủ, ngày càng đảm bảo tốt hơn quyền làm chủ của người dân. Để hoàn thiện thể chế hành chính, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo cần phải loại bỏ, sửa đổi những thủ tục bất hợp lý, bất hợp pháp, không cần thiết, không phù hợp… Các Bộ, ngành, địa phương cần chủ động, tích cực vào cuộc trong cải cách về thủ tục hành chính, nhất là những lĩnh vực mà người dân đang phàn nàn, kêu ca nhiều, đó là thủ tục trong lĩnh vực đầu tư XDCB, trong đó có đấu thầu, chỉ định thầu; thủ tục về quản lý, sử dụng đất đai, quyền sở hữu nhà; thuế, hải quan…Từng bước tạo dựng môi trường hành chính, môi trường đầu tư thông thoáng, ít tốn kém giấy mực, thời gian, vận hành theo nền kinh tế thị trường một cách minh bạch, chuyên nghiệp. Muốn xây dựng một nền hành chính trong sạch, minh bạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại không cách nào khác hơn là phải tạo sự đột phá trong việc xây dựng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước, coi đây là yếu tố có ý nghĩa quyết định. Trên thực tế, lao động ở nước ta chỉ có trên 60% được qua đào tạo một cách bài bản, số còn lại chưa qua đào tạo hoặc được đào tạo một cách chắp vá nên việc đáp ứng theo yêu cầu công việc, đặc thù công việc luôn gặp khó khăn. Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ cán bộ làm việc trong bộ máy hành chính là phải được đào tạo, giáo dục, phải là những người vừa có tâm, có tài, vừa có khát vọng phục vụ đất nước. Một khi đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ “vừa hồng, vừa chuyên” như cách nói của Bác Hồ thì sẽ góp phần ngăn chặn được tệ nạn quan liêu, nhũng nhiễu và tiêu cực trong quá trình thực thi công việc của cán bộ, công chức. Đó là tránh tình trạng “bôi trơn” như hiện nay mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo cần phải sớm chấm dứt. Từng bước loại bỏ được tệ nạn trên tức là xây dựng được một nền hành chính minh bạch, chuyên nghiệp, tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân, phụng sự nhà nước pháp quyền XHCN. Khi đã xây dựng được một thể chế hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, vững mạnh với đội ngũ cán bộ trong sạch, minh bạch thì vấn đề cải cách tài chính, cải cách tiền lương phải tạo được sự đột phá. Có nói gì đi nữa thì vấn đề tiền lương, thu nhập để đảm bảo ổn định đời sống cho cán bộ là yếu tố quan trọng nhất. Một khi cán bộ có thu nhập ổn định, đời sống gia đình được đảm bảo thì họ mới tận tâm, tận lực với công việc. Đó là chưa xét đến khía cạnh tham nhũng, xà xẻo tài chính công bởi nguyên nhân thiếu thốn về kinh tế. Thực tế hiện nay ở một số địa phương trên cả nước đang xảy ra tình trạng có không ít cán bộ, công chức tự rời bỏ cơ quan nhà nước ra làm việc tại các cơ quan tư nhân bởi lý do môi trường công việc nhà nước tù túng, hạn chế khả năng phát huy sáng tạo, khai thác chất xám và cả nguyên nhân vì đồng lương công chức quá khiêm tốn. Vì vậy, muốn CCHC thành công cần chú trọng đến việc cải cách tiền lương để “giữ chân” cán bộ. Vấn đề này đã được đại diện các địa phương tham gia thảo luận, góp ý sôi nổi tại hội nghị tổng kết chương trình CCHC vừa qua. Có thể khẳng định rằng, việc đẩy mạnh CCHC là yêu cầu cấp thiết trong thời kỳ hội nhập, là đòi hỏi bức bách của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Việc tạo dựng được niềm tin, sự đồng thuận, hiểu biết và hợp tác giữa cơ quan công quyền với người dân, doanh nghiệp là yếu tố quan trọng để tiến tới xây dựng một nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp và minh bạch, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng các dịch vụ hành chính chất lượng cao, đồng thời đảm bảo cho bộ máy công quyền vận hành thông suốt và có hiệu quả. Nhưng cũng phải nhận thức rằng CCHC là một quá trình khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ, liên tục và cả hệ thống chính trị quyết tâm thực hiện mới mang lại hiệu quả cao, hướng đến xây dựng một nhà nước pháp quyền XHCN do dân và vì dân. TÂN NGUYÊN



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Cam Lộ đột phá trong cải cách hành chính
22:55 18/03/2025

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công việc, tạo bước đột phá trong chương trình hành động thực ...

Gio Linh đẩy mạnh cải cách hành chính
21:43 15/11/2022

Công tác cải cách hành chính (CCHC) luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt được lãnh đạo UBND huyện Gio Linh quan tâm lãnh đạo, ...

Nhiều sáng kiến trong cải cách hành chính
22:45 13/11/2024

Phường 2, thị xã Quảng Trị nhiều năm liền có chỉ số cải cách hành chính (CCHC) đạt loại tốt. Đơn vị luôn ứng dụng nhiều sáng kiến để hiện đại hóa công tác này, ...

Chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm

Chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm
04:42 01/04/2011

(QT) - Do thời tiết những tháng đầu năm 2011 diễn biến hết sức phức tạp, mưa nhiều và rét đậm kéo dài đã tạo điều kiện cho các loại dịch bệnh phát sinh ảnh hưởng đến sức khoẻ...

Thời tiết

25°C - 35°C
Có mây, không mưa
  • 29°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 34°C
    Có mây, có mưa rào và dông
POWERED BY
Việt Long