Cập nhật: Thứ 3, 11/07/2017 | 19:40 GMT+7

Bạo lực học đường đến từ đâu?

(QT) - Trung tuần tháng 6/2017, chuyện một nữ sinh học lớp 9 Trường THCS Phan Đình Phùng (thành phố Đông Hà) bị một nhóm bạn hành hung, đánh đập chấn thương nặng, phải nhập viện điều trị khiến dư luận quan tâm và không khỏi xót xa, ái ngại.

Vụ việc sau đó được quay clip và đưa lên mạng xã hội. Trong clip đầy bạo lực này, những người không tham gia đánh Q. cười đùa rất thản nhiên, thậm chí cổ vũ việc đánh bạn rất nhiệt tình.

Tình trạng “đánh hội đồng” rồi quay clip với sự hả hê của người chứng kiến xảy ra không chỉ riêng ở Quảng Trị mà có ở rất nhiều tỉnh, thành khác, diễn ra trong nhiều năm.

Ngày 10/12/2016, trên trang cộng đồng mạng Nghệ An xuất hiện 1 clip quay lại cảnh đánh hội đồng của một nhóm nữ sinh tại huyện Đô Lương, Nghệ An khiến nhiều người phẫn nộ.

Cuối tháng 3/2017 trên trang Facebook “Diễn đàn Tây Nguyên” xuất hiện đoạn clip dài khoảng 40 giây quay lại cảnh đánh nhau giữa 2 nữ sinh cùng học lớp 9, Trường THCS Nguyễn Viết Xuân (huyện Krông Pắc, tỉnh Đăklăk).

Trước đó, tháng 10/2016, trên mạng internet cũng phát tán video dài gần 2 phút ghi lại cảnh 3 nữ sinh lớp 9, Trường THCS Lê Lợi (huyện Ea H’leo, tỉnh Đăklăk) đánh nhau vì lý do một nữ sinh có cái nhìn “vênh váo” nên hai nữ sinh xông vào đánh để “dạy” cho bạn một bài học.

Theo điều tra của chuyên gia xã hội học, 80% số vụ xô xát giữa các em học sinh bắt nguồn từ xích mích cá nhân nhưng thay vì tìm cách giảng hòa, các em đã chọn “nắm đấm” và nguy hiểm hơn là dùng hung khí.

Đáng nói bạo lực học đường không chỉ dừng lại ở những vụ xích mích, bắt nạt đơn thuần giữa học trò với nhau mà đang biến tướng với muôn hình vạn trạng với cách hành xử nhuốm màu bạo lực, “đậm chất giang hồ” như học sinh kết bè, kéo cánh thành băng nhóm, sẵn sàng đánh nhau, gây trọng thương, thậm chí sát thương nhau chỉ vì những lý do không đâu, chỉ nhằm mục đích ra oai, “dằn mặt”.

Học trò vô lễ, dám tấn công cả thầy, cô giáo khi bị kỷ luật, nhắc nhở như vụ nam sinh đấm thầy giáo chảy máu đầu tại Trường THPT Nguyễn Tất Thành (quận 6, thành phố Hồ Chí Minh) hay học trò của trường THPT Tôn Đức Thắng (tỉnh Ninh Thuận) hành hung giáo viên đến mức phải đi cấp cứu...

Theo một kết quả nghiên cứu trên 9.000 học sinh của 5 nước châu Á, trong đó có Việt Nam của một tổ chức phi chính phủ cho thấy trung bình cứ 10 học sinh thì có 7 em trải nghiệm bạo lực ở trường.

Tác hại của bạo lực học đường là rất lớn. Nó không chỉ tác động lên những em bị đánh và còn gây hậu quả với những học sinh gây ra bạo lực. Đối với những em bị bạo lực, ngoài tổn thương về thể chất, sau hệ lụy bắt nạt thường có 3 trạng thái tinh thần: bình thường là tâm lý luôn sợ sệt, thiếu tự tin, nặng hơn thì bị trầm cảm, những em nào cá tính mạnh tính tình sẽ trở nên hung dữ hơn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến nạn bạo lực học đường gia tăng, trong đó mạng xã hội cũng là một trong những nguyên nhân. Nhiều học sinh kể rằng, từ những tin đồn, cãi vã, đăng ảnh bôi nhọ và bình phẩm ác ý trên Facebook đã khiến các em đánh nhau ở trường.

Trong độ tuổi học sinh, các em có nhu cầu giải phóng năng lượng nhiều hoặc những stress trong cuộc sống, trong học tập, các em cần có chỗ để giải tỏa những bức xúc đó thông qua những trò chơi vận động, những hoạt động giải trí lành mạnh.

Tuy nhiên, hiện nay tại các thành phố lớn, sân chơi cho các em đang ngày càng thiếu trong khi điện thoại thông minh, mạng internet rất sẵn nên các em online thường xuyên là điều dễ hiểu.

Nhiều em nghiện mạng xã hội, thiếu kỹ năng sống, thấy bạn bị đánh thay vì can ngăn lại đứng nhìn, dùng điện thoại quay clip đẩy lên mạng xã hội để “câu” like, “câu” bình luận. Đây là thực trạng đáng báo động.

Bên cạnh đó, những học sinh đã tận mắt thấy bạo lực của cha mẹ ở nhà và có quan điểm về giới thấp, thường có nhiều khả năng gây ra bạo lực ở trường hơn. Để đẩy lùi nạn bạo lực học đường phải giải quyết vấn đề từ những nguyên nhân gây ra nó.

Đối với nhà trường, ngoài dạy văn hóa, kỹ năng sống, cần dạy về giá trị sống, giá trị yêu thương và lòng khoan dung…Bên cạnh giáo dục của nhà trường, việc giáo dục gia đình phải được đẩy mạnh.

Các bậc phụ huynh còn nặng về chú trọng kinh tế, lo giảm nghèo mà thiếu biện pháp giáo dục con em mình. Nếu các em lớn lên trong một gia đình có hạnh phúc, cha mẹ con cái quan tâm lẫn nhau thì chắc chắn các em sẽ ít va chạm hơn với bạo lực nói chung và bạo lực học đường nói riêng.

Song song đó, cần nâng cao nhận thức về kỷ luật tích cực và các phương pháp nuôi dạy trẻ không dùng bạo lực cho cả giáo viên và phụ huynh học sinh; tăng cường trao đổi giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và cộng đồng; xây dựng các chương trình giúp mỗi cá nhân có thể nhận biết được “các hành vi hàng ngày” là các hành vi bạo lực và đối mặt với chúng...

Minh Trí



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Cần chặn đứng thói hung hăng trên đường
22:05 27/12/2024

Chỉ trong hơn một tuần của tháng cuối năm, hàng loạt vụ hành hung người khác chỉ vì những va chạm, mâu thuẫn nhỏ trên đường xảy ra khiến dư luận vô cùng bức ...

Khi người đứng đầu tiếp tay cho sai phạm

Khi người đứng đầu tiếp tay cho sai phạm
10:05 tối qua

QTO - Chiến dịch đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được phát động đồng loạt...

Nâng cao trách nhiệm quản lý tài nguyên

Nâng cao trách nhiệm quản lý tài nguyên
04:02 03/07/2017

(QT) - Thời gian qua trên địa bàn Quảng Trị xảy ra các vụ khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản trái phép. Điểm chung của một số vụ là do nhân dân bức xúc trước việc làm sai...

Tái cơ cấu nông nghiệp cần có quyết tâm cao

Tái cơ cấu nông nghiệp cần có quyết tâm cao
23:48 29/06/2017

(QT) - Tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ 9 (khóa XVI) diễn ra vào ngày 19/4/2017, một trong những nội dung quan trọng được các đại biểu tập trung bàn...

Thời tiết

26°C - 36°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 25°C - 33°C
    Có mây, không mưa
  • 26°C - 34°C
    Có mây, có mưa rào và dông
POWERED BY
Việt Long