Cập nhật:  GMT+7

Vai trò của doanh nghiệp trong xây dựng nông thôn mới

(QT) - Thực tế qua gần hai năm triển khai xây dựng Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị đang đặt ra những thách thức không nhỏ. Qua điều tra cho thấy các tiêu chí đạt được chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như ổn định an ninh trật tự, chuẩn hóa trường học, y tế… Các tiêu chí đạt được hầu hết là kế thừa hiệu quả của các chương trình, dự án trước, còn những tiêu chí như quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, TTCN; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội, môi trường...vẫn chưa đạt theo yêu cầu.

Thực tế trong cơ cấu nguồn vốn để xây dựng nông thôn mới thìviệc huy động vốn khó khăn nhất là từ doanh nghiệp, hợp tác xã, các loại hình kinh tế khác (20%) và vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư (10%). Để huy động được nguồn vốn từ doanh nghiệp cần phải xác định rõ các phương thức huy động, mô hình liên kết và hiệu quả mang lại cho 2 phía.

Đây là một thực trạng không riêng gì Quảng Trị mà tồn tại trên phạm vi cả nước. Tại diễn đàn đối thoại chính sách và pháp luật, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Hồ Xuân Hùng đúc kết lại trong 19 tiêu chí phải triển khai thì khó khăn nhất vẫn là tiêu chí xây dựng kết cấu hạ tầng. Do vậy, muốn hoàn thiện tiêu chí này để thúc đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới thì cách tháo gỡ chính là vận động, khuyến khích các doanh nghiệp về nông thôn, liên kết hợp tác với các địa phương để xây dựng kết cấu hạ tầng. Thực tế trong cơ cấu nguồn vốn để xây dựng nông thôn mới thìviệc huy động vốn khó khăn nhất là từ doanh nghiệp, hợp tác xã, các loại hình kinh tế khác (20%) và vốn huy động đóng góp của cộng đồng dân cư (10%). Để huy động được nguồn vốn từ doanh nghiệp cần phải xác định rõ các phương thức huy động, mô hình liên kết và hiệu quả mang lại cho 2 phía. Đối với doanh nghiệp mục tiêu của liên kết trước hết là tính đến hiệu quảsản xuất- kinh doanh, dịch vụtừ cộng đồng dân cư nông thôn mang lại. Việc đầu tư kết cấu hạ tầng là nhằm mục đích để mở rộng đầu tư kinh doanh, mở mang các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, thực phẩm, cung cấp dịch vụ; đầu tư hệ thống thu mua nông sản cho nông dân…qua đó giải quyết công ăn việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Theo số liệu điều tra mới nhất, hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có gần 2.000 doanh nghiệp nhưng chỉ có 13,4% doanh nghiệp hoạt động ở khu vực nông thôn. Trong khi đó nông thôn là địa bàn hết sức rộng lớn phù hợp cho đầu tư sản xuất đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ nhiều tiềm năng. Việc hình thành các doanh nghiệp kinh doanh nông, lâm nghiệp và thủy sản ở vùng nông thôn là góp phần đảm bảo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, nông thôn cũng rất cần những doanh nghiệp sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, những doanh nghiệp này có nhiệm vụ chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, làm ra các sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hoặc hoạt động xây dựng phục vụ đời sống cư dân nông thôn, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ là cần thiết cho sản xuất và đời sống ở nông thôn, đặc biệt là các doanh nghiệp khoa học công nghệ, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận chuyển hàng hoá... Vì vậy, nhà nước cần hỗ trợ vốn, khoa học kỹ thuật cho nông dân, doanh nghiệp nhận bao tiêu sản phẩm để người nông dân có thể yên tâm tự đứng ra lập các trang trại, các tổ sản xuất, hộ kinh doanh tạo sự liên kết chặt chẽ trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Để thu hút được sự tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho mục tiêu sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ở nông thôn, cần phải chú trọng đến các giải pháp mang tính bền vững. Theo chúng tôi, tỉnh cần quan tâm đến việc quy hoạch các ngành nghề và có định hướng cho việc thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp tại chỗ, giải quyết việc làm tại địa bàn dân cư, đảm bảo sự đồng bộ về ngành nghề giữa sản xuất và dịch vụ. Tạo nên một mạng lưới doanh nghiệp liên kết với nhau từ nông thôn đến thành thị và liên kết với các doanh nghiệp trong cả nước. Quan tâm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội ở nông thôn, trên cơ sở Nhà nước, nhân dân và doanh nghiệp cùng làm để tạo niềm tin cho doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn. Mặt khác cần phải nâng cao nhận thức của người dân thông qua công tác tuyên truyền, vận động đểmọi người dân hiểu rõ vai tròchủ thểcủa mình trong xây dựng nông thôn mới, tích cực tham gia liên kết cùng doanh nghiệp để mang lại sự thành công. TÂN NGUYÊN



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Không được thờ ơ với dịch cúm gia cầm

Không được thờ ơ với dịch cúm gia cầm
2012-03-04 08:45:56

(QT) - Sau gần hai năm vắng bóng, virus H5N1 “quay trở lại” đang đe dọa ngành chăn nuôi và cả sức khỏe người tiêu dùng. Tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có 12 tỉnh với 29...

Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ
2012-02-27 15:47:50

(QT) - “Chấn chỉnh tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đảng bộ; thực hiện nghiêm nguyên tắc tự phê...

Vừa ăn…vừa lo

Vừa ăn…vừa lo
2012-02-25 03:13:39

(QT) - Bạn tôi, người có thói quen ăn bữa sáng ở các quán ăn trên đường trước khi bắt đầu một ngày làm việc mới. Anh tự cho mình là người dễ tính nên điểm tâm món nào, chỗ nào...

Nghĩ về nghệ thuật marketing

Nghĩ về nghệ thuật marketing
2012-02-18 09:44:50

(QT) - Mùa xuân trên đường phố Đông Hà (Quảng Trị) luôn đông người tấp nập theo từng công việc khác nhau. Cư dân đô thị cũng đã ý thức rõ việc chấp hành luật lệ khi tham gia...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết