Cập nhật: Thứ 6, 26/06/2015 | 08:22 GMT+7

Vai trò của gia đình trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ em hiện nay

(QT) - Gia đình không chỉ có vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển của xã hội, góp phần làm rạng rỡ thêm bản sắc văn hóa dân tộc, là nơi giữ gìn, vun đắp, phát huy những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, mà còn có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức, phẩm chất của con người. Vì vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng ta đã nêu ra phương hướng: “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”. Để thực hiện phương hướng đã đề ra, cần nhận thức rõ vai trò của gia đình trong việc giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ em ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề ra những biện pháp để xây dựng gia đình Việt Nam thực sự no ấm, tiến bộ ,hạnh phúc.

Trong thời gian tới, để xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, trước hết cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò của gia đình trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ em hiện nay. Bởi vì, tuyên truyền, giáo dục về vai trò của gia đình không chỉ thể hiện trong việc truyền dạy của ông bà, cha mẹ và các thành viên khác của gia đình mà còn thể hiện trong việc làm gương của cha mẹ, ông bà và các thành viên khác trong gia đình. Cách đối xử của cha mẹ, ông bà với nhau sẽ là nguyên mẫu cho con cháu sau này. Khi trong gia đình cha mẹ, ông bà tôn trọng nhau, chia sẻ công việc gia đình, cùng nhau bàn bạc và giải quyết các vấn đề… sẽ là tấm gương sáng cho con cháu học tập. Ngược lại, các hành vi thể hiện sự phân biệt đối xử hoặc bạo lực gia đình sẽ tác động tiêu cực đến việc hoàn thiện nhân cách của con trẻ.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề gia đình. Người khẳng định: “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Trong bối cảnh đất nước và quốc tế đang có những thay đổi về mọi mặt, đặc biệt từ khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng thì vai trò của gia đình ngày càng có vai trò quan trọng, trong đó đề cao và nhấn mạnh vai trò giáo dục và hình thành nhân cách con người. Bởi vì, gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhân cách con người bắt đầu hình thành từ lúc còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành vẫn chưa dừng lại. Lứa tuổi ấu thơ là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Nhân cách mặc dù chưa được thể hiện rõ ràng nhưng thông qua hành vi bắt chước hành động của người lớn, trẻ em bắt đầu thu nhận tất cả các tương tác nhân – sinh – quan để hình thành nhân cách. Vì thế, trong mỗi gia đình vai trò của bố mẹ là hết sức quan trọng. Người cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp nhất để con cái học tập và noi theo. Còn người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con. Cho nên gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ em. Để trẻ trở thành một người có nhân cách tốt thì việc giáo dục không chỉ thể hiện bằng lời nói mà phải bằng những công việc cụ thể, mọi hành vi, thái độ, lối sống của người lớn, nhất là thông qua cách “đối nhân xử thế” của các thành viên trong gia đình có tác động trực tiếp tới việc hình thành, phát triển nhân cách của trẻ. Qua những việc làm cụ thể đó của người lớn từng bước uốn nắn những lệch lạc hành vi, ngăn chặn những hành vi trái với chuẩn mực xã hội ở con trẻ. Việc giáo dục và hình thành nhân cách con người trong gia đình có tính chất đặt nền móng, mang tính truyền thống, thực hiện bước đi đầu tiên. Là trung tâm xuất phát điểm của giáo dục con người, là cơ sở của những nền tảng giáo dục con người, là trường học đầu tiên của con người, gia đình có vai trò đặc biệt trong việc xã hội hóa giáo dục con người. Như vậy gia đình là môi trường văn hóa đầu tiên, nơi mà mỗi cá nhân khi chào đời và quá trình phát triển, liên tục được tiếp nhận những tình cảm tốt đẹp từ các thành viên trong gia đình. Gia đình truyền thụ cho các cá nhân những giá trị văn hóa truyền thống, cũng như những giá trị văn hóa hiện đại, tạo nên giá trị xã hội và nhân cách văn hóa của mỗi con người. Ngày nay, với những biến đổi của nền kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường, văn hóa gia đình đang có biểu hiện xuống cấp vì những tác động xấu của đời sống xã hội. Với ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã kích thích nhu cầu ham muốn vật chất, ít chú trọng đời sống tình cảm tinh thần, tình trạng xung đột gia đình dẫn đến đổ vỡ và ly hôn ngày càng gia tăng, làm cho gia đình không được bền vững. Đặc biệt, sự du nhập của các yếu tố văn hóa ngoại lai, cùng các tệ nạn xã hội đang tác động hết sức mạnh mẽ đến đời sống của các gia đình như tệ nạn cờ bạc, trộm cắp, cướp giật, nhiều trẻ em phải đi xin ăn... Hiện tượng đáng báo động hiện nay là tình trạng trẻ em nghiện game online đang đặt ra những thách thức mới đòi hỏi sự quan tâm, giáo dục của gia đình. Đáng báo động hơn cả là tình trạng nhiều trẻ em bị ảnh hưởng từ những trò chơi game bạo lực làm gia tăng các tệ nạn xã hội. Nhiều trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em nghiện ma túy, trẻ em bị lạm dụng tình dục... Do đó chúng ta cần đặc biệt chú trọng giải quyết vấn đề gốc rễ là giáo dục để hoàn thiện nhân cách con trẻ ngay từ trong gia đình. Trong thời gian tới, để xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, trước hết cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về vai trò của gia đình trong việc giáo dục nhân cách cho trẻ em hiện nay. Bởi vì, tuyên truyền, giáo dục về vai trò của gia đình không chỉ thể hiện trong việc truyền dạy của ông bà, cha mẹ và các thành viên khác của gia đình mà còn thể hiện trong việc làm gương của cha mẹ, ông bà và các thành viên khác trong gia đình. Cách đối xử của cha mẹ, ông bà với nhau sẽ là nguyên mẫu cho con cháu sau này. Khi trong gia đình cha mẹ, ông bà tôn trọng nhau, chia sẻ công việc gia đình, cùng nhau bàn bạc và giải quyết các vấn đề… sẽ là tấm gương sáng cho con cháu học tập. Ngược lại, các hành vi thể hiện sự phân biệt đối xử hoặc bạo lực gia đình sẽ tác động tiêu cực đến việc hoàn thiện nhân cách của con trẻ. Mặt khác, phải xây dựng gia đình trên cơ sở bình đẳng, tiến bộ, cha mẹ phải tôn trọng lẫn nhau. Mọi tâm tư, nguyện vọng của các cá nhân trong gia đình đều được lắng nghe, chia sẻ, những tâm tư nguyện vọng nào chính đáng phải được đáp ứng cho phù hợp. Muốn có được điều này thì các thành viên trong gia đình phải thật sự tôn trọng nhau, đặc biệt không có sự bất bình đẳng giới. Trẻ em trai và trẻ em gái phải có quyền và nghĩa vụ như nhau, được thụ hưởng mọi giá trị như nhau, cùng nhau được học hành. Những người cha, người mẹ trong gia đình cũng phải được tôn trọng như nhau, lắng nghe và chia sẻ với nhau mọi việc trong cuộc sống. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần uốn nắn, phê phán, ngăn chặn thái độ, cử chỉ bất nhã, bất hiếu của con cái. Đặc biệt, từng bước xây dựng nếp sống khoa học trong gia đình: rèn cho con nền nếp học tập và đức tính tốt như tự suy nghĩ, tìm tòi, sinh hoạt đúng giờ, gọn gàng ngăn nắp. Cha mẹ cũng cần giáo dục các nội dung văn hóa khác cho trẻ, như văn hóa lao động, văn hóa sinh hoạt, văn hóa tiêu dùng, văn hóa giao tiếp…Tập luyện cho con ý thức, thói quen lao động chân tay hàng ngày để nâng cao sức khỏe, loại trừ thói xấu lười nhác, ỷ lại, dựa dẫm, cẩu thả…qua đó giúp con hình thành nhân cách, sớm ý thức được mình vì mọi người và mọi người vì mình trong gia đình. Cần có kế hoạch, thời gian dành cho vui chơi, học tập của con phù hợp với sinh hoạt của gia đình. HẢI ĐĂNG



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Để gia đình thực sự là tổ ấm
22:34 27/06/2023

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vai trò của gia đình. Bác khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã ...

Tăng mức phạt, tăng ý thức chấp hành luật

Tăng mức phạt, tăng ý thức chấp hành luật
10:05 tối Thứ 6

QTO - Một trong những nội dung được dư luận quan tâm nhất trong thời gian gần đây là việc tăng mức phạt vi phạm giao thông được quy định tại Nghị định...

Nghề báo và sự dấn thân

Nghề báo và sự dấn thân
06:46 20/06/2015

(QT) - Nhiệm vụ quan trọng nhất của người làm báo là mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác, trung thực, khách quan và nóng hổi về các sự kiện đang diễn ra. Nhân kỷ...

Thời tiết

18°C - 23°C
Có mây, có mưa rào
  • 20°C - 25°C
    Có mây, không mưa
  • 18°C - 25°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long