
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Trong suốt thời gian khá dài, hệ thống các văn bản pháp quy điều chỉnh các quan hệ xã hội, quan hệ chức vụ của cán bộ, công chức chủ yếu theo ngành Luật Lao động của hệ thống XHCN. Do đó, những người được tuyển dụng biên chế làm việc trong các cơ quan, nhà máy, công trường, xí nghiệp…được gọi chung là cán bộ, công nhân viên chức nhà nước. Việc tuyển dụng, biên chế, điều động, đề bạt, bố trí cán bộ nhiều khi không chú trọng tới tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, yêu cầu công việc và không qua thi tuyển mà chủ yếu lấy lý lịch, quá trình công tác làm căn cứ. Điều đó đã cản trở việc hình thành đội ngũ công chức chuyên môn của bộ máy nhà nước, gây khó khăn nhiều mặt và sự trì trệ kéo dài, quản lý yếu kém của Nhà nước trong các hoạt động kinh tế - xã hội. Ngày 26/2/1998, Pháp lệnh Cán bộ, công chức được UBTV Quốc hội thông qua tạo cơ sở pháp lý quan trọng để xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý đội ngũ cán bộ, công chức: tuyển dụng, nâng ngạch, bổ nhiệm, phân cấp quản lý và chính sách đối với cán bộ, công chức như khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, điều động luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng… Trong quá trình thực hiện, Pháp lệnh Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2000 và 2003. Tuy nhiên, trong điều kiện đẩy mạnh cải cách nền hành chính nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định huớng XHCN và hội nhập quốc tế, hệ thống thể chế quản lý cán bộ, công chức đã bộc lộ một số hạn chế đòi hỏi phải tiếp tục đổi mới. Các quy định của Pháp lệnh này chưa bao quát đầy đủ, toàn diện hoạt động công vụ cũng như việc quản lý cán bộ, công chức; chưa phân định rõ ai là cán bộ, ai là công chức; nghĩa vụ, trách nhiệm và những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm đều được quy định chung, chưa phù hợp với đặc điểm, tính chất công việc của từng loại đối tượng. Các hạn chế của Pháp lệnh đã làm cho hoạt động công vụ chưa được quản lý và kiểm soát chặt chẽ, phát sinh các hiện tượng tiêu cực ảnh hưởng đến đạo dức, tác phong, lối làm việc của cán bộ, công chức, viên chức; giảm năng lực sáng tạo trong hoạt động công vụ, giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức Nhà nước trong quá trình phục vụ nhân dân. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn và tiếp cận thành tựu của các nền công vụ trên thế giới, ngày 13/11/2008, tại kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật Cán bộ, công chức thay thế cho Pháp lệnh Cán bộ, công chức. Luật Cán bộ, công chức gồm 10 chương, 87 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, công vụ trong giai đoạn mới. So với Pháp lệnh Cán bộ, công chức thì Luật Cán bộ, công chức có những điểm mới cơ bản sau: Luật này đã phân định rõ về cán bộ, công chức; bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức; nghĩa vụ, quyền của cán bộ, công chức và điều kiện bảo đảm thi hành công vụ. Quy định mới này là một bước tiến quan trọng phù hợp với thực tiễn hiện nay và xu hướng phát triển. Cụ thể, nhằm tách bạch rõ giữa khối hành chính và khối sự nghiệp. Từ đó, công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, trả lương, khen thưởng và kỷ luật giữa các đối tượng cán bộ, công chức và viên chức sẽ được rõ ràng, minh bạch và chính xác hơn. Tạo điều kiện để tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý- tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, tự hạch toán thu chi cho các đơn vị sự nghiệp công và các đơn vị sự nghiệp công sẽ chủ động hơn trong việc tuyển dụng và trả lương. Luật đã làm rõ được các tiêu chí để phân biệt một cách tương đối giữa cán bộ và công chức. Việc phân định rõ giữa cán bộ và công chức có ý nghĩa hết sức quan trọng để từ đó quy định cơ chế quản lý, nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn phù hợp với đặc điểm của mỗi nhóm. Luật Cán bộ, công chức đã dành hẳn một chương (chương V) để quy định cụ thể và rõ ràng hơn về cán bộ, công chức cấp xã. Theo đó, cán bộ, công chức cấp xã được quy định cụ thể theo chức vụ bầu cử và chức danh chuyên môn để khắc phục xu hướng “hành chính hoá” và “phình” biên chế ở cơ sở. Đồng thời, hoạt động công vụ, các nguyên tắc trong thi hành công vụ, các nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức và chính sách đối với người có tài năng cũng được quy định nhằm bảo đảm mọi hoạt động công vụ do cán bộ, công chức thực hiện đều hướng tới bảo vệ lợi ích của Nhà nước và phục vụ nhân dân, đồng thời chịu sự kiểm soát của nhân dân, bảo đảm hiệu quả và tuân thủ pháp luật. Luật đã hoàn thiện hệ thống các quy định về trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ, công chức. Nghĩa vụ cán bộ, công chức được quy định thành 2 nhóm: nhóm nghĩa vụ liện quan đến thể chế chính trị, phục vụ nhân dân và quan hệ với nhân dân và nhóm nghĩa vụ trong thi hành công vụ. Đồng thời, quy định rõ nghĩa vụ của cán bộ, công chức đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong thực thi công vụ. Về quyền lợi của cán bộ, công chức: trên cơ sở kế thừa các quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức, Luật Cán bộ, công chức đã hệ thống hóa và bổ sung các quy định về quyền của cán bộ, công chức như quyền bảo đảm điều kiện thực thi công vụ; quyền hưởng chế độ đãi ngộ và khen thưởng… Vấn đề quản lý cán bộ, công chức, Luật đã quy định cụ thể các vấn đề liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm đồng thời xác định rõ chế độ phân loại đánh giá và xử lý các trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ ở các mức độ khác nhau. Qua đó, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ này. Về chế độ đánh giá đối với cán bộ, công chức được đổi mới theo hướng gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ. Và lần đầu tiên, Luật đề cập đến việc thành lập hệ thống Thanh tra công vụ, nhằm nâng cao trật tự, kỷ cương trong thực thi công vụ của cán bộ, công chức, góp phần thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính hiện nay. Qua nghiên cứu Luật Cán bộ, công chức có nhiều vấn đề cần được Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền có văn bản cụ thể hoá, hướng dẫn thực hiện. Trong đó có những vấn đề mới, rất phức tạp, cũng có nhiều cách hiểu và ý kiến khác nhau. Ví dụ, nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức “kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế” (khoản 2 Điều 5)được hiểu đúng và thống nhất là kết hợp như thế nào? Yếu tố nào là căn cứ chủ yếu để tuyển dụng và bố trí cán bộ, công chức? Hoặc “Nhà nước có chính sách để phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng” (Điều 6), Chính phủ quy định cụ thể chính sách đối với người có tài năng như thế nào? Trình độ đào tạo theo bằng cấp hay khả năng đảm nhiệm công việc trong thực tế hoặc kết quả, hiệu quả đóng góp cụ thể cho cơ quan, đơn vị? Hay việc thực hiện “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công chức” (khoản 2 Điều 67) trong các cơ quan đảng, tổ chức chính trị - xã hội như thế nào? Phân công thực hiện như thế nào để đảm bảo nguyên tắc “ Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ (cả công chức)”… Rõ ràng để hiểu đúng những quy định có tính chất nguyên tắc chung trong Luật là hoàn toàn không đơn giản, đòi hỏi các tổ chức, cá nhân liên quan phải quán triệt tinh thần đổi mới mạnh mẽ thể chế quản lý cán bộ, công chức và có thái độ khách quan, vô tư trong việc xây dựng và thực hiện các văn bản hướng dẫn. Như vậy, cùng với các văn bản quy phạm pháp luật khác, những quy định mới của Luật Cán bộ, công chức là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm xây dựng và quản lý đội ngũ công chức có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đổi mới đồng thời thể hiện được chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn mới. Việc ban hành Luật Cán bộ, công chức một lần nữa khẳng định: Hoạt động công vụ và đội ngũ cán bộ, công chức là một nội dung quan trọng của nền hành chính, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Qua đó, từng bước hoàn thiện thể chế quản lý cán bộ, công chức, đồng thời giúp cho mỗi cán bộ, công chức đều phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật của Nhà nước, góp phần vào việc xây dựng một nền công vụ phục vụ nhân dân, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức “cần, kiệm, liêm, chính” như Bác Hồ đã dạy. Nguyễn Quốc Thanh
Ngày 31/12/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 178/2024/NĐ-CP về Chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang ...
Trong công tác cán bộ, khâu đánh giá cán bộ có vai trò quan trọng, được xem là khâu mở đầu mang tính quyết định. Đánh giá đúng cán bộ sẽ là cơ sở cho việc quy ...
Chiều nay 24/11, Ban Pháp chế HĐND tỉnh làm việc với Sở Nội vụ để giám sát tình hình thực hiện biên chế công chức, số người làm việc, hợp đồng lao động và biên ...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 62/CĐ-TTg ngày 12/5/2025 về việc triển khai thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, ...
Thủ tướng yêu cầu các bộ quản lý ngành, lĩnh vực tập trung ban hành tiêu chí cụ thể phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự ...
Nhằm khuyến khích, động viên cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) được hưởng chế độ, chính sách theo quy định tại Nghị định số 177/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 ...
Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh được đầu tư và đưa vào sử dụng đạt được những kết quả nhất định, góp phần quan trọng vào phát triển ...
Thực hiện Thông báo số 97 ngày 16/5/2007 của Ban Tổ chức Trung ương về việc giao các tỉnh giáp biên giới của Việt Nam hợp tác với các tỉnh giáp biên của nước ...
QTO - Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt của Chính phủ và ở các địa phương; mở đợt cao điểm tấn công đấu tranh ngăn chặn, đẩy...
QTO - Chiến dịch đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được phát động đồng loạt...
(QT) - Mới đây, lễ ký kết hợp tác giúp đỡ giữa Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) với huyện Đakrông (Quảng Trị) được tiến hành trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ theo Nghị...
(QT) - Trải qua hơn 80 năm kể từ khi ra đời và giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn quan tâm chăm lo công tác thanh niên, đặc biệt là giáo dục về lý tưởng cách...
(QT) - Thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc, là rường cột của nước nhà, là lực lượng đi đầu, đóng vai trò xung kích và là động lực chủ yếu của cách mạng. Đại bộ...
(QT) - Đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) có diện tích chưa đầy 3 km2, nằm cách đất liền gần 30 hải lý với hệ thống động thực vật phong phú và đa dạng. Là đảo được kiến tạo bởi núi lửa...
(QT) - Tháng Thanh niên năm 2010 được Trung ương Đoàn TNCSHCM phát động trên cả nước với chủ đề “Tuổi trẻ hành động vì môi trường”. Bên cạnh các hoạt động như giới thiệu việc...
(QT) - Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1981 tại Mỹ, Hội chứng Suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (AIDS) hiện đang tiếp tục lây lan trên thế giới với khoảng 40 triệu người...